Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XII thảo luận chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh năm 2011

Chính trị - Ngày đăng : 09:21, 10/06/2010

Sáng 9/6, dưới sự điều khiển của Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự kiến Chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh năm 2011...

Sáng 9/6, dưới sự điều khiển của Phó Chủ tịch Quốc hội UôngChu Lưu, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự kiến Chương trình xây dựng Luật,Pháp lệnh năm 2011.

Trong dự kiến chương trình xây dựngluật, pháp lệnh năm 2011 của Quốc hội, các đại biểu quan tâm nhiều nhất đếnkhâu soạn thảo các dự thảo Luật. Đa số đại biểu cho rằng, tuy đã có nhiều cốgắng nhưng những dự thảo Luật trình Quốc hội vẫn chưa thực sự đáp ứng được yêucầu chuyên môn, nhiều dự thảo có chất lượng chưa cao.

Một số ý kiến cho rằng, sở dĩ cótình trạng khâu soạn thảo các dự án Luật còn sơ sài là do đội ngũ làm Luậtchuyên trách còn thiếu; chưa tham khảo kỹ hoặc chưa quan tâm đúng mức tới vaitrò cố vấn của các nhà khoa học, các chuyên gia khi soạn thảo dự án Luật. Tínhbình quân, mỗi kỳ họp của Quốc hội khoá XII mới chỉ ban hành được 8 đạo luật.

Về vấn đề này, đại biểu Ngô Đức Mạnh(Bình Phước) nêu ý kiến: Xây dựng Pháp luật là quá trình khó khăn, do trình độcủa cán bộ còn thiếu và yếu; vẫn còn diễn ra tình trạng nể nang, bị động củaban soạn thảo. Vì vậy, cần đề cao trách nhiệm hơn nữa của các cơ quan, nhất làcác ban soạn thảo để đảm bảo chất lượng của các dự thảo…

Tuy nhiên, đại biểu Trần Việt Hưng (HoàBình) lại cho rằng: Ban soạn thảo không có trách nhiệm xây dựng luật mà tráchnhiệm chính là của đại biểu Quốc hội. Đại biểu Quốc hội phải nâng cao tráchnhiệm hơn đối với việc đóng góp xây dựng luật và Ban soạn thảo nên gồm một độingũ soạn thảo pháp luật chuyên nghiệp và cần tăng cường thêm các đại biểuchuyên trách…

Ở một khía cạnh khác, đại biểu ChuSơn Hà (Hà Nội) cho rằng, Quốc hội cần có trách nhiệm hơn nữa khi thông qua xâydựng Luật Pháp lệnh.

Đồng tình với ý kiến này, đại biểuHồ Trọng Ngũ (Ninh Thuận) nêu ý kiến: Cần tính toán kỹ chương trình nghị quyếtvề sửa đổi Hiến pháp. Nhiều đạo luật mâu thuẫn với đạo luật hiện hành, làm chohiệu lực pháp luật thấp, các cơ quan không biết thực hiện như thế nào. Vì vậy,mỗi khi ban hành một điều luật nào, mỗi một đơn vị, cơ quan phải ghi rõ tráchnhiệm của từng cán bộ, lãnh đạo cho phê duyệt từng điều luật.

Đại biểu Trần Thế Vượng (Hải Dương)cho rằng, hiện nay vấn đề xây dựng pháp luật của Quốc hội chưa thực sự đầy đủ,giữa việc ban hành Luật và văn bản hướng dẫn vẫn còn những hạn chế. Văn bảnhướng dẫn Luật thường ban hành quá chậm khiến việc thực thi pháp luật ở cơ sởtrở nên khó khăn và nhiều hệ luỵ khác.

Đại biểu Trần Thế Vượng kiến nghị,việc ban hành văn bản hướng dẫn Luật cần được tiến hành nhanh hoặc trùng vớithời gian Luật bắt đầu có hiệu lực là tốt nhất.


*Dự thảo Luật Bảo vệ quyềnlợi người tiêu dùng: Chưa đủ mạnh để bảo vệ

Chiều 9/6, Quốc hội làm việc tại tổ,cho ý kiến về dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Nhiều ý kiến đại biểu cho rằng, sovới Pháp lệnh Bảo vệ người tiêu dùng, dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêudùng có nhiều nội dung, chế tài mới có thể bảo vệ người tiêu dùng tốt hơn. Tuynhiên, nhiều đại biểu cũng băn khoăn về sức mạnh của luật, khi màchính sách bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng quy định như trong dự thảo luật cònquá chung chung, vai trò, trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước, cơ quan phápluật, Hội Bảo vệ người tiêu dùng còn mờ nhạt.

Trong khi số vụ vi phạm quyền lợingười tiêu dùng ngày càng tăng cả về số lượng và mức độ, không chỉ gây thiệthại về tài sản mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí cả tính mạng của ngườitiêu dùng mà luật lại không đủ mạnh để bảo vệ thì người dân biết trông chờ vàođâu? Đại biểu Lê Quốc Dung (Thái Bình) kiến nghị, cần làm rõ trách nhiệm của cơquan quản lý Nhà nước trong việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, cơquan nào đại diện cho người tiêu dùng khởi kiện khi quyền lợi của ngườitiêu dùng bị xâm phạm.

Đại biểu Lê Quốc Dung cũng cho rằng,đáng ra, Hội Bảo vệ người tiêu dùng phải là cơ quan đóng vai trò tích cực giúpcho các cơ quan Nhà nước bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Tuy nhiên, trên thựctế cũng như quy định trong luật, vai trò của cơ quan này còn quá mờ nhạt. Đạibiểu cũng đề nghị, trong dự thảo luật cần có những quy định thể hiện sựquan tâm đặc biệt và tăng sức mạnh cho cơ quan này. Hội phải quy tụ đượcnhững người có tâm huyết, có năng lực làm việc và phải có sức mạnh về pháplý cũng như về tài chính. Ngoài quy định về hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước,cần quy định thêm việc có thể trích lại nguồn tiền đền bù từ giải quyết các vụvi phạm quyền lợi người tiêu dùng để Hội có điều kiện hoạt động.

Có ý kiến cho rằng, trong Dự thảoLuật cần quy định rõ quyền của người tiêu dùng, tránh tình trạng đề cập chungchung trong Pháp lệnh Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, qua đó tạo được cơ chếrõ ràng trong việc giải quyết tranh chấp khiếu nại mà người tiêu dùng đứng đơn.

Một số ý kiến khác đề nghị phải địnhrõ cơ chế để bảo vệ tốt hơn quyền lợi của người tiêu dùng, khi mà các vụvi phạm quyền lợi người tiêu dùng vẫn đang hàng ngày hàng giờ diễn ra theohướng gia tăng về số lượng lẫn mức độ.

Đại biểu Nguyễn Hữu Quang (Nghệ An)cho rằng, trong khi tăng cường các biện pháp nhằm bảo vệ người tiêu dùng, cũngcần phải bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân sản xuất kinhdoanh. Đặc biệt cần ngăn chặn việc lợi dụng việc bảo vệ quyền lợi người tiêudùng để xâm phạm quyền và lợi ích của Nhà nước và các tổ chức, cá nhân khác nhưđã từng xảy ra.

Ngày 10/6, Quốc hội bắt đầu hoạtđộng chất vấn tại kỳ họp này với thành viên đăng đàn đầu tiên của Chính phủ -Bộ trưởng Tài chính Vũ Văn Ninh. Đài Tiếng nói Việt Nam tường thuật trực tiếpcác phiên chất vấn./.


Q.S (TheoVOV News)