Cần quan tâm đến quyền lợi của nhân dân địa phương nơi có khoáng sản được khai thác
Chính trị - Ngày đăng : 15:53, 18/06/2010
Tôi đánh giá cao quá trình nghiên cứu, soạnthảo dự án Luật khoáng sản (sửa đổi) và Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế đãcho thấy sự cần thiết ban hành Luật khoáng sản (sửa đổi) làm cơ sở pháp lý quantrọng để ngành công nghiệp khai khoáng của nước ta phát triển, đồng thời tăng cườnghiệu lực quản lý nhà nước về khoáng sản, bảo đảm phát triển bền vững.
Tôi đồng tình với các đại biểu phát biểutrước tôi đã phân tích một cách sâu sắc những hạn chế, bất cập của chính sáchkhoáng sản hiện hành nhằm khắc phục, sửa đổi, đối chiếu với các quy định của Luậtkhoáng sản năm 1996 và sửa đổi, bổ sung một số điều của luật năm 2005, dự án Luậtkhoáng sản (sửa đổi) lần này tương đối đầy đủ, có nhiều quy định mới như hạn chếtình trạng khai thác khoáng sản tự phát, phân cấp thẩm quyền, lập quy hoạch, cấpphép, khai thác và sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên khoáng sản, phục hồi,tái tạo môi trường hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người dân nơicó khoáng sản v.v.
Một điều tôi rất quan tâm và rất mong đợiở dự luật này, đó là quyền lợi của nhân dân địa phương nơi có khoáng sản đượckhai thác. Nhiều đại biểu đã có ý kiến và phân tích rất sâu sắc trong vấn đềnày.
Tại Khoản 1 Điều 7 quy định: Tổ chức, cánhân được phép khai thác khoáng sản phải kết hợp yêu cầu hợp đồng khai thác vớiviệc xây dựng cơ sở hạ tầng, bảo vệ, phục hồi môi trường theo dự án đầu tư khaithác đã được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận ưu tiên sử dụng lao động địa phươngvào hoạt động khai thác khoáng sản và các dịch vụ khác có liên quan.
Kính thưa Quốc hội. Một điều được hy vọngvà chờ đợi nhiều là thu hút một số dự án đầu tư lớn vào các vùng nghèo để sử dụngmột lực lượng lao động ở địa phương, nông thôn, vùng sâu, vùng xa, các tỉnh miềnnúi. Các ý kiến phát biểu sáng hôm nay đều tập trung ở các tỉnh miền núi, mộtvùng giàu tài nguyên, khoáng sản nhiều nhất hiện nay ở đất nước ta. Tuy nhiên sựhy vọng đó trong thời gian qua chưa đạt được kết quả như mong muốn. Có nơi thìthất nghiệp và thiếu việc làm do đất nông nghiệp bị thu hồi thực hiện dự ánkhai thác khoáng sản. Vì thế tôi đề nghị cần phải có chế định cụ thể đối với sửdụng lao động địa phương để doanh nghiệp có kế hoạch cụ thể nhận người lao độngđịa phương đi đào tạo để sử dụng nguồn lao động có tay nghề phù hợp với công việc.Không nên quy định hai từ “ưu tiên” trong khoản này một cách chung chung đểdoanh nghiệp có trách nhiệm thực sự với người dân trong vùng thực hiện dự án.
Cũng tại điều này Khoản 3 quy định khuyếnkhích tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản, hỗ trợ đầu tư nâng cấp duy tu xâydựng cơ sở hạ tầng, hỗ trợ xây dựng các công trình phúc lợi cho nhân dân trên địabàn địa phương nơi có hoạt động khai thác khoáng sản. Khoản này tôi đề nghị cânnhắc hai từ “khuyến khích” bởi lẽ khuyến khích thì chỉ mang tính vận động khôngbắt buộc, chưa thấy được trách nhiệm của doanh nghiệp. Thực tế ở nơi nào cókhai thác khoáng sản thì cơ sở hạ tầng giao thông xuống cấp rất nhanh. Vì vậy,doanh nghiệp phải có trách nhiệm cụ thể đối với việc hỗ trợ đầu tư nâng cấp duytu xây dựng cơ sở hạ tầng. Mục tiêu quan trọng hơn là phải trả lại nguyên trạngbồi hoàn lại nơi khai thác khoáng sản.
Vấn đề cuối cùng đó là cần phải quy địnhtrong luật này tỷ lệ phần trăm phân chia nguồn thu cho địa phương, nhiều đại biểucũng đã có ý kiến về vấn đề này. Điều tiết nguồn thu từ hoạt động khai tháckhoáng sản để đầu tư trở lại cho địa phương nơi khai thác khoáng sản nhằm tạo điềukiện vùng có tài nguyên được hưởng lợi để địa phương dùng nguồn ngân sách nàychi cho việc bảo vệ môi trường rồi đầu tư phát triển ổn định đời sống nhân dân.Đây là một việc rất quan trọng trong dự luật này đề nghị Ban soạn thảo cũng nhưQuốc hội cần quan tâm để điều chỉnh cho luật phù hợp với tình hình thực tế hiệnnay.
(Trích bài của đồng chí ĐiểuK’ré, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XII,ngày 16-6 thảo luận về dự án Luật khoáng sản (sửa đổi)