Người của phong trào phụ nữ

Chính trị - Ngày đăng : 09:37, 25/08/2010

Là người trực tiếp lãnh đạo phong trào phụ nữ toàn tỉnh, chị Nguyễn Thị Nga, TUV, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh đã tiên phong trong việc sáng tạo ra nhiều mô hình mới giúp phụ nữ phát triển kinh tế gia đình...

Là người trực tiếp lãnh đạo phong tràophụ nữ toàn tỉnh, chị Nguyễn Thị Nga, TUV, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnhđã tiên phong trong việc sáng tạo ra nhiều mô hình mới giúp phụ nữ phát triểnkinh tế gia đình, vận động phụ nữ trong tỉnh tích cực học tập, lao động sángtạo, xây dựng gia đình hạnh phúc; làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh bằngnhiều hình thức như xây dựng mô hình “Hũ gạo tiết kiệm”, “Hũ gạo tình thương”,“Nuôi heo đất”… Từ đó đã gây dựng được niềm tin đối với các tầng lớp phụ nữtrong tỉnh.

Trước thực trạng nhiều gia đình phụ nữ,nhất là chị em đồng bào dân tộc thiểu số ở cơ sở vẫn còn loanh quanh trong cáivòng không vốn - thiếu hiểu biết – đông con - nghèo đói, với vị trí của mình, chịNga đã suy nghĩ nhiều giải pháp để phá cái vòng luẩn quẩn đó. Nhưng làm cáchnào là chuyện không dễ dàng bởi trình độ kiến thức của nhiều chị em vẫn cònthiếu hụt, cách nghĩ, cách làm của mỗi thành phần dân tộc lại khác nhau… ChịNga chia sẻ: “Quả thật rất khó nhưng cũng phải nghĩ ra cách mà làm thôi. Vớimỗi thành phần dân tộc, mỗi tầng lớp phụ nữ lại phải có cách vận động khácnhau. Không chỉ là “ba cùng” với đồng bào mà còn phải hiểu được tâm lý của từngdân tộc. Với phụ nữ là người đồng bào dân tộc thiểu số còn có những hạn chếnhất định, nên “lời nói phải đi đôi với việc làm”, để chị em nhìn thấy nhữngcái lợi thiết thực, trước mắt mặc dù là rất nhỏ thì họ mới tin, mới nghe và làmtheo. Cán bộ phụ nữ phải đến tận nơi cầm tay chỉ việc cho đến khi đạt kết quảmới thôi”. Có lẽ chính vì thế nên ngoài những việc bắt buộc phải có mặt ở cơquan, còn lại phần lớn thời gian chị đi xuống cơ sở lắng nghe những ý kiến,nguyện vọng của phụ nữ để tìm hướng đi đúng đắn, phù hợp, kịp thời. Song songviệc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, chị cùng ban lãnh đạo tỉnh hội chỉ đạo cáccấp hội, vừa tự bản thân đến từng nhà vận động chị em cán bộ hội viên thành lậpcác tổ nhóm tiết kiệm, giúp đỡ chị em phát triển kinh tế, sử dụng vốn vay cóhiệu quả. Từ năm 2007-2009, chị đã vận động thành lập được 179 tổ nhóm phụ nữtín dụng tiết kiệm có 3.580 thành viên tham gia với số tiền 4.141.420.000 đồng,giúp 4.975 chị có hoàn cảnh khó khăn phát triển kinh tế gia đình; vận độngquyên góp xây dựng, sửa chữa 56 ngôi nhà mái ấm tình thương cho phụ nữ nghèotại địa bàn 8 huyện, thị với số tiền 1.388.000.0000 đồng v.v.

Với vai trò, vị trí của mình, chị NguyễnThị Nga đã đầu tư nhiều công sức để nắm bắt tình hình, tìm hướng giải quyếtkhông chỉ giúp cho chị em phụ nữ vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thoátnghèo mà còn làm sao để chị em phụ nữ trong tỉnh biết cách vươn lên làm giàu.Chị đã không ngừng sáng tạo, học hỏi những mô hình hay, những kinh nghiệm tốt ởkhắp nơi trên cả nước để sáng tạo xây dựng các mô hình mới phù hợp với Đắk Nông.Đến năm 2010, chị đã xây dựng thành công 23 mô hình mới được triển khai sâurộng trong 71 cơ sở. Đặc biệt là mô hình trồng cây sầu riêng, mít nghệ, bắplai, lúa nước tại 4 huyện Chư Jút, Đắk Song, Đắk R’lấp và Krông Nô. Đồng thời,chị còn tranh thủ nguồn kinh phí từ các dự án quốc tế về Nâng cao năng lực chocán bộ cộng đồng và xây dựng các câu lạc bộ giúp phụ nữ phát triển kinh tế giađình… Các hoạt động này rất thiết thực và bổ ích, đã giúp được hàng ngàn cán bộcơ sở tham gia các khóa đào tạo nâng cao kiến thức và giúp cho nhiều phụ nữđược hưởng lợi từ dự án; nhiều chị đã thoát nghèo, vươn lên làm giàu từ nhữngđồng vốn vay ít ỏi của chương trình, dự án.

Bên cạnh việc giúp chị em phát triển kinhtế, chị cũng dành không ít thời gian cho công tác cán bộ nữ, bình đẳng giới,các hoạt động thúc đẩy sự tiến bộ của phụ nữ. Theo chị thì người phụ nữ có vaitrò rất lớn trong việc giữ gìn hạnh phúc gia đình. Họ không chỉ đồng thời làngười chủ gia đình mà còn là người giữ “tay hòm, chìa khóa” nên ấm no hay nghèođói cũng có một phần “đóng góp” của chị em. Xuất phát từ suy nghĩ ấy nên khitrở về nhà, chị tạm gác lại công việc để trở thành một người mẹ hiền, vợ đảmđang của gia đình. Chị tâm sự: “Lãnh đạo mà không gương mẫu thì làm sao lãnhđạo được chị em. Tất cả hội viên phụ nữ đang nhìn vào mình đấy thôi, họ đangxem những gì mình nói có đúng với những gì mình làm không, nói hay mà làm dởthì chưa chắc đã thuyết phục được con cái trong gia đình chứ đừng nói là lãnhđạo ai. Trước hết phải bắt đầu từ chính bản thân và gia đình mình đã. Gia đình mình màkhông ra gì thì nói chẳng ai nghe”.

Với những đóng góp của mình cho phongtrào phụ nữ, chị đã được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba,Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Bằng khen của Trung ương Hội LHPN Việt Nam…Tuy nhiên, đối với chị thì phần thưởng lớn nhất đó chính là sự tiến bộ vươn lênkhông ngừng của phụ nữ và một mái ấm gia đình bình yên, hạnh phúc.

Lê Thủy