Ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì đà tăng trưởng: Kinh tế Việt Nam năm 2010, triển vọng năm 2011

Chính trị - Ngày đăng : 15:55, 22/09/2010

Trong hai ngày 21 và 22/9, các đại biểu tham dự Hội thảo sẽ nghe các chuyên gia kinh tế, các nhà nghiên cứu kinh tế trình bày các vấn đề chung của kinh tế Việt Nam 2010 và năm 2011...

Trong hai ngày 21 và 22/9, các đại biểu tham dự Hội thảo sẽ nghe các chuyên gia kinh tế, các nhànghiên cứu kinh tế trình bày các vấn đề chung của kinh tế Việt Nam 2010 và năm2011 với các chuyên đề như: ổn định vĩ mô và duy trì tăng trưởng kinh tế; mộtsố vấn đề về điều hành kinh tế vĩ mô và tăng trưởng kinh tế Việt Nam hiện nay;Việt Nam: thập kỷ tới và xa hơn; thế giới, khu vực và Việt Nam: suy ngẫm và lựachọn chính sách thời kỳ hậu khủng hoảng; chính sách tài khoá và vấn đề nợ công;những điểm nhấn chủ yếu trong chính sách tiền tệ năm 2010 ở Việt Nam.

Các đại biểu cũng trao đổi, thảoluận về nhiều vấn đề theo ngành, theo từng lĩnh vực kinh tế như: thương mạiViệt Nam 2010 và vấn đề nhập siêu; tăng trưởng và ba mối quan hệ của ngành nôngnghiệp; cải cách, cơ cấu lại doanh nghiệp Nhà nước: vấn đề và giải pháp; thànhtựu, thách thức và yếu kém khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài. Hội thảo cũngdành thời gian để thảo luận về vấn đề an sinh xã hội ở Việt <_st13a_place w:st="on"><_st13a_country-region w:st="on">Nam và một số vấn đề nổi bật củabảo hiểm xã hội...

Theo PGS.TS. Trần Đình Thiên, ViệnKinh tế Việt Nam, dự báo tăng trưởng GDP ở Việt Nam có xu hướng tốt rõ rệt:tăng trưởng cao liên tục (quý III có thể đạt 7,18%), lạm phát được kiềm chế (8tháng 5,08%), nhưng tính bất ổn vĩ mô và khó dự đoán vẫn cao, chuyển động “cơcấu nội tại” ít... Ông cũng nêu lên những việc cần phải làm là: cải cách ngânsách nhà nước và đầu tư công; cải cách tập đoàn nhà nước, vị thế độc lập của Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Trung ương; côngnghiệp hỗ trợ; kinh tế vùng; cải cách tiền lương trong khu vực nhà nước; nângcao năng lực điều hành vĩ mô.

TSKH Võ Đại Lược nêu lên việc tồntại những nghịch lý về nền kinh tế vĩ mô cần được xem xét giải quyết như: lạmphát cao trong một thế giới lạm phát thấp hoặc giảm phát; lãi suất tiết kiệm vàcho vay cao hàng đầu thế giới; giá VND cao trong điều kiện tỷ giá gần như cốđịnh... Để xử lý những nghịch lý trên, ông cho rằng: trước hết cần phải xâydựng những nền tảng cơ bản cho sự điều chỉnh kinh tế của Nhà nước. Hai vấn đềcơ bản mà Nhà nước phải luôn luôn nắm vững trong điều hành kinh tế vĩ mô làtăng trưởng hợp lý và kiểm soát lạm phát.

Bà Keiko Kubota, Quyền kinh tếtrưởng Ngân hàng Thế giới nhận định: Việt Nam đã trở thành quốc gia có mức thunhập trung bình (hiện là 1.100 USD) nhờ vào sự tăng trưởng vượt bậc nhưng đàtăng trưởng dựa trên công cuộc Đổi mới đang mất dần động lực và xuất hiện tháchthức về quản lý mới, nghèo đói và bất bình đẳng. Bà đã nêu lên bẫy thu nhậptrung bình và cho rằng Việt <_st13a_place w:st="on"><_st13a_country-region w:st="on">Namvẫn có khả năng cạnh tranh quốc tế cao, chưa rơi vào bẫy. Trong chiến lược củaViệt <_st13a_place w:st="on"><_st13a_country-region w:st="on">Nam, tăng trưởng nên phụ thuộc vào khu vực tư nhân, cần có sự đổi mới, loại bỏnhững nút thắt về hạ tầng và logistics, ngăn chặn bong bóng bất động sản. Ưutiên hàng đầu là tránh khủng hoảng, hỗ trợ năng suất (nguồn nhân lực, đô thịhoá và cơ sở hạ tầng, cải thiện việc điều hành và hiện đại hoá các thiết chế.

Q.S (Theo TTXVN)