Nghiên cứu - trao đổi: Một số vấn đề trong đổi mới công tác tư tưởng, lý luận

Chính trị - Ngày đăng : 08:29, 23/02/2011

Với tính cách là một hình thức, dạng thái của ý thức xã hội và đời sống tinh thần xã hội nói chung, hệ tư tưởng - lý luận cũng như công tác tư tưởng, lý luận của đảng cộng sản phải luôn được soi xét, kiểm nghiệm dựa trên những đặc điểm, tính khuynh hướng, tính quy luật của ý thức xã hội, đời sống tinh thần xã hội...

Với tính cách là một hình thức, dạng thái của ý thứcxã hội và đời sống tinh thần xã hội nói chung, hệ tư tưởng - lý luận cũng nhưcông tác tư tưởng, lý luận của đảng cộng sản phải luôn được soi xét, kiểmnghiệm dựa trên những đặc điểm, tính khuynh hướng, tính quy luật của ý thức xãhội, đời sống tinh thần xã hội. Làm như vậy là để xem tư tưởng, lý luận và côngtác tư tưởng, lý luận của đảng có theo kịp hoặc bị lạc hậu, bị vượt qua bởi sựvận động, phát triển của tồn tại xã hội, của đời sống hiện thực hay không; cóbị những tư tưởng, quan điểm lý luận trước đó đã trở nên cũ kỹ và những nội dung,phương thức công tác tư tưởng, lý luận không còn thích hợp níu kéo, làm chogiáo điều hóa, xơ cứng hóa hay không; có thường xuyên đổi mới và có nhiều yếutố, nội dung mang tính chất đột phá, vượt trước nhằm dẫn dắt, định hướng chothực tiễn xã hội vận động, phát triển theo hay không, nhất là trong công tácnghiên cứu, phát triển lý luận.

Đó cũng là quan điểm mang tính nguyên tắc chung nhất,thể hiện tư tưởng mác-xít trong giải quyết mối quan hệ giữa lý luận và thựctiễn, giữa đổi mới công tác tư tưởng, lý luận và nhu cầu thường xuyên đổi mớicủa thực tiễn xã hội, mà nếu như xa rời nó, công tác tư tưởng, lý luận của đảngcộng sản cầm quyền rất dễ bị chệch hướng hoặc rơi vào thế bị động, lúng túng.

Trên cơ sở quan điểm mang tính nguyên tắc chung nhấtnhư đã nêu trên, tư tưởng của Đảng ta về quan điểm chỉ đạo đối với công tác tưtưởng, lý luận trong thời kỳ đổi mới, và nhất là xuất phát từ nhu cầu đổi mớicông tác tư tưởng, lý luận trong tình hình hiện nay, chúng tôi xin đề xuất mộtsố vấn đề có tính nguyên tắc trong đổi mới công tác tư tưởng, lý luận, ở mức độtương đối cụ thể, như sau:

Thứ nhất, đổi mới công tác tư tưởng, lý luậncần chủ động, tích cực hơn nữa trong nắm bắt, phản ánh thực tiễn đất nước, tìnhhình quốc tế, đặc điểm thời đại; tăng cường “nói đi đôi với làm”, “xây” đi đôivới “chống”; lấy việc giáo dục, thuyết phục và nêu gương làm trọng trong tổchức thực hiện.

Thứ hai, đổi mới công tác tư tưởng, lý luậncần kế thừa và phát huy những cơ sở, tiền đề tư tưởng, lý luận đúng đắn, cũngnhư những bài học kinh nghiệm đã có trong điều kiện mới.

Việc đổi mới công tác tư tưởng, lý luận được thựchiện trước bối cảnh quốc tế và trong nước có chuyển biến, thay đổi nhanh chóngvà phức tạp. Bởi vậy, một mặt, phải nắm vững nguyên tắc “đổi mới mà không đổimàu”, nghĩa là phải kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh,những bài học kinh nghiệm trong công tác tư tưởng, lý luận của Đảng để ứng phóvới tình hình thế giới có những chuyển biến mau lẹ và tình hình trong nước cónhững thay đổi nhanh chóng.

Trong bất kỳ điều kiện, hoàn cảnh mới nào, Đảng cũngphải thực sự là người đại diện cho trí tuệ của dân tộc để lãnh đạo công cuộcxây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Bởi thế, đổi mới công tác tư tưởng, lý luận củaĐảng đặt ra một yêu cầu có tính cấp bách là, trên cơ sở kế thừa, phát huy hệthống quan điểm, lý luận đã có, không ngừng đổi mới tư duy lý luận, xây dựng,phát triển hệ thống quan điểm, lý luận mới trong điều kiện phát triển kinh tếthị trường, phát triển kinh tế tri thức, có đủ khả năng giải quyết nhiều vấn đềquan trọng, cấp thiết do thực tiễn đặt ra, đồng thời định hướng và thích ứngkịp thời nhu cầu, nguyện vọng cũng như tư tưởng, thái độ của mọi thành viêntrong xã hội.

Thứ ba, đổi mới công tác tư tưởng, lý luậnnhằm góp phần hoàn thiện lý luận về xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam và tổ chứcthực hiện có hiệu quả đường lối, chủ trương của Đảng.

Việc đổi mới công tác tư tưởng, lý luận là để côngtác này giữ vững được vị trí tiên phong trong việc góp phần đề ra đường lối,chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; tiên phong trong việc tuyêntruyền, phổ biến và đưa nghị quyết, đường lối, chủ trương, chính sách vào cuộcsống. Đồng thời, đó còn là việc thông qua thực tế để kiểm tra xem đường lối,chủ trương và chính sách có thực sự phù hợp với thực tế không, có gì cần phảisửa đổi, bổ sung và phát triển không. Tính tiên phong của công tác tư tưởng, lýluận sẽ không chỉ góp phần rất quan trọng đối với việc bổ sung, phát triển chủtrương, đường lối của Đảng về công tác tư tưởng, lý luận, mà còn góp phần trựctiếp vào việc hoạch định chiến lược của Đảng về công tác tư tưởng, lý luậntrong tình hình mới.

Thứ tư, đổi mới công tác tư tưởng, lý luậnnhằm tăng cường tính khoa học, hiệu quả, thiết thực cho công tác tư tưởng, lýluận.

 Việc đổi mới công táctư tưởng, lý luận là nhằm tăng cường tính hiệu quả, thiết thực cho công tác tưtưởng, lý luận. Đồng thời, công tác tư tưởng, lý luận cần hướng tới khối đôngđảo quần chúng, làm lay động được nhận thức và tình cảm của hàng triệu người,cổ vũ các tầng lớp nhân dân ra sức học tập, quán triệt, tin tưởng ở đường lối,chủ trương, chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước; từ đó, phấn khởi, nhiệttình lao động sản xuất, đưa đất nước phát triển nhanh, bền vững. Muốn vậy, côngtác tư tưởng phải coi trọng tính khoa học, tính chân lý, tính lô-gíc cũng nhưsự phù hợp, thích ứng trong đổi mới nội dung tuyên truyền, giáo dục; đồng thời,phải coi trọng đổi mới phương thức, phương pháp tuyên truyền, giáo dục, bởi sởthích của mọi đối tượng đều dễ thay đổi, mọi cách thể hiện theo công thức cứngnhắc đều có thể trở nên nhàm chán.

Thứ năm, đổi mới công tác tư tưởng, lý luậngắn với việc giải quyết có hiệu quả những vấn đề cấp thiết, bức xúc trong đờisống xã hội.

 Trong công tác lý luận, cần kịp thời xây dựng, hoànthiện khung lý thuyết và hệ thống luận chứng mới, có đầy đủ cơ sở khoa học, đểgiải quyết những vấn đề cấp thiết, bức xúc do thực tế cuộc sống đặt ra. Còntrong công tác tư tưởng, cần tích cực tuyên truyền, giáo dục các tầng lớp xãhội hăng hái tham gia giải quyết các nhiệm vụ trọng tâm, liên quan trực tiếpđến nhu cầu thiết yếu của đông đảo các thành viên trong xã hội. Trước mắt, cầngắn công tác tư tưởng với việc đẩy mạnh cải cách hành chính, tích cực phòng,chống tham nhũng; với việc giải quyết kịp thời, có hiệu quả những mâu thuẫn,bức xúc trong nhân dân; với đẩy mạnh cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựngđời sống văn hóa”; với các phong trào thi đua yêu nước, xóa đói, giảm nghèo vàtừ thiện; với tăng cường thực hiện dân chủ, công khai hóa trong mọi lĩnh vựccủa đời sống xã hội...

 Theo TCCS