Nghị quyết của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội

Chính trị - Ngày đăng : 10:44, 25/02/2011

Ngày 24-2, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 11/NQ-CP về các nhóm giải pháp chủ yếu để thực hiện nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách hiện nay là kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội. Báo Đắk Nông điện tử trân trọng giới thiệu toàn văn Nghị quyết...

Ngày 24-2, Chính phủ đã ban hànhNghị quyết số 11/NQ-CP về các nhóm giải pháp chủ yếu để thực hiện nhiệm vụtrọng tâm, cấp bách hiện nay là kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảođảm an sinh xã hội. Báo Đắk Nông điện tử trân trọng giới thiệu toàn văn Nghị quyết.

Thực hiện các Nghị quyết của Quốchội, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 09 tháng 01 năm 2011 vềnhững giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinhtế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2011. Tuy nhiên, tình hình kinhtế thế giới hiện diễn biến phức tạp, lạm phát tăng, giá dầu thô, giá nguyên vậtliệu cơ bản đầu vào của sản xuất, giá lương thực, thực phẩm trên thị trường thếgiới tiếp tục xu hướng tăng cao . Trong nước, thiên tai, thời tiết tác động bấtlợi đến sản xuất và đời sống; một số mặt hàng là đầu vào quan trọng của sảnxuất như điện, xăng dầu vẫn chưa thực hiện đầy đủ theo cơ chế giá thị trườngbuộc phải điều chỉnh tăng; mặt khác, chúng ta phải nới lỏng chính sách tiền tệ,tài khóa để ngăn chặn suy giảm, duy trì tăng trưởng kinh tế trong thời gian qua. Tình hình trên đây đã làm giá cả tăng cao, tăng nguy cơ mất ổn định kinh tếvĩ mô của nước ta. Vì vậy, tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô ,bảo đảm an sinh xã hội là mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm , cấp bách hiệnnay. 


Để thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinhxã hội, Chính phủ yêu cầu các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quanthuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trungương, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc các tậpđoàn kinh tế, tổng công ty, doanh nghiệp nhà nước tập trung chỉ đạo, thực hiệnmột số giải pháp chủ yếu sau đây: 


1. Thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng 


Ngân hàng Nhà nước Việt Namchủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan, địa phương: 


a)
Thực hiện chínhsách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng, phối hợp hài hòa giữa chính sách tiền tệ vàchính sách tài khóa để kiềm chế lạm phát; điều hành và kiểm soát để bảo đảm tốcđộ tăng trưởng tín dụng năm 2011 dưới 20%, tổng phương tiện thanh toán khoảng15 - 16%; tập trung ưu tiên vốn tín dụng phục vụ phát triển sản xuất kinhdoanh, nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏvà vừa; giảm tốc độ và tỷ trọng vay vốn tín dụng của khu vực phi sản xuất, nhấtlà lĩnh vực bất động sản, chứng khoán . 


b)
Điều hành chủđộng, linh hoạt, hiệu quả các công cụ chính sách tiền tệ, nhất là các loại lãisuất và lượng tiền cung ứng để bảo đảm kiềm chế lạm phát. 


c)
Điều hành tỷ giávà thị trường ngoại hối linh hoạt, phù hợp với diễn biến thị trường. Tăng cườngquản lý ngoại hối, thực hiện các biện pháp cần thiết để các tổ chức, cá nhân,trước hết là các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty Nhà nước bán ngoại tệ cho ngânhàng khi có nguồn thu và được mua khi có nhu cầu hợp lý, bảo đảm thanh khoảnngoại tệ, bình ổn tỷ giá, đáp ứng yêu cầu ổn định, phát triển sản xuất kinhdoanh và tăng dự trữ ngoại hối. 


d)
Kiểm soát chặtchẽ hoạt động kinh doanh vàng; trong quý II năm 2011 trình Chính phủ ban hànhNghị định về quản lý hoạt động kinh doanh vàng theo hướng tập trung đầu mốinhập khẩu vàng, tiến tới xóa bỏ việc kinh doanh vàng miếng trên thị trường tựdo; ngăn chặn hiệu quả các hoạt động buôn lậu vàng qua biên giới. 



đ)
Phối hợp chặt chẽ với Bộ Công an, Bộ Công thương, Ủy ban nhân dân cáctỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan chức năng kiểm tra, giámsát việc tuân thủ các quy định về thu đổi ngoại tệ, kinh doanh vàng. Ban hànhquy định và chế tài xử lý vi phạm, kể cả việc đình chỉ, rút giấy phép hoạtđộng, thu tài sản; quy định khen, thưởng đối với việc phát hiện các hành vi vi phạmhoạt động thu đổi, mua bán ngoại tệ, vàng. Xử lý nghiêm theo pháp luật đối vớihành vi cố tình vi phạm. 


2. Thực hiện chính sách tài khóa thắt chặt, cắt giảm đầu tư công, giảm bội chingân sách nhà nước 


a)
Bộ Tài chính chủtrì, phối hợp với các Bộ, cơ quan, địa phương: 


- Chỉ đạo phấn đấu tăng thu ngân sách nhà nước 7-8% so với dự toán ngân sáchnăm 2011 đã được Quốc hội thông qua. Tăng cường kiểm tra, giám sát trong quảnlý thu thuế, chống thất thu thuế; tập trung xử lý các khoản nợ đọng thuế; triểnk hai các biện pháp cưỡng chế nợ thuế để thu hồi nợ đọng và hạn chế phát sinhsố nợ thuế mới.


- Các Bộ, cơ quan, địa phương chủ động sắp xếp lại các nhiệm vụ chi để tiếtkiệm thêm 10% chi thường xuyên của 9 tháng còn lại trong dự toán năm 2011(không bao gồm tiền lương và các khoản có tính chất lương, chi chế độ chínhsách cho con người và tiết kiệm 10% chi thường xuyên để tạo nguồn cải cách tiềnlương theo kế hoạch đầu năm). Các Bộ, cơ quan, địa phương tự xác định cụ thể sốtiết kiệm, gửi Bộ Tài chính để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trongtháng 3 năm 2011. Số tiết kiệm thêm 10% này các Bộ, cơ quan, địa phương tự quảnlý; từ quý III năm 2011 sẽ xem xét, bố trí cho các nhiệm vụ cấp bách phát sinhngoài dự toán hoặc chuyển về ngân sách Trung ương theo hướng dẫn của Bộ Tàichính. Tạm dừng trang bị mới xe ô-tô, điều hòa nhiệt độ, thiết bị văn phòng;giảm tối đa chi phí điện, nước, điện thoại, văn phòng phẩm, xăng dầu,... ;không bố trí kinh phí cho các việc chưa thật sự cấp bách . Người đứng đầu các cơquan, đơn vị, địa phương, tổ chức sử dụng ngân sách nhà nước chịu trách nhiệmtiết giảm tối đa chi phí hội nghị, hội thảo, tổng kết, sơ kết , đi công táctrong và ngoài nước ... Không bổ sung ngân sách ngoài dự toán, trừ các trườnghợp thực hiện theo chính sách, chế độ, phòng chống, khắc phục hậu quả thiêntai, dịch bệnh do Thủ tướng Chính phủ quyết định. Xử lý nghiêm, kịp thời, côngkhai những sai phạm. 


- Giảm bội chi ngân sách nhà nước năm 2011 xuống dưới 5% GDP. Giám sát chặt chẽviệc vay, trả nợ nước ngoài của các doanh nghiệp, nhất là vay ngắn hạn. Thựchiện rà soát nợ Chính phủ, nợ quốc gia, hạn chế nợ dự phòng, không mở rộng đốitượng phạm vi bảo lãnh của Chính phủ. Bảo đảm dư nợ Chính phủ, dư nợ công, dưnợ nước ngoài trong giới hạn an toàn và an toàn tài chính quốc gia. 


b)
Bộ Kế hoạch vàĐầu tư chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan, địa phương: 


- Không ứng trước vốn ngân sách nhà nước, trái phiếu Chính phủ năm 2012 cho cácdự án, trừ các dự án phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai cấp bách . 


- Không kéo dài thời gian thực hiện các khoản vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước,trái phiếu Chính phủ kế hoạch năm 2011, thu hồi về ngân sách Trung ương cáckhoản này để bổ sung vốn cho các công trình, dự án hoàn thành trong năm2011. 


- Thành lập các đoàn kiểm tra, rà soát toàn bộ các công trình, dự án đầu tư từnguồn vốn ngân sách nhà nước , trái phiếu Chính phủ đã được bố trí vốn năm2011, xác định cụ thể các công trình, dự án cần ngừng, đình hoãn, giãn tiến độthực hiện trong năm 2011; thu hồi hoặc điều chuyển các khoản đã bố trí nhưngchưa cấp bách, không đúng mục tiêu, báo cáo và đề xuất với Thủ tướng Chính phủbiện pháp xử lý trong tháng 3 năm 2011.


- Kiểm tra, rà soát lại đầu tư của các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước,doanh nghiệp Nhà nước, kiến nghị Thủ tướng Chính phủ các biện pháp xử lý, loạibỏ các dự án đầu tư kém hiệu quả, đầu tư dàn trải, kể cả các dự án đầu tư ranước ngoài.


c)
Ngân hàng Pháttriển Việt Namgiảm tối thiểu 10% kế hoạch tín dụng đầu tư từ nguồn vốn tín dụng nhànước. 


d)
Các Bộ, cơ quan,địa phương : 


- Chưa khởi công các công trình, dự án mới sử dụng vốn ngân sách nhà nước vàtrái phiếu Chính phủ, trừ các dự án phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên taicấp bách và các dự án trọng điểm quốc gia và các dự án được đầu tư từ nguồn vốnhỗ trợ phát triển chính thức (ODA). Rà soát, cắt giảm, sắp xếp lại để điềuchuyển vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, trái phiếu Chính phủ năm 2011 trongphạm vi quản lý để tập trung vốn đẩy nhanh tiến độ các công trình, dự án quan trọng,cấp bách, hoàn thành trong năm 2011. 


- Báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 4 năm 2011 danh mục các dự án cắtgiảm đầu tư sử dụng vốn ngân sách nhà nước, trái phiếu Chính phủ, danh mục cácdự án cắt giảm đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước trong phạm vi quản lý, đồnggửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp, báo cáo Chính phủ trong phiên họp thườngkỳ tháng 5 năm 2011. 


đ)
Các tập đoànkinh tế, tổng công ty nhà nước rà soát, cắt giảm, sắp xếp lại các dự án đầu tư,tập trung vào lĩnh vực sản xuất, kinh doanh chính, báo cáo Thủ tướng Chính phủtrong tháng 4 năm 2011 danh mục các dự án cắt giảm đầu tư, đồng gửi Bộ Kế hoạchvà Đầu tư để tổng hợp, báo cáo Chính phủ trong phiên họp thường kỳ tháng 5 năm2011. 


3. Thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, khuyến khích xuất khẩu, kiềm chế nhập siêu,sử dụng tiết kiệm năng lượng 


a)
Bộ Công Thươngchủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan, địa phương: 


- Trong quý II năm 2011, ban hành và thực hiện quy định về điều tiết cân đốicung - cầu đối với từng mặt hàng thiết yếu, bảo đảm kết hợp hợp lý, gắn sảnxuất trong nước với điều hành xuất , nhập khẩu; tiếp tục chỉ đạo, kịp thời tháogỡ các khó khăn, vướng mắc trong sản xuất, kinh doanh để đẩy mạnh sản xuất hànghóa, cung ứng dịch vụ; chỉ đạo điều hành xuất khẩu gạo bảo đảm hiệu quả, ổnđịnh giá lương thực trong nước, phối hợp với Bộ Tài chính trong việc điều hànhdự trữ quốc gia để bảo đảm an ninh lương thực; thường xuyên theo dõi sát diễnbiến thị trường trong nước và quốc tế để kịp thời có biện pháp điều tiết, bìnhổn thị trường, nhất là các mặt hàng thiết yếu. Chủ động có biện pháp chống đầucơ, nâng giá. 


- Xây dựng kế hoạch điều hành xuất, nhập khẩu, phấn đấu bảo đảm nhập siêu khôngquá 16% tổng kim ngạch xuất khẩu. Xây dựng quy trình, nguyên tắc kiểm soát nhậpkhẩu hàng hóa, vật tư, thiết bị của các dự án đầu tư bằng nguồn vốn ngân sáchnhà nước, vốn trái phiếu Chính phủ, vốn do Chính phủ bảo lãnh, vốn đầu tư củadoanh nghiệp Nhà nước; phối hợp với Bộ Tài chính kiểm tra, giám sát bảo đảmthực hiện nghiêm Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về việc sử dụng hàng hóa, vậttư, thiết bị sản xuất trong nước, nhất là các dự án sử dụng máy móc, thiết bị,vật liệu nhập khẩu; chủ động áp dụng các biện pháp phù hợp kiểm soát nhập khẩuhàng tiêu dùng, hạn chế nhập siêu. 

- Chỉ đạo Tập đoàn Điện lực ViệtNam, các công ty thành viên có kế hoạch huy động tối đa công suất các nhà máyđiện để đáp ứng nhu cầu phụ tải điện trong mùa khô, ưu tiên bảo đảm điện chosản xuất; phối hợp với Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trungương chỉ đạo việc sử dụng điện tiết kiệm, phân bổ hợp lý để bảo đảm đáp ứng chocác nhu cầu thiết yếu của sản xuất và đời sống. 


b)
Bộ Tài chính chủtrì, phối hợp với các Bộ, cơ quan, địa phương:


- Chủ động áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý về thuế, phí để điều tiếtlợi nhuận do kinh doanh xuất khẩu một số mặt hàng như thép, xi măng… thu đượctừ việc được sử dụng một số yếu tố đầu vào giá hiện còn thấp hơn giá thịtrường. 


- Xem xét, miễn, giảm thuế, gia hạn thời gian nộp thuế nguyên liệu đầu vào nhậpkhẩu phục vụ sản xuất xuất khẩu đối với những ngành hàng trong nước còn thiếunguyên liệu như dệt may, da giầy, thủy sản, hạt điều, gỗ, dược phẩm,…; tiếp tụcthực hiện tạm hoàn thuế giá trị gia tăng đầu vào đối với hàng hóa thực xuấtkhẩu trong năm 2011. 


- Kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc kê khai, áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu ưuđãi đặc biệt theo cam kết tại các thỏa thuận thương mại tự do, các chính sáchưu đãi về thuế tại các khu phi thuế quan theo đúng quy định. Rà soát để giảmthuế đối với các mặt hàng là nguyên liệu đầu vào của sản xuất mà trong nướcchưa sản xuất được; nghiên cứu tăng thuế xuất khẩu lên mức phù hợp đối với cácmặt hàng không khuyến khích xuất khẩu, tài nguyên, nguyên liệu thô. 


c)
Ngân hàng Nhànước Việt Nambảo đảm ngoại tệ để nhập khẩu hàng hóa thiết yếu mà sản xuất trong nước chưađáp ứng; hạn chế cho vay nhập khẩu hàng hóa thuộc diện không khuyến khích nhậpkhẩu theo danh mục do Bộ Công thương ban hành. 


d)
Bộ Nông nghiệpvà Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan, địa phương tậptrung chỉ đạo thực hiện các biện pháp hỗ trợ, khuyến khích phát triển sản xuấtnông nghiệp, nông thôn, tăng xuất khẩu, tạo việc làm, thu nhập cho người laođộng, bảo đảm an ninh lương thực. 


đ)
Ủy ban nhân dâncác tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, nhất là thành phố Hà Nội, thành phốHồ Chí Minh, căn cứ tình hình sản xuất, tiêu dùng tại địa phương, chỉ đạo sảnxuất, dự trữ, lưu thông, phân phối hàng hóa thông suốt, trước hết là các hànghóa thiết yếu như lương thực, thực phẩm, xăng dầu,...; tăng cường quản lý giá,bình ổn giá trên địa bàn. 


e)
Các tập đoànkinh tế, tổng công ty, doanh nghiệp nhà nước kiểm soát chặt chẽ chi phí sảnxuất, đổi mới quản trị doanh nghiệp để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh,bảo đảm giá sản phẩm hàng hóa, dịch vụ ở mức hợp lý; tiếp tục đẩy mạnh cổ phầnhóa, tái cơ cấu; tập trung vốn cho ngành nghề sản xuất kinh doanh chính. 


g)
Các Bộ, cơ quan,địa phương tổ chức, hướng dẫn, chỉ đạo triển khai quyết liệt, tăng cường kiểmtra, giám sát tình hình thực hiện các quy định về tiết kiệm, chống lãng phí;xây dựng và thực hiện chương trình tiết kiệm điện, phấn đấu tiết kiệm sử dụngđiện 10% theo Nghị quyết số 02/NQ-CP của Chính phủ; đồng thời, áp dụng các biệnpháp cần thiết và phù hợp để khuyến khích, khuyến cáo các doanh nghiệp, nhândân sử dụng tiết kiệm năng lượng (điện, xăng dầu), sử dụng các công nghệ cao,công nghệ xanh, sạch, công nghệ tiết kiệm điện. 


4. Điều chỉnh giá điện, xăng dầu gắn với hỗ trợ hộ nghèo 


a)
Tiếp tục thựchiện lộ trình điều hành giá xăng dầu, điện theo cơ chế thị trường. 


- Bộ Tài chính chủ động điều hành linh hoạt giá xăng dầu theo đúng quy định tạiNghị định số 84/2009/NĐ-CP ngày 15 tháng 9 năm 2009 của Chính phủ về kinh doanhxăng dầu, bảo đảm giá xăng dầu trong nước bám sát giá xăng dầu thế giới. 


- Trong năm 2011 thực hiện điều chỉnh một bước giá điện; Bộ Công thương hoànthiện, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành trong quý I năm 2011 cơ chế điều hànhgiá điện theo cơ chế thị trường. 


b)
Nhà nước cóchính sách hỗ trợ hộ nghèo sau khi điều chỉnh giá điện. 


5. Tăng cường bảo đảm an sinh xã hội 


a)
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan, địa phương: 

- Thực hiện đồng bộ các chính sách an sinh xã hội theo các chương trình, dự án,kế hoạch đã được phê duyệt; đẩy mạnh thực hiện các giải pháp bảo đảm an sinh xãhội theo Nghị quyết số 02/NQ-CP của Chính phủ. 


- Tập trung chỉ đạo hỗ trợ giảm nghèo tại các địa phương, nhất là tại các xã,thôn, bản đặc biệt khó khăn; hỗ trợ các hộ nghèo, địa phương nghèo xuất khẩulao động; cho vay học sinh, sinh viên,.... 


- Chỉ đạo các cơ quan, địa phương triển khai thực hiện đầy đủ, kịp thời, đúngđối tượng các quy định hỗ trợ đối tượng chính sách, người có công, người cóhoàn cảnh đặc biệt khó khăn (già yếu cô đơn, không nơi nương tựa,...) 


b)
Bộ Tài chính chủtrì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các Bộ, cơ quan, địa phương bố tríkinh phí để thực hiện các chính sách an sinh xã hội theo chuẩn nghèo mới. 


c)
Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Công Thương và cácBộ, cơ quan, địa phương chỉ đạo việc triển khai thực hiện quy định về hỗ trợ hộnghèo khi giá điện được điều chỉnh. 


6. Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền 


a)
Bộ Thông tin vàTruyền thông chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, các cơ quan chủquản thông tin, truyền thông, báo chí: 


- Chỉ đạo các cơ quan thông tin, truyền thông, báo chí bám sát các chủ trương,chính sách của Đảng và Nhà nước và nội dung của Nghị quyết này thông tin, tuyêntruyền đầy đủ, kịp thời, nhất là các nội dung thuộc lĩnh vực tài chính, tiềntệ, giá cả, các chính sách an sinh xã hội, chính sách hỗ trợ hộ nghèo trực tiếpchịu tác động của việc thực hiện điều chỉnh giá điện để nhân dân hiểu, đồngthuận. 


- Xử lý nghiêm, kịp thời theo thẩm quyền các hành vi đưa tin sai sự thật, khôngđúng định hướng của Đảng và Nhà nước về việc thực hiện chủ trương kiềm chế lạmphát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội.


b)
Các Bộ, cơ quan,ban ngành Trung ương và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trungương chỉ đạo và chủ động cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời, côngkhai, minh bạch cho báo chí, nhất là những vấn đề mà dư luận quan tâm. 


7. Tổ chức thực hiện 


a)
Các Bộ, cơ quanngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trựcthuộc Trung ương chủ động triển khai thực hiện nghiêm túc, triệt để các nộidung quy định tại Nghị quyết này; định kỳ hàng tháng, hàng quý, kiểm điểm tìnhhình thực hiện Nghị quyết số 02/NQ-CP và Nghị quyết này, báo cáo Thủ tướngChính phủ, đồng gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp, báo cáo Chính phủ tạiphiên họp thường kỳ hàng tháng. 


b)
Bộ Kế hoạch vàĐầu tư: 


- Theo dõi tình hình và kết quả triển khai Nghị quyết của các Bộ, cơ quan, địaphương; tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ tại giao ban 15 ngày hàng thángcủa Thường trực Chính phủ. 


- Trình Thủ tướng Chính phủ để báo cáo Quốc hội trong tháng 3 năm 2011 về cácgiải pháp tổng thể, toàn diện phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm ổn định kinhtế vĩ mô. 


c)
Đề nghị Ủy banTrung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp với các Bộ, cơ quan, địa phươngvà các tổ chức thành viên chỉ đạo các cấp hội tổ chức tốt công tác thông tin,tuyên truyền, vận động để cộng đồng doanh nghiệp, nhân dân nhận thức đúng, hiểurõ, tham gia tích cực, thiết thực, tạo đồng thuận cao trong việc triển khaithực hiện Nghị quyết. Các hội, hiệp hội ngành nghề tổ chức để cộng đồng doanhnghiệp tích cực thực hiện các chủ trương , cơ chế, chính sách của Đảng và Nhànước, các nội dung của Nghị quyết. 


d)
Bộ trưởng, Thủtrưởng cơ quan Trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trựcthuộc Trung ương, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Tổng giámđốc các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, trong phạm vi chức năng, nhiệmvụ được giao, chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về việctriển khai thực hiện các nội dung của Nghị quyết này.


Thực hiện được mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm ansinh xã hội trong điều kiện có nhiều khó khăn, nhưng sau 25 năm đổi mới, tiềmlực của đất nước ta đã được tăng cường, chính trị, xã hội ổn định; dưới sự lãnhđạo của Đảng, với quyết tâm của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận, nỗ lựccủa tất cả các ngành, các cấp, cộng đồng doanh nghiệp, nhân dân, chúng ta tintưởng rằng mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinhxã hội sẽ thực hiện được.

Q.S (th)