Đại biểu Quốc hội thảo luận các vấn đề kinh tế-xã hội

Chính trị - Ngày đăng : 15:56, 27/03/2011

Sáng 26/3, các đại biểu làm việc tại Hội trường, thảo luận về Báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, ngân sách nhà nước năm 2010; việc triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2011.

Sáng 26/3, các đại biểu làm việc tại Hội trường, thảo luận về Báo cáođánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, ngânsách nhà nước năm 2010; việc triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinhtế-xã hội, ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2011.

Chủ trì phiên thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên đề nghị các đạibiểu Quốc hội tập trung thảo luận vào 3 nhóm vấn đề chủ yếu. Đó là những vấn đềđặt ra trong việc xác định phương hướng, mục tiêu, chỉ tiêu, các giải pháp vàtrong tổ chức chỉ đạo thực hiện; những vấn đề cần lưu ý và đề xuất trong lãnhđạo, chỉ đạo thực hiện kết luận của Bộ Chính trị và các giải pháp nêu ra trongNghị quyết 11 của Chính phủ; về phương án sử dụng 3.500 tỷ đồng tái đầu tư choTập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam.

Ý kiến của các đại biểu Quốc hội tại phiên thảo luận sáng nay cơ bản nhất trívới Báo cáo bổ sung tình hình kinh tế-xã hội, ngân sách nhà nước năm 2010 vàtriển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, dự toán ngân sách nhànước năm 2011.

Đại biểu Nguyễn Bá Thuyền (Lâm Đồng) đánh giá năm 2010 còn nhiều khó khăn,thách thức, kinh tế thế giới phục hồi chậm, khủng hoảng nợ ở châu Âu lan rộng,thiên tai bão lũ, dịch bệnh trong nước ảnh hưởng lớn đến đời sống và sản xuấtcủa nhân dân, nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự giám sát của Quốc hội, sựđiều hành quyết liệt và năng động của Chính phủ, Việt Nam đã cơ bản đạt đượcmục tiêu kinh tế-xã hội, một số chỉ tiêu đạt cao hơn so với báo cáo Quốc hộitrước đây như thu ngân sách, tốc độ phát triển kinh tế, tốc độ tăng tổng kimngạch xuất khẩu, vốn đầu tư phát triển toàn xã hội và tạo việc làm v.v...

Đại biểu nhấn mạnh khi xẩy ra cuộc khủng hoảng chính trị tại Lybia, Chính phủđã kịp thời chỉ đạo đưa 10.000 lao động Việt Nam trở về nước an toàn để lạihình ảnh rất tốt đẹp cho người dân.

Đại biểu Bá Thuyền tán thành với 6 giải pháp Chính phủ đề ra đó là thực hiệnchính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng; chính sách tài khóa chặt chẽ, cắt giảmđầu tư công, giảm bội chi ngân sách nhà nước; thúc đẩy sản xuất kinh doanh,khuyến khích xuất khẩu; điều chỉnh giá điện, giá xăng dầu gắn với hỗ trợ ngườinghèo; tăng cường an sinh xã hội; đẩy mạnh công tác tư tưởng, thông tin tuyêntruyền.

Nhất trí với ý kiến của đại biểu Bá Thuyền, đại biểu Nguyễn Văn Tiên (TiềnGiang) đánh giá cao việc quyết liệt của Chính phủ trong điều chỉnh để hạn chếdòng vốn, giảm lượng tiền lưu thông và chống lạm phát; cắt giảm đầu tư công vàcác đoàn đi địa phương; quyết tâm của Chính phủ trong điều chỉnh giá xăng dầuvà giá điện.

Đại biểu nhận định: "Chúng ta đã dũng cảm để tuân theo cơ chế thị trường,nếu không điều chỉnh thì ngân sách bù lỗ rất lớn cho giá xăng cũng như giáđiện."

Tiếp tục thực hiện các giải pháp về an sinh xã hội

Đánh giá cao chính sách tín dụng ưu đãi cho học sinh học nghề và sinh viên cáctrường đại học, cao đẳng, đại biểu Huỳnh Thành Đạt (Thành phố Hồ Chí Minh) nhậnxét sau 3 năm triển khai chương trình đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, gópphần giảm đáng kể tỷ lệ học sinh, sinh viên đại học, cao đẳng không đi học đượcdo không có đủ điều kiện tài chính.

Đến nay đã có hơn 2 triệu sinh viên đại học, cao đẳng và học sinh học nghề đượcnhà nước cho vay với tổng mức hơn 26.000 tỷ đồng.

Để chính sách này đạt được hiệu quả cao hơn trong thời gian tới, đại biểu kiếnnghị nghiên cứu điều chỉnh mức trần cho vay sát với nhu cầu chi phí học tập, ănở, sinh hoạt của học sinh, sinh viên (mức cho vay hiện nay là 900.000đồng/tháng là chưa đủ để trang trải chi phí); tăng và bố trí nguồn vốn kịp thờicho các ngân hàng chính sách xã hội; Chính phủ chỉ đạo các ngân hàng chính sáchxã hội cải tiến đơn giản hóa các thủ tục, tăng cường phối hợp giữa ngân hàng,nhà trường và địa phương để học sinh, sinh viên nhận được vốn vay trong thờigian sớm nhất.

Về việc xây dựng nhà ở xã hội, ký túc xá cho sinh viên bằng nguồn vốn tráiphiếu Chính phủ, đại biểu nhấn mạnh đây là chủ trương đúng đắn có tầm chiếnlược, hợp lòng dân là một trong những nền tảng vững chắc cho bảo đảm an sinh xãhội và thực hiện phúc lợi xã hội.

Đại biểu cho biết công tác xây dựng và giải ngân chương trình này cơ bản đã đảmbảo tiến độ, tuy nhiên việc bố trí vốn trái phiếu Chính phủ năm 2011 được chỉđạo triển khai sớm hơn các năm trước nhưng vốn cho chương trình này thấp hơnnhiều so với nhu cầu.

Đại biểu đề xuất Chính phủ xem đây là dự án, công trình trọng điểm quốc gia đểkiến nghị Quốc hội cho bố trí thêm nguồn vốn để có thể hoàn thành tốt đẹpchương trình xây dựng ký túc xá cho sinh viên của Chính phủ.

Về việc triển khai chủ trương xây dựng nông thôn mới, đại biểu Phạm Đức Châu(Quảng Trị) cho biết năm nay có 4% số xã tương đương với 400 xã đạt chỉ tiêunày. Nhưng trong thực tiễn, đại biểu cho rằng rất khó thực hiện vì bây giờ cácđịa phương mới quy hoạch và bước đầu xây dựng và đề nghị Chính phủ xem lại chỉtiêu này có điều chỉnh, có đầu tư hợp lý để thực hiện tốt.

Đại biểu nêu thực tế bất cập trong việc đào tạo nghề cho nông dân nông dân vàđề nghị Chính phủ, các bộ như Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Laođộng, Thương binh và Xã hội và các bộ liên quan quan tâm đến việc quản lý, kiểmtra đánh giá bước đầu việc thực hiện chương trình này.

Đại biểu Hà Minh Huệ (Bình Thuận) đề xuất Việt Nam là nước nông nghiệp đang đứnghàng đầu thế giới về xuất khẩu gạo, hạt tiêu, điều, càphê v.v... nên cần phảicó các chính sách ưu tiên để thúc đẩy phát triển để thu ngoại tệ, điều này phùhợp với Nghị quyết 26 của Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương Đảng vềnông nghiệp, nông thôn và nông dân.

Đề cập tới vấn đề "tam nông," đại biểu cho rằng Nhà nước cần quan tâmđầu tư hơn nữa để cải thiện hạ tầng giao thông, đường nông thôn, tạo dựng bộmặt nông thôn mới nhất là vùng sâu, vùng xa.

Đại biểu kiến nghị Chính phủ quan tâm hơn nữa đến công tác nghiên cứu, lập cácnhóm nghiên cứu, các Viện nghiên cứu chiến lược, xây dựng đội ngũ cán bộ,chuyên viên nghiên cứu để kiến giải các vấn đề xã hội, tham mưu chiến lược vềcác vấn đề chính trị, kinh tế-xã hội cả ở tầm vĩ mô và vi mô...

Bàn về phương hướng chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, đại biểu Hà Minh Huệ chorằng khẩu hiệu "đi tắt, đón đầu" đã được Đại hội Đảng đưa ra được coilà cách làm đặc thù của Việt Namnhưng lâu nay không nhắc nữa. Đây là chiến lược phục vụ lâu dài cần phải hâmnóng lại - đại biểu nhấn mạnh và cho rằng Việt Nam cần đi tắt, đón đầu trong cáclĩnh vực mũi nhọn như công nghệ thông tin.

Quan tâm tới chất lượng phát triển của nền kinh tế

Đại biểu Phạm Thị Loan (thành phố Hà Nội) cho rằng nếu chỉ nhìn vào số liệutăng trưởng không là chưa đủ, mà phải nhìn vào bức tranh thực chất của xã hộivề chất lượng cuộc sống thực tế của người dân, về an sinh xã hội, về chất lượngphát triển của các doanh nghiệp.

Đại biểu nhấn mạnh việc lạm phát cũng như việc tăng giá thời gian vừa qua ảnhhưởng rất lớn đến đời sống người dân, đặc biệt tình hình tăng trưởng của cácdoanh nghiệp.

Đại biểu cho rằng Chính phủ và các bộ, ngành và Quốc hội cần quan tâm thực chấtđến chất lượng phát triển của nền kinh tế và có những chính sách thực sự quantâm đến chất lượng.

"Chúng ta không nên chạy theo số lượng, không nên đua theo sự phát triểncủa những nền kinh tế khác để chúng ta chạy theo và học theo những cái khôngphù hợp với chúng ta," đại biểu kiến nghị. Vấn đề về lãi suất ngân hàng vàtín dụng, đại biểu đề nghị Chính phủ cần phải xem về chính sách tiền tệ vàkhông hạn chế tín dụng để doanh nghiệp không gặp khó khăn.

Đại biểu Mã Điền Cư (Quảng Ngãi) tán thành với giải pháp của Chính phủ thựchiện một bước điều chỉnh giá điện, xăng, dầu gắn với hỗ trợ đối với hộ nghèo;đề nghị Chính phủ cần chỉ đạo thực hiện tập trung một số biện pháp cụ thể nhưưu tiên vốn tín dụng phục vụ trực tiếp cho sản xuất hàng hóa, sản xuất hàngxuất khẩu, sản xuất nông, lâm nghiệp, hải sản và tiếp tục thực hiện có hiệu quảcác chương trình mục tiêu quốc gia, tạo điều kiện cho vùng nông thôn, vùng sâu,vùng xa, miền núi, hải đảo khắc phục khó khăn, giúp cho các hộ nghèo, cận nghèovượt lên thoát nghèo.

Đại biểu Mai Thị Ánh Tuyết (An Giang) đề nghị Chính phủ sớm có lộ trình giảmlãi suất ngân hàng để đáp ứng yêu cầu của người sản xuất kinh doanh hiện naymức lãi suất vay rất cao, với mức lãi suất vay là từ 18-19%/năm doanh nghiệpphải sản xuất kinh doanh với ít nhất là 20% mới có khả năng trả lãi vay và trảcổ tức cho cổ đông. Đại biểu đề nghị quản lý thị trường ngoại tệ và vàng phảidựa trên mối quan hệ cung cầu với mục tiêu áp dụng chính sách tiền tệ chặt chẽ,thận trọng linh hoạt, hướng tới kìm chế lạm phát cao.

Làm rõ thêm một số ý kiến của các đại biểu Quốc hội, Thống đốc Ngân hàng Nhànước Nguyễn Văn Giàu cho biết Nghị quyết 11 yêu cầu Ngân hàng Nhà nước triểnkhai thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng và đặc biệt là kiểm soáthai chỉ tiêu, chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng của năm 2011 so với năm 2010 khôngvượt quá 20%, tốc độ tăng tổng phương tiện thanh toán năm 2011 so với năm 2010tăng khoảng 15-16%. Các nội dung khác Ngân hàng nhà nước đã có các văn bản chỉđạo và các văn bản phối hợp với Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố để triểnkhai nhiệm vụ đã quy định tại Nghị quyết số 11 của Chính phủ.

Vấn đề về thị trường ngoại tệ, Thống đốc cho biết nhiều ý kiến cho rằng chúngta quản lý mạnh mẽ trên thị trường tự do mà không mở ra kịp để đáp ứng nhu cầuhợp lý của nhân dân.

Về mạng lưới được hoạt động thu đổi ngoại tệ, cũng như mua, bán ngoại tệ Thốngđốc cho biết mạng lưới ngân hàng đã mở rộng đảm bảo phục vụ được cho dân. Tạiđịa bàn Hà Nội, đến nay có 1.689 điểm hoạt động của hệ thống tổ chức tín dụng;ngoài ra còn 44 đại lý thu đổi ngoại tệ ủy nhiệm từ các tổ chức tín dụng. ỞThành phố Hồ Chí Minh có 1.329 điểm của hệ thống các tổ chức tín dụng và có 59đại lý bàn thu đổi ngoại tệ được ủy nhiệm từ các tổ chức tín dụng.

Về vấn đề vàng, Thống đốc cho biết có đề xuất với Chính phủ tiến tới sẽ banhành Nghị định quản lý kinh doanh vàng, trong đó đưa ra lộ trình tiến tới quảnlý chặt chẽ vàng miếng. Tuy nhiên, Thống đốc cũng cho biết trong Nghị quyết 11nói rất rõ nội dung là tiến tới xóa bỏ việc kinh doanh vàng miếng trên thịtrường tự do.

"Đây là một lộ trình chúng tôi sẽ xây dựng để hợp lý, phù hợp với điềukiện Việt Nam,"Thống đốc khẳng định.

Về biện pháp sắp tới, Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh nhấn mạnh phải đảm bảocân đối cung cầu hàng hóa; sắp xếp lại hệ thống phân phối; kiên trì điều hànhgiá theo thị trường.

Về giá xăng dầu, Bộ trưởng cho rằng cần tiếp tục điều hành theo Nghị quyết 84của Chính phủ và điều hành theo thị trường với tinh thần là nếu tình hình giáthế giới vẫn tiếp tục tăng thì vẫn phải điều chỉnh tăng giá bán lẻ trong nước,giá thế giới giảm thì từng bước khôi phục lại thuế nhập khẩu ở mức hợp lý vàxem xét giảm giá bán trong nước.

Bộ trưởng nhấn mạnh cần tiếp tục đảm bảo các chính sách an sinh xã hội chongười lao động, cho nhân dân, nhất là người nghèo, người có thu nhập thấp vàlương thấp. Bộ trưởng đề nghị các địa phương, các bộ phối kết hợp tăng cườngsản xuất kinh doanh lưu thông phân phối, chống hàng giả, hàng kém chất lượng vàkiểm soát giá cả...

 Q.S (Theo TTXVN)