Kỷ niệm 193 năm Ngày sinh C.Mác (5.5.1818 - 5.5.2011): Mãi mãi đi theo con đường của C.Mác
Chính trị - Ngày đăng : 08:25, 04/05/2011
Ngay từ khi còn trẻ, Mácđã coi hạnh phúc lớn nhất của mình là đấu tranh cho sự nghiệp giải phóng nhữngngười lao động nghèo khổ thoát khỏi cảnh bị áp bức, bóc lột, đói rét, đày đọavà tủi nhục.
Để thực hiện được mục đích cao quý này,Mác đã bền bĩ và nghiêm túc nghiên cứu triết học, kinh tế chính trị học, sửhọc, luật học v.v..., cho ra đời và để lại cho nhân loại một kho tàng khổng lồcác tác phẩm khoa học vĩ đại, sống mãi với thời gian như: Góp phần phê phántriết học pháp quyền của Hêghen (1844); Gia đình thần thánh (1845); Hệ tư tưởngĐức (1845-1846, viết chung với Ăngghen); Luận cương về Phơbách (1845); Sự khốncùng của triết học (1847). Mác đã cùng với Ăngghen viết Tuyên ngôn của ĐảngCộng sản (1848). Tác phẩm này đánh dấu sự ra đời một học thuyết mới mà Mác làngười sáng lập. Với Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản - vừa là một luận văn khoahọc, vừa là một văn kiện mang tính cương lĩnh - Mác và Ăngghen đã làm một cuộccách mạng vĩ đại trong khoa học lý luận và đặt cách mạng vô sản trên một cơ sởkhoa học. Với tác phẩm “Đấu tranh giai cấp ở Pháp” (1850), Mác đã có những pháttriển rất quan trọng trong lý luận về cách mạng vô sản và đấu tranh giai cấp,đặc biệt là những tư tưởng về chuyên chính vô sản, về chiến lược và sách lượccủa giai cấp vô sản trong cách mạng tư sản, về tính tất yếu khách quan của sựliên minh giữa giai cấp vô sản với nông dân. Mác đã dành nhiều công sức nghiêncứu kinh tế học chính trị, vận dụng chủ nghĩa duy vật biện chứng vào phân tíchđời sống kinh tế, vạch ra bản chất đích thực và sâu xa nhất chủ nghĩa tư bản.Quyển I bộ Tư bản của Mác được xuất bản năm 1867 và trên cơ sở bản thảo củaMác, Ăngghen đã cho xuất bản quyển II và quyển III vào các năm 1885 và 1894. BộTư bản là một công trình khoa học vĩ đại, sáng tạo hiếm có của loài người. Từnhững sự nghiên cứu và tổng kết thực tiễn, Mác và Ăngghen đã xây dựng nên họcthuyết của mình bao gồm ba bộ phận cấu thành cơ bản: Triết học, kinh tế chínhtrị học, chủ nghĩa cộng sản, tương ứng với ba phát minh lớn của Mác: Tư tưởngduy vật và biện chứng về lịch sử xã hội; học thuyết về bóc lột thặng dư giátrị; học thuyết về sứ mệnh của giai cấp vô sản. Đó là những phát minh vượt thờiđại, vượt lên trên tất cả các nhà tư tưởng đương thời.
Tiếp tục hoàn thiện chủ nghĩa cộng sảnkhoa học của mình, trong tác phẩm Phê phán Cương lĩnh Gôta (1875), Mác đã làmphong phú thêm một bước quan trọng học thuyết về hình thái kinh tế xã hội, luậnchứng khoa học về tính tất yếu lịch sử của sự tồn tại một thời kỳ quá độ đặcbiệt từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa cộng sản cùng những nội dung kinh tế,chính trị của thời kỳ ấy.
Mác đã chỉ ra giai cấp công nhân là lựclượng chủ yếu, tiên phong tiến hành cuộc cách mạng xã hội. Theo Mác, sự nhấttrí về chính trị của tổ chức giai cấp công nhân trong cuộc đấu tranh chống giaicấp tư sản có một ý nghĩa lịch sử quan trọng nhất của cách mạng. Việc thành lậpchính đảng của giai cấp công nhân sẽ góp phần vô cùng to lớn và có ý nghĩaquyết định bảo đảm thắng lợi cho sự nghiệp cách mạng.
Chủ nghĩa Mác từ trong bản chất của nó đãmang tính khoa học và cách mạng, tính nhân văn và tính chiến đấu, tính hiệnthực và tính sáng tạo. Từ di sản của Mác - Ăngghen, Lê-nin đã nghiên cứu, bổsung và thực tiễn hóa hệ thống lý luận cách mạng tiên tiến, và từ hệ thống đó,sự kiện vĩ đại nhất thế kỷ 20 - Cách mạng Tháng Mười Nga - nổ ra và thành công,mở ra kỷ nguyên mới trong lịch sử nhân loại, kỷ nguyên xây dựng chủ nghĩa xãhội. Chủ nghĩa Mác được bổ sung, phát triển trở thành chủ nghĩa Mác - Lê-nin.
Thấm nhuần những chân lý phổ biến của chủnghĩa Mác - Lê-nin về cách mạng xã hội chủ nghĩa và cách mạng giải phóng dântộc, nhất là những quan điểm tư tưởng của Mác - Lê-nin về vai trò của Đảngtrong việc thực hiện lý tưởng của giai cấp vô sản, Chủ tịch Hồ Chí Minh đãkhẳng định yếu tố cần thiết trước hết của cách mạng Việt Nam là phải có mộtchính đảng cách mạng. Đó là Đảng Cộng sản Việt Nam. Người viết: “Đảng Cộng sảnViệt Namtổ chức ra để lãnh đạo quần chúng lao khổ làm giai cấp đấu tranh để tiêu trừ tưbản đế quốc chủ nghĩa, làm cho thực hiện xã hội cộng sản”.
Là một nhà mác-xit lê-nin-nít, Chủ tịchHồ Chí Minh đã sớm bắt được cái linh hồn, cái bản chất khoa học của học thuyếtMác. Người dạy rằng, ở nước ta cũng như ở các thuộc địa khác, không thể làmngay cách mạng vô sản như các nước Tây Âu, mà phải bắt đầu từ giải phóng thuộcđịa. Hai cuộc cách mạng phối hợp với nhau nhằm một mục đích chung là chống chủnghĩa đế quốc.
Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sảnViệt Namđã tìm ra con đường giải phóng đất nước, xã hội. Vận dụng và phát triển sángtạo chủ nghĩa Mác - Lê-nin, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam đã tổ chứcvà lãnh đạo thắng lợi những nhiệm vụ lịch sử trong hơn tám thập kỷ qua.
Đúng nhưNguyễn Ái Quốc đã xác định trong “Đường Kách mệnh” (1927), sau khi hoàn thànhnhững nhiệm vụ cơ bản của cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, nước ta chuyểnsang thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Trải qua nhiều năm thử nghiệm, Đảngta khởi xướng công cuộc đổi mới, con đường đưa đất nước ta tiến lên chủ nghĩaxã hội. Công cuộc đổi mới là sự chuyển hướng chiến lược cách mạng cho phù hợpvới tình hình mới ở trong nước và trên thế giới. Và sau hơn 25 năm đổi mới, đấtnước ta đã đạt được những thành tựu hết sức quan trọng trên tất cả các lĩnhvực. Đảng ta lại lần lượt xác định cương lĩnh mới, nhiệm vụ mới và tại Đại hộiXI, nêu bật nhiệm vụ trung tâm của cách mạng trong hai thập kỷ đầu thế kỷ 21 làcông nghiệp hóa, hiện đại hóa để đến năm 2020, nước ta cơ bản trở thành nướccông nghiệp theo hướng hiện đại.
Mãi mãi đi theo con đường của C.Mác, Đảngvà nhân dân ta quyết tâm xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội trên nền tảng chủnghĩa Mác - Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
NguyễnXuyến