Quốc hội xem xét dự thảo Luật Tài nguyên nước sửa đổi
Chính trị - Ngày đăng : 08:45, 03/11/2011
Sáng 2/11, sau khi tiếpthu góp ý của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về dự thảo Luật Tài nguyên nước(sửa đổi) từ phiên họp thứ 3 (đầu tháng 10/2011), Bộ Tài nguyên và Môi trườngđã chỉnh lý Tờ trình, dự thảo Luật và một số tài liệu liên quan, trình Quốchội.
Sau 12 năm thi hành, Luật Tài nguyênnước đã góp phần tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước, nâng cao ý thức, tráchnhiệm của các cơ quan, tổ chức và cá nhân trong bảo vệ, khai thác và sử dụngnguồn nước.
Nhưng đến nay Luật cũng đã bộc lộmột số bất cập như chưa quy định toàn diện về điều tra cơ bản, chiến lược, quyhoạch tài nguyên nước; quản lý lưu vực sông; điều hòa, phân bổ nguồn nước hợplý; sử dụng tiết kiệm nước.
Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) saukhi được Quốc hội góp ý xây dựng và quyết định ban hành sẽ góp phần khắc phụcnhững hạn chế trên.
Tuy nhiên vẫn còn một số nội dungcủa dự án đang được tranh cãi, được nêu trong Tờ trình của Chính phủ và Báo cáothẩm tra của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội về phạm điều chỉnh; điều tra cơ bản vàquy hoạch tài nguyên nước; phương án phòng chống ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệtnguồn nước; về tài chính; trách nhiệm bảo vệ và lợi ích của Việt Nam đối vớinguồn nước liên quốc gia; thanh tra tài nguyên nước; giải quyết tranh chấp tàinguyên nước.
Chiều 2/11, các đại biểu Quốc hộithảo luận tại tổ về dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hộinhiệm kỳ khóa XIII.
Các đại biểu nhất trí với nhận định:nhiệm kỳ Quốc hội hóa XII (2007-2011), Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội tiếptục ban hành số lượng lớn văn bản luật, pháp lệnh, nghị quyết góp phần tạo lậpđược khung pháp luật để quản lý nhà nước, quản lý xã hội, phục vụ phát triểnkinh tế- xã hội, xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủnghĩa, củng cố quốc phòng, an ninh, bảo đảm an sinh xã hội.
Tuy nhiên, các đại biểu cũng chorằng việc thực hiện Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội chưa đạtđược kết quả như Chương trình đề ra; chất lượng và tính khả thi của một số vănbản luật, pháp lệnh chưa cao; một số luật, pháp lệnh chậm đi vào cuộc sống.
Nguyên nhân được cho là việc lậpChương trình xây dựng luật, pháp lệnh vẫn còn mang tính bị động, tính khả thikhông cao nên phải điều chỉnh nhiều lần; sự phối hợp giữa cơ quan soạn thảo, cơquan thẩm tra và các cơ quan, tổ chức hữu quan thiếu chặt chẽ; chất lượng chuẩnbị một số dự án luật, pháp lệnh còn nhiều hạn chế, chưa đảm bảo tiến độ như đãdự kiến; nội dung một số luật, pháp lệnh được ban hành vẫn còn nhiều quy địnhmang tính nguyên tắc, thiếu cụ thể, phải chờ văn bản dưới luật quy định chitiết, hướng dẫn thi hành mới có thể thực hiện được...
Đại biểu Nguyễn Đức Chung (Hà Nội)đề nghị cần có cơ chế để các chuyên gia liên quan đến ngôn ngữ, pháp luật hayđể cho các cơ quan thẩm định, thẩm tra tham gia từ ngay khâu soạn thảo.
Đại biểu Trần Du Lịch (TP.HCM) chorằng đối với những luật cần chỉnh sửa không nhiều thì Quốc hội nên quyết ngaytrong một kỳ họp chứ không nên để hai kỳ.
Về sáng kiến lập pháp của đại biểuQuốc hội, đại biểu Trương Trọng Nghĩa (TP.HCM) cho rằng quy định đại biểu phảicó điều tra, khảo sát về thực trạng vấn đề cần thay đổi thì Quốc hội mới đưavào chương trình làm luật là rất khó làm. Đại biểu chỉ có những đánh giá nhấtđịnh và đưa ra sáng kiến, còn việc khảo sát, điều tra cụ thể đến đâu thì phảilà việc của các cơ quan Quốc hội.
Đại biểu Nguyễn Thị Hồng Hà (Hà Nội)cho biết trong 6 giải pháp đảm bảo việc thực hiện chương trình pháp luật, pháplệnh theo Tờ trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội thì chỉ có giải pháp Chính phủphân bổ kịp thời kinh phí hỗ trợ xây dựng luật, pháp lệnh ngay khi thông quaChương trình là mới, còn 5 giải pháp còn lại không có gì thay đổi.
Đại biểu Hà đề xuất cần phải quyđịnh trách nhiệm của cơ quan thẩm định (Bộ Tư pháp) trong việc sàng lọc nhữngquy định không rõ ràng, trùng lặp giữa các luật. Thứ hai, Quốc hội cần tính tớiviệc thành lập một cơ quan xây dựng luật độc lập của Quốc hội và tăngcường thảo luận tổ về pháp luật để tận dụng thời gian thảo luận những điều cònkhác biệt ở hội trường.
Các đại biểu cũng đề nghị nênđưa vào Chương trình các Luật đầu tư công, Luật quản lý vốn kinh doanh nhà nước;Luật bảo vệ quyền lợi người dân thuộc diện di dời giải tỏa, Luật trưng cầu dâný…
Hôm nay, 3/11, các đại biểu Quốc hộisẽ thảo luận tại tổ và đến 9/11, Quốc hội sẽ thảo luận chung dự án Luật này.
V.D (Theo Chinhphu.vn)