Quốc hội thảo luận Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh và dự thảo Luật phổ biến, giáo dục pháp luật

Chính trị - Ngày đăng : 08:48, 18/11/2011

Sáng 17/11, các đại biểu Quốc hội đã thảo luận Tờ trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh Quốc hội khóa XIII...

Sáng 17/11, các đại biểu Quốc hội đãthảo luận Tờ trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về dự kiến Chương trình xâydựng luật, pháp lệnh Quốc hội khóa XIII.


Tờ trình đề nghị Chương trình xâydựng luật, pháp lệnh toàn khóa gồm 96 dự án thuộc Chương trình chính thức (90dự án luật và 6 dự án pháp lệnh) và 38 dự án thuộc Chương trình chuẩn bị.

Đa số các đại biểu thống nhất vớinội dung Tờ trình khi cho rằng Chương trình đã bám sát những định hướng lớn củaĐảng, Nhà nước. Tuy nhiên không ít đại biểu cũng đã lưu ý tới tính khả thi củaChương trình khi nhiều khóa trước, Quốc hội đều không thông qua đủ số dự án đãđặt ra, bên cạnh đó vẫn còn tình trạng chất lượng và tính khả thi của một số dựán luật chưa cao khi có hiệu lực…

Nguyên nhân của việc xây dựng phápluật chưa hiệu quả, theo các đại biểu là do chưa nắm chắc những tiêu chí cơ bảnvề nội hàm của luật cần ban hành, nên khi bắt tay vào làm thì gặp vướng mắc,lúng túng nên chậm tiến độ hoặc rút khỏi chương trình. Khâu soạn thảo triểnkhai chậm dẫn đến việc góp ý, thảo luận vội vàng, gấp gáp ảnh hưởng tới chấtlượng luật. Việc đầu tư cho xây dựng pháp luật chưa được coi trọng và thiếu chỉđạo sâu sắc, quyết liệt từ phía Quốc hội. Ngoài ra, chưa xác định rõ tráchnhiệm của cơ quan, cá nhân không đảm bảo nghiêm túc tiến độ xây dựng luật…

Chiều nay 17/11, Quốc hội thảo luậntại hội trường về dự thảo Luật phổ biến, giáo dục pháp luật.


Đa số các ý kiến tán thành về sự cầnthiết ban hành Luật. Nhiều đại biểu cho rằng, phổ biến và giáo dục phápluật  cần có sự đan xen kết hợp chặt chẽ. Ngoài những quy định chungtrong dự thảo, đại biểu Lý Kiều Vân, Danh Út (Kiên Giang) cho rằngcần có  quy định riêng về giáo dục pháp luật trong nhà trường, giađình, cơ quan , tổ chức...

 Đồng tình với quan điểm trên,đại biểu Nguyễn Bắc Việt (Ninh Thuận) đề nghị đưa  nội dung phổ biến ,giáo dục pháp luật thành một môn học bắt buộc và phải thực hiện ngay từlớp giáo dục mầm non để từ đó  hình thành nhân cách, tránh việc lồngghép như hiện nay coi là môn giáo dục công dân tạo tâm lý môn học phụ. Đạibiểu Nguyễn Bắc Việt cũng cho biết thêm, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang cóchương trình giảm tải chương trình học, vì vậy  cần tính toán bố trí hợplý cho môn phổ biến giáo dục  pháp luật, xây dựng nội dung  giáotrình phổ biến giáo dục pháp luật phù hợp về nội dung và thời lượng cho từngcấp học.

Liên quan đến đối tượngphổ biến giáo dục pháp luật, theo các đại biểu Danh Út ( Kiên Giang),Phạm Trường Dân (Quảng Nam) cần quan tâm ưu tiên đến các đối tượng  vùngdân tộc  thiểu số,  vùng sâu vùng xa, bởi đây là các khu vực trìnhđộ dân trí còn hạn chế.

Ngoài ra, ý kiến nhiều đạibiểu cũng đề nghị cần quy định trong luật  thời  gian tổ chứcphổ biến pháp luật sau khi Luật ban hành.

Về xã hội hóa công tácphổ biến, giáo dục pháp luật,  có ý kiến cho rằng cần phải đẩy mạnhxã hội hóa nhằm huy động tổng hợp các nguồn lực cho công tác này, tuy nhiên dựthảo luật còn quy định chung chung, chưa đưa ra được các biện pháp cụ thể nhằmthúc đẩy xã hội hóa. Đồng tình với quan điểm này, đại biểu Triệu Thị Thu Phương(Bắc Kạn) đề nghị có chính sách cụ thể như hỗ trợ thuế, bố trí nguồn kinhphí hàng năm.

Ngoài ra, các vấn đềvề ngày Pháp luật nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (điều 7),về hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật cũng đượccác đại biểu quan tâm.

Theo đó, dự thảo luật lấy ngày 9/11hàng năm là ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Namnhằm giáo dục ý thức thượng tôn của pháp luật. Trong ngày này, cả nước sẽtổ chức các đợt cao điểm về phổ biến giáo dục pháp luật.

V.D (Theo Chinhphu.vn)