Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4: Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay
Chính trị - Ngày đăng : 10:14, 18/01/2012
Ngày 16/1/2012, thay mặt Ban Chấphành Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Nghị quyết số12-NQ/TW - Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóaXI): Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay.
Dưới đây là toàn văn Nghị quyết:
I. TÌNH HÌNH VÀ NGUYÊN NHÂN
1. Đảng Cộng sản Việt Nam doChủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện. Trải qua hơn 80 năm phấn đấu, xâydựng và trưởng thành, vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách, với bản lĩnh củamột đảng cách mạng chân chính, dạn dày kinh nghiệm, luôn gắn bó máu thịt vớinhân dân, Đảng đã lãnh đạo, tổ chức và phát huy sức mạnh to lớn của toàn Đảng,toàn dân, toàn quân, giành được nhiều thắng lợi vĩ đại trong sự nghiệp cáchmạng.
Từ khi thực hiện đường lối đổi mới,Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị,Ban Bí thư các khóa đã ban hành nhiều chủ trương, nghị quyết về xây dựng, chỉnhđốn Đảng. Trên cơ sở đó, công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng đã đạt được nhiềukết quả tích cực; năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng không ngừng đượcnâng cao; phương thức lãnh đạo của Đảng từng bước được đổi mới; vai trò lãnhđạo của Đảng được giữ vững, niềm tin của nhân dân với Đảng được củng cố; độingũ cán bộ, lãnh đạo, quản lý các cấp đã có bước trưởng thành và tiến bộ vềnhiều mặt. Đa số cán bộ, đảng viên có ý thức rèn luyện, nâng cao phẩm chấtchính trị, đạo đức lối sống, có ý thức phục vụ nhân dân, được nhân dân tintưởng. Thành tựu 25 năm đổi mới là thành quả của toàn Đảng, toàn dân, toànquân, trong đó có sự đóng góp to lớn của đội ngũ cán bộ, đảng viên.
2. Bên cạnh kết quả đạt được, côngtác xây dựng Đảng vẫn còn không ít hạn chế, yếu kém, thậm chí có những yếu kémkhuyết điểm kéo dài qua nhiều nhiệm kỳ chậm được khắc phục, làm giảm sút lòngtin của nhân dân đối với Đảng; nếu không được sửa chữa sẽ là thách thức đối vớivai trò lãnh đạo của Đảng và sự tồn vong của chế độ. Nổi lên một số vấn đề cấpbách sau đây:
Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảngviên, trong đó có những đảng viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lý, kể cả một sốcán bộ cao cấp, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống với nhữngbiểu hiện khác nhau về sự phai nhạt lý tưởng, sa vào chủ nghĩa cá nhân ích kỷ,cơ hội, thực dụng, chạy theo danh lợi, tiền tài, kèn cựa địa vị, cục bộ, thamnhũng, lãng phí, tùy tiện, vô nguyên tắc...
Đội ngũ cán bộ cấp Trung ương, cấpchiến lược rất quan trọng nhưng chưa được xây dựng một cách cơ bản. Công tácquy hoạch cán bộ mới tập trung thực hiện ở địa phương, chưa thực hiện được ởcấp trung ương, dẫn đến sự hẫng hụt, chắp vá, không đồng bộ và thiếu chủ độngtrong công tác bố trí, phân công cán bộ. Một số trường hợp đánh giá, bố trí cánbộ chưa thật công tâm, khách quan, không vì yêu cầu công việc, bố trí khôngđúng sở trường, năng lực, ảnh hưởng đến uy tín cơ quan lãnh đạo, sự phát triểncủa ngành, địa phương và cả nước.
Nguyên tắc "tập thể lãnh đạo,cá nhân phụ trách" trên thực tế ở nhiều nơi rơi vào hình thức, do khôngxác định rõ cơ chế trách nhiệm, mối quan hệ giữa tập thể và cá nhân, khi saisót, khuyết điểm không ai chịu trách nhiệm. Do vậy, vừa có hiện tượng dựa dẫmvào tập thể, không rõ trách nhiệm cá nhân, vừa không khuyến khích người đứngđầu có nhiệt tình, tâm huyết, dám nghĩ, dám làm, tạo kẽ hở cho cách làm việctắc trách, trì trệ, hoặc lạm dụng quyền lực một cách tinh vi để mưu cầu lợi íchcá nhân.
3. Tình hình trên đây có nguyên nhânkhách quan do việc thực hiện đổi mới kinh tế phải vừa làm, vừa rút kinh nghiệm,chưa lường hết được những tác động của mặt trái cơ chế thị trường, hội nhậpquốc tế, chưa có sự chuẩn bị thật kỹ về lập trường, tư tưởng và cả cách thứctiếp cận mới cho cán bộ, đảng viên. Đặc biệt, còn thiếu những cơ chế, chínhsách đồng bộ, khoa học để chủ động ngăn ngừa những vi phạm.
Đất nước ta đang trong thời kỳ đẩymạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế, xây dựng, phát triển vớiquy mô ngày càng lớn, một bộ phận cán bộ lãnh đạo, quản lý nắm giữ khối lượngtài sản, nguồn vốn lớn của tập thể, của Nhà nước, đó là môi trường để chủ nghĩacá nhân vụ lợi, thực dụng phát triển.
Trong khi đó, các thế lực thù địchkhông từ bỏ âm mưu và hoạt động "diễn biến hòa bình", thúc đẩy"tự diễn biến", "tự chuyển hóa", tăng cường hoạt động chốngphá, chia rẽ nội bộ Đảng và phá hoại mối quan hệ gắn bó giữa Đảng với nhân dân,làm suy yếu vai trò lãnh đạo của Đảng.
Nhưng chủ yếu là do những nguyênnhân chủ quan:
Cán bộ, đảng viên thiếu tu dưỡng,rèn luyện, giảm sút ý chí chiến đấu, quên đi trách nhiệm, bổn phận trước Đảng,trước nhân dân. Việc tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhànước, các nghị quyết, chỉ thị, quy định về xây dựng, chỉnh đốn Đảng ở một sốnơi chưa đến nơi đến chốn, kỷ cương, kỷ luật không nghiêm, nói không đi đôi vớilàm, hoặc làm chiếu lệ.
Các nguyên tắc tập trung dân chủ, tựphê bình và phê bình ở nhiều nơi vừa bị buông lỏng trong thực hiện, vừa chưađược quy định cụ thể để làm cơ sở cho công tác kiểm tra, giám sát. Việc nghiêncứu, sửa đổi, ban hành cơ chế, chính sách, pháp luật thích ứng với quá trìnhvận hành của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa chưa kịp thời;nhiều văn bản quy định thiếu chế tài cụ thể. Đánh giá, sử dụng, bố trí cán bộcòn nể nang, cục bộ, chưa chú trọng phát hiện và có cơ chế thật sự để trọngdụng người có đức, có tài; không kiên quyết thay thế người vi phạm, uy tín giảmsút, năng lực yếu kém.
Công tác tuyên truyền, giáo dụcchính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống nhiều khi còn hình thức, chưa đủ sứcđộng viên và thường xuyên nâng cao ý chí cách mạng của cán bộ, đảng viên; mộtsố nơi có tình trạng những việc làm đúng, gương người tốt không được đề cao,bảo vệ; những sai sót, vi phạm không được phê phán, xử lý nghiêm minh. Công táckiểm tra, giám sát, giữ gìn kỷ cương, kỷ luật ở nhiều nơi, nhiều cấp chưathường xuyên, ráo riết; đấu tranh với những vi phạm còn nể nang, không nghiêmtúc. Vai trò giám sát của nhân dân thông qua Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thểchính trị - xã hội chưa được phát huy, hiệu quả chưa cao.
4. Để tạo chuyển biến mạnh mẽ vềcông tác xây dựng Đảng trong thời gian tới, cần tiếp tục thực hiện tốt 8 nhiệmvụ trong công tác xây dựng Đảng mà Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI củaĐảng đã đề ra, coi đó là những nhiệm vụ vừa cơ bản, vừa lâu dài và phải thựchiện thường xuyên, có hiệu quả, đồng thời tập trung cao độ để lãnh đạo, chỉ đạothực hiện tốt ba vấn đề cấp bách sau đây:
Một là, kiên quyết đấu tranh ngănchặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống củamột bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trước hết là cán bộ lãnh đạo, quản lýcác cấp để nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng, củng cố niềm tincủa đảng viên và của nhân dân đối với Đảng.
Hai là, xây dựng đội ngũ cán bộ lãnhđạo, quản lý các cấp, nhất là cấp trung ương, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệpcông nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
Ba là, xác định rõ thẩm quyền, tráchnhiệm người đứng đầu cấp ủy, chính quyền trong mối quan hệ với tập thể cấp ủy,cơ quan, đơn vị; tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng.
Trong ba vấn đề trên, vấn đề thứ nhất là trọng tâm, xuyên suốt và cấp báchnhất.
II. MỤC TIÊU, PHƯƠNG CHÂM:
1. Mục tiêu: Phải tạo được sự chuyểnbiến rõ rệt, khắc phục được những hạn chế, yếu kém trong công tác xây dựngĐảng, nhằm xây dựng Đảng ta thật sự là đảng cách mạng chân chính, ngày càngtrong sạch, vững mạnh, không ngừng nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấucủa Đảng, củng cố niềm tin trong Đảng và nhân dân, động viên toàn Đảng, toàndân, toàn quân thực hiện thắng lợi chủ trương, nghị quyết của Đảng. 2. Phươngchâm: Nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, khách quan, không nể nang,né tránh. Các giải pháp phải bảo đảm đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm, khảthi, kết hợp "chống và xây", "xây và chống", nói đi đôi vớilàm, tập trung giải quyết những vấn đề bức xúc, trì trệ nhất. Chỉ đạo, tổ chứcthực hiện với trách nhiệm và quyết tâm chính trị cao trong toàn Đảng. Ban Chấphành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, các cấp ủy đảng, cán bộ chủ chốt,nhất là cấp trung ương, người đứng đầu làm trước và phải thật sự gương mẫu đểcho các cấp noi theo. Phải làm kiên quyết, kiên trì, xác định rõ lộ trình thựchiện, thời gian hoàn thành, làm từng bước vững chắc, thường xuyên kiểm tra,giám sát chặt chẽ. Làm tốt nhiệm vụ xây dựng Đảng cũng chính là để thúc đẩythực hiện nhiệm vụ chính trị. Phải bình tĩnh, tỉnh táo, không nóng vội, cựcđoan; đồng thời không để rơi vào trì trệ, hình thức, không chuyển biến đượctình hình; giữ đúng nguyên tắc, không để các thế lực thù địch, những phần tử cơhội lợi dụng, kích động, xuyên tạc, đả kích gây rối nội bộ.
III. GIẢI PHÁP:
Cùng với việc tiếp tục thực hiện cácchủ trương, nghị quyết, chỉ thị, các quy định đã có về xây dựng Đảng, cần tậptrung thực hiện tốt các nhóm giải pháp sau đây:
1. Nhóm giải pháp về tự phê bình vàphê bình, nêu cao tính tiền phong, gương mẫu của cấp trên Một là, Bộ Chính trị,Ban Bí thư, Ban Chấp hành Trung ương tập trung kiểm điểm, đánh giá làm rõ tạisao những hạn chế, khuyết điểm đã chỉ ra nhiều năm nhưng chậm được khắc phục,có mặt còn yếu kém, phức tạp thêm; làm rõ nguyên nhân trở ngại trong việc lãnhđạo thực hiện các nghị quyết của Trung ương về xây dựng Đảng. Hai là, các đồngchí Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương tiếnhành kiểm điểm, đánh giá liên hệ bản thân về kết quả thực hiện nhiệm vụ đượcgiao liên quan đến một số vấn đề cấp bách nêu trong Nghị quyết này, đề ra biệnpháp khắc phục. Tập trung làm rõ trách nhiệm cá nhân, gương mẫu thực hiệnnguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, tự phê bìnhvà phê bình, nói đi đôi với làm, nêu gương về đạo đức, lối sống. Ba là, cácđồng chí ủy viên ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng ủy trực thuộc Trung ương,lãnh đạo các ban của Trung ương Đảng, ban thường vụ các tỉnh ủy, thành ủy vàcấp ủy các cấp nghiêm túc kiểm điểm, tự phê bình và phê bình, nêu gương bằnghành động thực tế. Trong quá trình kiểm điểm cần liên hệ, gắn với xem x ét việcthực hiện các quy chế, quy định; việc giải quyết những vấn đề về tổ chức, cánbộ; về giải quyết những vấn đề bức xúc của ngành, cơ quan hoặc địa phương.
Trước khi kiểm điểm, cần có hìnhthức phù hợp lấy ý kiến góp ý, gợi ý kiểm điểm.
2. Nhóm giải pháp về tổ chức, cán bộvà sinh hoạt đảng
Một là, mỗi cán bộ, đảng viên, trướchết là cán bộ lãnh đạo, quản lý kiểm điểm, liên hệ theo chức trách, nhiệm vụđược giao, tự phê bình và phê bình thẳng thắn, dân chủ, nghiêm túc, chân thành,gắn với thực hiện Quy định về những điều đảng viên không được làm, theo cươngvị công tác. Làm tốt việc kiểm điểm để có căn cứ xem xét, sàng lọc đội ngũ cánbộ của cả hệ thống chính trị và chuẩn bị quy hoạch cấp ủy, các chức danh chủchốt các cấp nhiệm kỳ tới.
Hai là, phát huy dân chủ thật sự trong Đảng, thực hiện nghiêm túc Quy chế chấtvấn trong Đảng, nhất là chất vấn tại các kỳ họp Ban Chấp hành Trung ương và cấpủy các cấp. Đổi mới cách lấy phiếu tín nhiệm để đánh giá, nhận xét cán bộ theohướng mở rộng đối tượng tham gia. Những người không đủ năng lực, không hoànthành nhiệm vụ, có tín nhiệm thấp cần được sắp xếp phù hợp, có cơ chế kịp thờithay thế không chờ hết nhiệm kỳ, hết tuổi công tác.
Ba là, tiếp tục thực hiện chủ trươngbố trí một số chức danh cán bộ chủ chốt ở cấp tỉnh, cấp huyện không phải làngười địa phương. Thực hiện nghiêm việc kê khai tài sản theo quy định của Đảngvà Nhà nước. Kê khai tài sản phải trung thực và được công khai ở nơi công tácvà nơi cư trú.
Tiếp tục thực hiện thí điểm chủtrương bí thư cấp ủy đồng thời là chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã, cấp huyện;gắn với xây dựng quy chế kiểm tra, giám sát, bảo đảm thực sự có hiệu quả, ngănchặn sự lạm quyền, độc đoán. Sơ kết rút kinh nghiệm để có chủ trương về việcđại hội đảng bộ từ cấp tỉnh đến cấp cơ sở trực tiếp bầu bí thư cấp ủy có số dư.Triển khai thực hiện quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bíthư và các chức danh cán bộ lãnh đạo chủ chốt của Đảng, Nhà nước nhiệm kỳ2016-2020; tích cực tạo nguồn, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ thammưu, chuyên gia cấp chiến lược. Thực hiện bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo, quản lý chủtrì cấp trên nói chung phải qua chức vụ lãnh đạo, quản lý chủ trì ở cấp dưới.Hướng dẫn để sớm thực hiện quy định việc lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữchức vụ do Quốc hội, hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn. Quy định việc thựchiện lấy phiếu tín nhiệm hằng năm đối với các chức danh lãnh đạo trong cơ quanĐảng, Nhà nước, đoàn thể. Những người hai năm liền tín nhiệm thấp, không hoànthành nhiệm vụ cần được xem xét, cho thôi giữ chức vụ, không chờ kết nhiệm kỳ,hết tuổi công tác.
Bốn là, thí điểm giao quyền cho bíthư cấp ủy lựa chọn, giới thiệu để bầu cử ủy viên thường vụ cấp ủy; cấp trưởngcó trách nhiệm lựa chọn, giới thiệu để bầu cử, bổ nhiệm cấp phó; thí điểm chếđộ tiến cử, chế độ tập sự lãnh đạo quản lý; thực hiện q uy trình giới thiệunhân sự theo hướng những người được dự kiến đề bạt, bổ nhiệm phải trình bày đềán hoặc chương trình hành động trước khi cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Năm là, chấn chỉnh tổ chức, nâng caonăng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, nâng cao chất lượngsinh hoạt chi bộ, đảng bộ; thực hiện nghiêm nguyên tắc tự phê bình và phê bình.
Sáu là, tăng cường công tác kiểmtra, giám sát, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử để nâng cao hiệuquả công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí. Sớm tổng kết toàn diện công tácđấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, thực hành tiết kiệm; bổ sung, sửađổi Luật Phòng, chống tham nhũng. Kiện toàn và tăng cường trách nhiệm, nâng caohiệu quả hoạt động của cơ quan phòng, chống tham nhũng. Xét xử nghiêm những vụán tham nhũng, trước hết là những vụ nghiêm trọng, phức tạp, được nhân dân quantâm.
Bảy là, định kỳ tổ chức để nhân dângóp ý kiến xây dựng Đảng thông qua Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị -xã hội.
3 – Nhóm giải pháp về cơ chế, chínhsách
Một là, khẩn trương rà soát, loại bỏcác cơ chế, chính sách đã lạc hậu, xây dựng, ban hành đồng bộ các chính sách đểđổi mới mạnh mẽ công tác cán bộ. Trọng tâm là đánh giá cán bộ, xây dựng tiêuchuẩn cán bộ theo chức danh, tiêu chí đánh giá cán bộ làm cơ sở cho việc quyhoạch, quản lý, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng đội ngũ cán bộ; quy định rõthẩm quyền và trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng và cơ quan,đơn vị. Ban hành quy chế để hằng năm Ban Chấp hành Trung ương góp ý kiến, thểhiện sự tín nhiệm đối với tập thể và từng thành viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư;ban chấp hành đảng bộ các cấp góp ý kiến, thể hiện sự tín nhiệm đối với tập thểvà từng thành viên ban thường vụ cấp ủy cấp mình.
Thực hiện nghiêm Luật Cán bộ, côngchức, Luật Viên chức và các văn bản pháp luật có liên quan đến công tác cán bộ.Ủy ban kiểm tra các cấp thường xuyên kiểm tra, giám sát đối với cán bộ thuộcdiện cấp ủy quản lý trong việc chấp hành các quy định của Đảng và Nhà nước vềcán bộ, công chức; hàng năm cần có báo cáo kết quả thực hiện của cán bộ thuộccấp ủy quản lý trong việc chấp hành quy định của Đảng và Nhà nước về công táccán bộ, Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức. Xây dựng, bổ sung, hoàn thiệnhệ thống pháp luật để bảo đảm dân chủ, công khai, minh bạch trong công tác cánbộ; loại trừ khả năng để cán bộ và người thân của cán bộ lợi dụng chức vụ, vịtrí công tác để trục lợi.
Hai là, rà soát cơ chế, chính sáchvà ban hành văn bản quy phạm pháp luật để quản lý, kiểm soát chặt chẽ vốn vàtài sản nhà nước.
Ba là, tích cực thực hiện cải cáchhành chính nhà nước và cải cách hành chính trong Đảng. Rà soát, loại bỏ nhữngcơ chế, chính sách không còn phù hợp, cản trở việc thực thi công vụ của cán bộ,công chức; sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các quy định của Đảng và Nhà nướctheo hướng đề cao hơn trách nhiệm và quyền hạn của người đứng đầu trong mốiquan hệ giữa tập thể và cá nhân, vừa phải tôn trọng nguyên tắc tập thể, vừaphải phát huy vai trò cá nhân người đứng đầu; khuyến khích, bảo vệ người dámnghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, đặt lợi ích chung lên trên lợi ích riêng.
Bốn là, đẩy nhanh việc cải cách,thực hiện sớm chế độ tiền lương, nhà ở, chống bình quân, cào bằng; đồng thờichống đặc quyền, đặc lợi; gắn với tinh giảm biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cánbộ, công chức.
Năm là, trong năm 2012 ban hành quychế giám sát (trực tiếp và gián tiếp) của nhân dân đối với cán bộ, đảng viên,tổ chức đảng và chính quyền các cấp; trong đó có cơ chế giám sát của Mặt trậnTổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội, việc tổ chức lấy ý kiến đóng gópcủa các chuyên gia, nhà khoa học; cơ chế để Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thểchính trị - xã hội và nhân dân tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chínhquyền.
4 – Nhóm giải pháp về công tác giáodục chính trị, tư tưởng
Một là, tiếp tục đẩy mạnh việc họctập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh theo tinh thần Chỉ thị 03-CT/TW,ngày 14-5-2011 của Bộ Chính trị; tập trung lãnh đạo, chỉ đạo việc làm theogương Bác một cách thiết thực, hiệu quả.
Hai là, đổi mới công tác tuyêntruyền, giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho cán bộ, đảng viêngắn với việc kiểm điểm, đánh giá và biện pháp giải quyết vấn đề cấp bách trongcông tác xây dựng Đảng của các cấp theo tinh thần Nghị quyết này, tạo niềm tintrong Đảng và nhân dân.
Ba là, đẩy mạnh công tác nghiên cứulý luận, tổng kết thực tiễn. Đưa vào nền nếp việc bồi dưỡng lý luận, cập nhậtkiến thức mới cho cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp,đặc biệt là cấp trung ương.
Bốn là, chấn chỉnh hoạt động thôngtin, tuyên truyền; quản lý có hiệu quả hoạt động báo chí theo đúng định hướngcủa Đảng và Nhà nước. Chú trọng làm tốt hơn việc nêu gương những người tốt,việc tốt; lấy nhân tố tích cực để đẩy lùi tiêu cực; đồng thời phê phán, đấutranh với những biểu hiện sa sút về tư tưởng chính trị, vô trách nhiệm, vụ lợicá nhân, vi phạm những chuẩn mực đạo đức, lối sống... Tập trung chấn chỉnh,quản lý thông tin trên mạng Internet, các mạng xã hội và blog cá nhân.
Năm là, cán bộ chủ chốt và cán bộdân cử các cấp phải thường xuyên tiếp xúc, đối thoại trực tiếp với nhân dân,chủ động nắm bắt tâm tư, đánh giá, dự báo diễn biến tư tưởng của cán bộ, đảngviên và có biện pháp giải quyết kịp thời. Kiên quyết đấu tranh làm thất bại mọiâm mưu và hoạt động “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch. Chủ độngphòng ngừa, đấu tranh, phê phán những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”trong nội bộ Đảng. Giữ gìn sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng, sự đồng thuậntrong xã hội.
IV- TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1- Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị, Kếhoạch, phân công chỉ đạo thực hiện Nghị quyết, định rõ lộ trình thực hiện, làmtừng bước vững chắc; giữa nhiệm kỳ sơ kết, cuối nhiệm kỳ tổng kết báo cáo BanChấp hành Trung ương, Đại hội Đảng; trực tiếp chỉ đạo việc phổ biến, quán triệtvà tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết.
2- Người đứng đầu cấp ủy, tổ chứcđảng, cơ quan, đơn vị ở các cấp chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch tổ chức thựchiện Nghị quyết, giải quyết từng vấn đề cấp bách, xác định rõ những việc cầnlàm ngay, làm quyết liệt có hiệu quả, thời gian hoàn thành và phân công ngườichịu trách nhiệm cụ thể.
3- Ban Tổ chức Trung ương chủ trìphối hợp với Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Văn phòng Trung ương Đảng và các cơquan liên quan khẩn trương rà soát các cơ chế, chính sách về tổ chức, cán bộ,đề xuất sửa đổi, xây dựng mới để thực hiện tốt các giải pháp nêu ra trong Nghịquyết này.
Ban Tổ chức Trung ương chủ trì phốihợp với Ban cán sự đảng Chính phủ, Đảng đoàn Quốc hội, Ban cán sự đảng Bộ Nộivụ và các cơ quan liên quan rà soát và kiện toàn tổ chức những cơ quan củaĐảng, Nhà nước chưa phù hợp, hoạt động chưa hiệu quả. Đánh giá hiệu quả hoạtđộng của Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống tham nhũng, từ đó đề xuất việckiện toàn để nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức này.
4- Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủtrì phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương, Ban Tuyên giáo Trung ương, Văn phòngTrung ương Đảng xây dựng kế hoạch, kiến nghị với Bộ Chính trị, Ban Bí thư nộidung gợi ý cho các cấp ủy viên ở những nơi cần thiết trước khi tiến hành tự phêbình và phê bình; tổ chức kiểm tra, giám sát các cấp ủy, tổ chức đảng về thựchiện Nghị quyết này.
5- Ban Tuyên giáo Trung ương chỉ đạocác cơ quan báo chí tuyên truyền, phổ biến nội dung nghị quyết, chỉ thị, kếhoạch của Trung ương, Bộ Chính trị về vấn đề này và kết quả thực hiện theo tiếnđộ chặt chẽ, kịp thời, tránh nhận thức sai lệch, hiểu nhầm, ngộ nhận; không đểcác thế lực thù địch, chống đối lợi dụng kích động, làm mất ổn định chính trị.Các cấp ủy, cơ quan chủ quản chịu trách nhiệm quản lý, chấn chỉnh các cơ quanbáo chí của mình, bảo đảm đúng định hướng thông tin của Đảng và Nhà nước. Tăngcường quản lý và chấn chỉnh các trang mạng và blog có nội dung xấu.
6- Ban Dân vận Trung ương chủ trìphối hợp với Đảng đoàn Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các cơ quan liên quannghiên cứu, xây dựng quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốcvà các đoàn thể chính trị - xã hội, cơ chế để Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thểchính trị - xã hội và nhân dân tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chínhquyền, trình Bộ Chính trị ban hành.
7 – Đảng đoàn Quốc hội, Ban cán sựđảng Chính phủ chỉ đạo rà soát, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật cầnthiết để quản lý, sử dụng, kiểm soát chặt chẽ vốn và tài sản của Nhà nước,không để sơ hở, thất thoát.
*
* *
Ban Chấp hành Trung ương Đảng tintưởng, với truyền thống và bản chất tốt đẹp của Đảng, được nhân dân đồng tình,ủng hộ, nhất định chúng ta sẽ thực hiện thắng lợi Nghị quyết này, tạo bướcchuyển biến mới trong công tác xây dựng Đảng, làm cho Đảng ta ngày càng trongsạch, vững mạnh.
V.D (Theo Chinhphu.vn)