Phiên họp thứ 6 UBTVQH ngày 22/3: Cho ý kiến về dự thảo Pháp lệnh Hợp nhất VB QPPL, dự án Luật Công đoàn và dự án Luật Giáo dục đại học

Chính trị - Ngày đăng : 10:21, 23/03/2012

Trong phiên họp sáng 22/3, UBTVQH đã cho ý kiến về dự án Luật Công đoàn (sửa đổi). Phát biểu tại phiên họp, nhiều ý kiến trong UBTVQH ủng hộ phương án đổi tên Tổng Liên đoàn Lao động thành Tổng Công đoàn Việt Nam...

Trong phiên họp sáng 22/3, UBTVQH đãcho ý kiến về dự án Luật Công đoàn (sửa đổi). Phát biểu tại phiên họp, nhiều ýkiến trong UBTVQH ủng hộ phương án đổi tên Tổng Liên đoàn Lao động thành TổngCông đoàn Việt <_st13a_place w:st="on"><_st13a_country-region w:st="on">Nam.Đa số thành viên UBTVQH cũng tán thành việc quy định người lao động nước ngoàiđược gia nhập công đoàn.

Về tài chính công đoàn, đề nghị quyđịnh “Kinh phí công đoàn do doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế đóng gópbằng 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động”.

Dự thảo Pháp lệnh Hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật cũng đã được UBTVQH thôngqua tại phiên họp buổi sáng. 

Cho ý kiến về dự án Luật Giáo dục đại học(GDĐH) tại phiên họp chiều 22-3, nhiều ý kiến thành viên Ủy ban Thường vụ Quốchội (UBTVQH) nhất trí cao với sự cần thiết phải quy định về cơ cấu hệ thống vàphân tầng cơ sở GDĐH.


Theo Chủ nhiệmUB VHGDTTNNĐ QH Đào Trọng Thi, dự thảo luật trình lần này đã bổ sung khoản 4Điều 7 quy định việc phân tầng cơ sở GDĐH được thực hiện theo chất lượng đàotạo và nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên, để phù hợp với nhu cầu nhân lực và điềukiện phát triển của đất nước trong từng giai đoạn, đề nghị giao cho Chính phủquy định chi tiết tại các văn bản dưới luật về tiêu chí phân tầng cơ sở GDĐH vàban hành chính sách đầu tư, giao nhiệm vụ và quyền tự chủ phù hợp với vị trí,vai trò và năng lực bảo đảm chất lượng đào tạo của cơ sở GDĐH.

Để chủ động xây dựng một số cơ sởGDĐH thuộc tầng cao nhất, dự thảo luật cũng chỉnh sửa khoản 2 Điều 10 quy địnhNhà nước đầu tư ngân sách có trọng điểm để hình thành một số cơ sở GDĐH chấtlượng cao, theo định hướng nghiên cứu thuộc lĩnh vực khoa học cơ bản, các ngànhcông nghệ cao và kinh tế xã hội then chốt đạt trình độ tiên tiến của khu vực vàthế giới.

Phó Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân cũng cho rằng, phân tầng đại học là xu thếtất yếu, các nước đều đang làm để quy hoạch phát triển những đại học hàng đầu,làm động lực phát triển khoa học kỹ thuật, đào tạo nhân lực chất lượng cao. PhóChủ tịch Nguyễn Thị Kim Ngân đề nghị giao quyền tự chủ triệt để hơn nữa cho cáctrường đại học. “Không nên bắt các trường cứ mỗi năm lại xin chỉ tiêu tuyểnsinh một lần”, bà nói.

Một nội dung khác được UBTVQH quantâm là việc kiểm định chất lượng của cơ sở GDĐH. Tiếp thu ý kiến đại biểu QH,dự thảo mới đã chỉnh sửa khoản 3 Điều 34 theo hướng xác định rõ trách nhiệm củaBộ trưởng Bộ GD-ĐT quy định khối lượng kiến thức tối thiểu đối với mỗi trình độcủa GDĐH; yêu cầu tối thiểu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốtnghiệp để bảo đảm chất lượng đầu ra của GDĐH; bổ sung tại khoản 3 Điều 50 tráchnhiệm của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT quy định tiêu chuẩn đánh giá chất lượng GDĐH,chuẩn quốc gia đối với cơ sở GDĐH và chuẩn đối với chương trình đào tạo cáctrình độ của GDĐH. Đồng thời, để tăng cường trách nhiệm của cơ sở GDĐH trongviệc bảo đảm và duy trì các điều kiện bảo đảm chất lượng đào tạo, Điều 48 dựthảo luật đã quy định cụ thể trách nhiệm của cơ sở GDĐH trong việc đảm bảo chấtlượng GDĐH.

Theo đó, cơ sở GDĐH có trách nhiệmthành lập đơn vị chuyên trách về bảo đảm chất lượng GDĐH; xây dựng và thực hiệnkế hoạch bảo đảm chất lượng; tự đánh giá, cải tiến, nâng cao chất lượng đàotạo; định kỳ đăng ký kiểm định chương trình đào tạo và kiểm định cơ sở GDĐH;duy trì và phát triển các điều kiện bảo đảm chất lượng đào tạo và công bố côngkhai các điều kiện bảo đảm chất lượng, kết quả đào tạo và nghiên cứu khoa học,kết quả đánh giá và kiểm định chất lượng.

V.D (Theo SGGP)