Thông cáo báo chí về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8/2012

Chính trị - Ngày đăng : 08:23, 06/09/2012

Ngày 5/9, Chính phủ đã họp phiên thường kỳ tháng 8/2012. Dưới đây là toàn văn Thông cáo báo chí về một số nội dung của phiên họp...

Ngày 5/9, Chính phủ đã họp phiênthường kỳ tháng 8/2012. Dưới đây là toàn văn Thông cáo báo chí về một số nộidung của phiên họp.

Ngày 5/9/2012, tại Hà Nội, dưới sựchủ trì của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Chính phủ họp phiên thường kỳ tháng8/2012.

Thảo luận về tình hình kinh tế - xãhội tháng 8 và 8 tháng đầu năm 2012, Chính phủ thống nhất đánh giá kinh tế - xãhội tiếp tục chuyển biến đúng hướng, đạt được kết quả tích cực, khá toàn diện.Các nỗ lực tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Chính phủ vàcác Bộ, ngành, địa phương đã dần phát huy tác dụng.

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI), sau khigiảm liên tục trong 5 tháng đầu năm và có trị số âm (-) trong 2 tháng gần đây,đã tăng 0,63% so với tháng trước, là mức tăng cao nhất trong vòng 6 tháng gầnđây[1]. Chỉ số giátiêu dùng tháng 8 tăng 2,86% so với tháng 12/2011 và tăng 5,04% so với cùng kỳnăm trước, thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng giá tiêu dùng của các năm trước[2].

Về tiền tệ, tín dụng: Tính đến ngày20/8/2012, tổng phương tiện thanh toán (M2) ước tăng 10,3% so với 31/12/2011.Tổng số dư tiền gửi của khách hàng tại các tổ chức tín dụng ước tăng 11,23%. Dưnợ tín dụng đối với nền kinh tế ước tăng 1,4% so với 31/12/2011. Tuy dư nợ tíndụng tăng trưởng ở mức thấp nhưng cơ cấu tín dụng tiếp tục chuyển dịch theohướng tích cực, tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chínhphủ.

Chính sách tiền tệ được điều hànhchủ động và linh hoạt hơn, các mức lãi suất điều hành đã giảm nhanh với tổngmức giảm từ 4-5%/năm, phù hợp với diễn biến lạm phát, kinh tế vĩ mô và thịtrường tiền tệ. Nhiều ngân hàng đã triển khai các gói tín dụng quy mô lớn hỗtrợ khách hàng tốt để sản xuất kinh doanh các lĩnh vực ưu tiên với lãi suấtthấp, khoảng 9-10%.  Hiện nay, lãi suất cho vay các lĩnh vực: nông nghiệpnông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa phổ biến ởmức 10-13%/năm; cho vay sản xuất kinh doanh khác 12-15%/năm.

Tổng thu NSNN tính đến 15/8/2012 ướcđạt 418,46 nghìn tỷ đồng, bằng 56,5% dự toán, tăng 1,7% so cùng kỳ năm 2011.Tổng chi NSNN tính đến 15/8/2012 ước đạt 534 nghìn tỷ đồng, bằng 59,1% dự toán,tăng 18,6% so với cùng kỳ năm 2011.

Trong tháng 8/2012, kim ngạch xuấtkhẩu ước đạt 9,8 tỷ USD, giảm 3,8% so với tháng 7/2012. Tính chung 8 tháng đầunăm 2012, tổng kim ngạch xuất khẩu ước đạt 73,35 tỷ USD, tăng 17,8% so với cùngkỳ năm trước. Tổng kim ngạch nhập khẩu ước đạt trên 73,41 tỷ USD, tăng 6,7% sovới cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ nhập siêu giảm mạnh; nhập siêu 8 tháng đầu nămkhoảng 62 triệu USD, bằng 0,08% tổng kim ngạch xuất khẩu.

Sản xuất công nghiệp đã có sự chuyểnbiến tích cực qua từng tháng[3]. Chỉ số sảnxuất công nghiệp IIP 8 tháng đầu năm tăng 4,7% so với cùng kỳ năm 2011. Chỉ sốIIP tháng 8 tăng 4,1% so với tháng trước và tăng 4,4% so với cùng kỳ năm trước.Hàng tồn kho giảm từ 34,9% tại thời điểm01/3/2012 xuống  20,8% vào đầu tháng 8/2012[4]. Trong tháng8, số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập mới trên 6,1 nghìn doanh nghiệp,tăng 3,3% so với tháng 7/2012 với số vốn đăng ký là 73,6 nghìn tỷ đồng, tăng161,3%. Tính chung 8 tháng đầu năm, cả nước có hơn 46 nghìn doanh nghiệp thànhlập mới, cao hơn số 35,5 nghìn doanh nghiệp giải thể, tạm ngừng hoạt động;trong đó có hơn 2.000 doanh nghiệp đăng ký hoạt động trở lại.

Sản xuất nông nghiệp phát triển ổnđịnh, đạt kết quả tốt. Tổng sản lượng thủy sản 8 tháng đầu năm ước đạt xấp xỉ3,7 triệu tấn, tăng 4,9% so với cùng kỳ năm trước. Khu vực dịch vụ tiếp tụcphát triển khá; hoạt động du lịch diễn ra sôi động, lượng khách quốc tế tăngcao. An sinh xã hội và phúc lợi xã hội cơ bản được bảo đảm[5]. Các vấn đề xãhội bức xúc được quan tâm, giải quyết. Lĩnh vực giáo dục - đào tạo, khoa học -công nghệ tiếp tục phát triển. Tai nạn giao thông giảm mạnh, trật tự an toàngiao thông chuyển biến tích cực. Các hoạt động văn hóa, thông tin, thể dục, thểthao tiếp tục được quan tâm, phát triển. Quốc phòng, an ninh được tăng cường,chính trị - xã hội ổn định. Công tác đối ngoại tiếp tục được đẩy mạnh, đạtnhiều kết quả tích cực...

Tuy nhiên, tình hình kinh tế - xãhội vẫn tồn tại nhiều khó khăn, thách thức: Chỉ số phát triển công nghiệp 8tháng chỉ bằng 64,6% tốc độ tăng cùng kỳ năm 2011. Tốc độ tăng trưởng xuất khẩutháng 8/2012 thấp hơn so với tháng 7/2012. Việc xử lý nợ xấu trong hệ thốngngân hàng vẫn chưa chuyển biến tích cực; diễn biến thị trường tài chính, tiềntệ vẫn khá phức tạp. Khu vực doanh nghiệp vẫn gặp nhiều khó khăn, khả năng hấpthụ nguồn vốn thấp; sức mua của thị trường trong nước thấp; chỉ số tồn kho tuycó giảm song vẫn còn ở mức cao; số doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động vẫntăng, ảnh hưởng đến việc làm, thu nhập và đời sống người lao động; tổng dư nợtín dụng đối với nền kinh tế vẫn thấp hơn nhiều so với mục tiêu đề ra; thu ngânsách nhà nước đạt thấp. Đời sống của một bộ phận dân cư, nhất là người nghèo,lao động mất việc làm,... đang gặp nhiều khó khăn; các tệ nạn và trật tự antoàn xã hội ở một số địa bàn còn diễn biến phức tạp.

Để đạt được các mục tiêu, nhiệm vụđề ra trong các tháng cuối năm và cả năm 2012, Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành,địa phương tiếp tục triển khai đồng bộ, quyết liệt và có hiệu quả các giảipháp, chính sách đề ra trong Nghị quyết số 01/NQ-CP và Nghị quyết số 13/NQ-CPcủa Chính phủ, các Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ và các văn bản chỉđạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, trong đó tập trung thực hiệnmột số giải pháp chủ yếu sau đây:

Tập trung thực hiện Nghị quyết13/NQ-CP tháo gỡ khó khăn hỗ trợ doanh nghiệp, tạo môi trường cho phát triểnsản xuất kinh doanh, tăng sức mua, đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa nhưng không làmbất ổn kinh tế vĩ mô và lạm phát tăng cao trở lại. Trong đó chú trọng (i) hỗtrợ doanh nghiệp giải quyết hàng tồn kho để bước vào chu kỳ sản xuất kinh doanhmới; (ii) có biện pháp hiệu quả giải quyết nợ để các doanh nghiệp có thể từngbước quan hệ tín dụng bình thường trở lại với các ngân hàng; (iii) tập trung hỗtrợ các doanh nghiệp trong nước tăng xuất khẩu trở lại, nhất là các mặt hàngchủ lực (iv) quản lý tốt thị trường trong nước...

Điều hành chính sách giá cả linhhoạt, hiệu quả; kiểm soát chặt chẽ các loại giá, phí ảnh hưởng hoặc trực tiếplàm tăng chi phí đầu vào của sản phẩm. Nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh;tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Nâng cao chất lượng xúc tiến thương mạivà đầu tư; mở rộng thị trường, đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu, nhất là các mặthàng sản xuất từ nguyên liệu trong nước. Nâng cao chất lượng để tăng giá trịvới nhóm hàng sản xuất truyền thống (đặc biệt là nông, lâm, thuỷ sản) không cóđiều kiện tăng nhiều về khối lượng. Chú trọng triển khai cuộc vận động “NgườiViệt <_st13a_country-region w:st="on">Nam ưu tiên dùng hàngViệt <_st13a_country-region w:st="on"><_st13a_place w:st="on">Nam”.Kiểm soát chất lượng hàng nhập khẩu gắn với chống gian lận hàng hóa, hàng giả,hàng kém chất lượng; chú trọng về các tiêu chuẩn kỹ thuật, vệ sinh an toàn thựcphẩm (VSATTP). Xác định mức độ ưu tiên tiếp cận ngoại tệ đối với các nhóm hàngkhông thiết yếu khi cho vay nhập khẩu. Tăng cường công tác quản lý, kiểm trathị trường, xử lý nghiêm và kịp thời các hành vi đầu cơ, găm hàng gây sốt giáảo. Bảo đảm chất lượng và giá cả các mặt hàng thiết yếu, nhất là giá sữa, giáthuốc chữa bệnh cho người, thuốc bảo vệ động, thực vật, phân bón,... và giá cảnguyên vật liệu là đầu vào cho hoạt động sản xuất. Nhân rộng sản xuất lúa theomô hình “cánh đồng mẫu lớn”; xây dựng phương thức hỗ trợ thu mua nông sản, thủysản phù hợp, bảo đảm lợi ích của người sản xuất; có chính sách hỗ trợ thu muacá tra và gia súc, gia cầm. Đẩy mạnh việc phát triển kho trữ lúa gạo tại Đồngbằng sông Cửu Long. Tập trung kiện toàn tổ chức và đầu tư trang thiết bị,phương tiện cho lực lượng kiểm ngư; đẩy mạnh đầu tư, xây dựng các công trìnhphòng, chống lụt bão, chủ động ứng phó với diễn biến phức tạp của thiên tai.

Ngân hàng cần áp dụng cơ chế linhhoạt để tăng khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp nói chung; nhất là cácdoanh nghiệp vừa và nhỏ, chú trọng các lĩnh vực ưu tiên như: nông nghiệp, nôngthôn, sản xuất hàng xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ,… Tăng mức cấp tín dụng chokhu vực nông nghiệp nông thôn với lãi suất thấp.Đẩy mạnh việc triển khai tái cơ cấu các ngân hàng thươngmại, xử lý nợ xấu. Tăng cường quản lý, thanh tra, giám sát ngân hàng và điềuhành chính sách tiền tệ để bảo đảm an toàn hệ thống. Điều hành tỷ giá chủ động,linh hoạt, phù hợp với các cân đối vĩ mô, hướng tới mục tiêu ổn định giá trịcủa VND.

- Tiếp tục thực hiện giảm tiền thuêđất, gia hạn nộp tiền sử dụng đất, miễn thuế môn bài đối với hộ đánh bắt hảisản và hộ sản xuất muối.. theo Nghị quyết 13/NQ-CP và Nghị quyết của Quốc hội.

- Đẩy nhanh việc thực hiện và giảingân vốn đối với các dự án sử dụng vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, vốn tráiphiếu Chính phủ, vốn chương trình mục tiêu Quốc gia. Bố trí đủ vốn đối ứng chocác dự án ODA, đặc biệt là các dự án lớn nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện; ưuđãi hợp lý cho các doanh nghiệp FDI mở rộng đầu tư.

- Tháo gỡ khó khăn cho thị trườngbất động sản và thị trường chứng khoán.

- Triển khai thực hiện Nghị quyếtTrung ương 5 khóa XI về phòng chống tham nhũng, lãng phí, trong đó chú trọng xửlý các vụ khiếu kiện kéo dài.

- Triển khai Nghị quyết Hội nghịTrung ương 5 khóa XI về chính sách tiền lương, chính sách xã hội, chính sáchđối với người có công.

- Thực hiện bảo hiểm thất nghiệp, hỗtrợ lao động mất việc làm từ các doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động, nhấtlà tại các Khu công nghiệp, đô thị. Đẩy mạnh các giải pháp hỗ trợ giảm nghèo;tập trung nguồn lực thực hiện hiệu quả, đúng tiến độ Chương trình Mục tiêu Quốcgia giảm nghèo bền vững 2011 – 2015. Tăng cường các biện pháp kiểm tra, kiểmsoát để nâng cao hiệu quả việc thực hiện các chính sách an sinh xã hội. Từngbước thực hiện việc giảm tải bệnh viện tại các đô thị hiện nay đang gây bức xúcvà khó khăn cho người dân. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, phòng chốngdịch bệnh, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.



[1] CPI so với tháng trước từ tháng 03-7/2012 lần lượt: 0,1%; 0,05%; 0,18%;-0,26% và -0,29%.


[2] Tháng 8 so với tháng cùng kỳ năm trước các năm 2010, 2011 lần lượt là:8,18% và 23,02%.


[3] So với cùng kỳ năm trước, chỉ số IIP 3 tháng đầu năm tăng 4,1%; 4 thángtăng 4,3%; 5 tháng tăng 4,2%, 6 tháng tăng 4,5%; 7 tháng tăng 4,8%.


[4] Chỉ số tồn kho ngành công nghiệp chế biến, chế tạo so với cùng kỳ nămtrước đã giảm dần từ mức 34,9% tại thời điểm 01/3, xuống lần lượt 32,1%; 29,4%;26%; 21% và 20,8% vào đầu tháng 4-8/2012.


[5] Trong 8 tháng đầu năm 2012, cả nước ước tạo việc làm khoảng 1 triệu laođộng, trong đó xuất khẩu lao động khoảng 54 nghìn người. Thực hiện trợ cấp xãhội thường xuyên cho gần 2,3 triệu người thuộc nhóm đối tượng bảo trợ xã hội(trong đó có trên 40 ngàn người trong các cơ sở bảo trợ xã hội). Đã hỗ trợ trên33 nghìn tấn gạo từ nguồn dự trữ quốc gia cho 18 địa phương trong những ngàygiáp hạt.

V.D (Theo Chinhphu.vn)