Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8/2012
Chính trị - Ngày đăng : 09:29, 14/09/2012
Tăng mức tín dụng cho khu vực nôngnghiệp, nông thôn với lãi suất thấp; kiểm soát chặt chẽ nhập khẩu, nhất là hànghoá tạm nhập tái xuất; định hướng một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2013;...là những nội dung tại Nghịquyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8/2012 vừa được ban hànhngày13/9.
Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan,địa phương tập trung khẩn trương khắc phục những khó khăn, thách thức, chỉ đạo,điều hành thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp theo Nghịquyết của Đảng, Quốc hội và Chính phủ, nhất là Nghị quyết số 01/NQ-CP, Nghịquyết số 13/NQ-CP, các Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ và sự chỉ đạo,điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Tăng mức tín dụng cho khu vực nôngnghiệp, nông thôn với lãi suất thấp
Chính phủ yêu cầu Ngânhàng Nhà nước Việt Nam tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt,thận trọng, hỗ trợ vốn kịp thời cho các tổ chức tín dụng để bảo đảm thanhkhoản, đáp ứng nhu cầu thanh toán và mở rộng tín dụng có hiệu quả trong nhữngtháng cuối năm nhằm hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.
Bên cạnh đó, giám sát chặt chẽ việccác tổ chức tín dụng thực hiện quy định về lãi suất; thực hiện tái cơ cấu hệthống ngân hàng thương mại theo đúng lộ trình đã được duyệt, xử lý nhanh chóngvà quyết liệt các ngân hàng yếu kém.
Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước chỉđạo thực hiện các biện pháp xử lý nợ xấu, xem xét tiếp tục cho vay mới đối vớidoanh nghiệp có phương án sản xuất, kinh doanh hiệu quả, khả thi; áp dụng linhhoạt các biện pháp bảo đảm tiền vay và thủ tục cho vay nhằm tăng khả năng tiếpcận vốn của doanh nghiệp và người dân; tăng mức tín dụng cho khu vực nôngnghiệp, nông thôn với lãi suất thấp; điều chỉnh lãi suất cho vay hợp lý trên cơsở tiết kiệm chi phí hoạt động và lãi suất huy động.
Bộ Tài chính và các bộ, ngành, địaphương triển khai thực hiện Chỉ thị số 22/CT-TTg ngày 5/9/2012 của Thủ tướngChính phủ về điều hành nhiệm vụ tài chính - ngân sách nhà nước những tháng cuốinăm 2012; tăng cường chỉ đạo công tác quản lý thu ngân sách, bảo đảm hoàn thànhdự toán thu, giữ mức bội chi ngân sách theo kế hoạch.
Kích thích tiêu dùng để tăng sứcmua, giải quyết hàng tồn kho
Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp vớicác bộ, cơ quan, địa phương tích cực tạo điều kiện thúc đẩy phát triển sảnxuất, kinh doanh; kích thích tiêu dùng để tăng sức mua, giải quyết hàng tồnkho; phát triển thị trường trong nước, thực hiện sâu rộng và hiệu quả cuộc vậnđộng “Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam”; đẩy mạnh xúc tiến thương mại, thôngtin thị trường để duy trì tăng trưởng xuất khẩu các mặt hàng chủ lực; kiểm soátchặt chẽ nhập khẩu, nhất là hàng hoá tạm nhập tái xuất.
Chính phủ yêu cầu Bộ Nông nghiệp vàPhát triển nông thôn chỉ đạo triển khai hiệu quả chính sách cấp bách hỗ trợ sảnxuất chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản; kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng chất cấmtrong chăn nuôi, phòng chống dịch bệnh, chống buôn lậu gia súc, gia cầm quabiên giới; bảo đảm cung ứng thực phẩm phục vụ nhu cầu dịp Tết nguyên đán.
Bên cạnh đó, xây dựng phương thức hỗtrợ thu mua nông sản, thủy sản bảo đảm lợi ích của người sản xuất; đẩy mạnhviệc phát triển kho dự trữ lúa gạo tại Đồng bằng sông Cửu Long để nâng cao hiệuquả xuất khẩu gạo, điều tiết thị trường; đẩy nhanh tiến độ các công trìnhphòng, chống lụt bão; chủ động ứng phó với những diễn biến phức tạp của thiêntai.
Định hướng một số chỉ tiêu kinh tế -xã hội năm 2013
Nghị quyết nêu rõ, Chínhphủ xác định mục tiêu tổng quát của Kế hoạch phát triển kinh tế - xãhội năm 2013 là: Tiếp tục tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô, không để lạm phátcao trở lại; bảo đảm tốc độ tăng trưởng kinh tế hợp lý và tiếp tục đẩy mạnh táicơ cấu tổng thể nền kinh tế trong đó tập trung vào 3 lĩnh vực trọng tâm: Đầu tưcông, doanh nghiệp nhà nước, hệ thống tổ chức tín dụng; tạo đà cho việc thựchiện các mục tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011 - 2015;bảo đảm an sinh xã hội, phúc lợi xã hội và cải thiện đời sống nhân dân; mở rộngquan hệ đối ngoại, chủ động hội nhập, nâng cao vị thế của Việt Nam trên trườngquốc tế; giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bảo đảman ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội.
Chính phủ định hướng một số chỉtiêu kinh tế - xã hội chủ yếu của năm 2013 là: Tốc độ tăng trưởng kinh tếkhoảng 6%; kim ngạch xuất khẩu tăng 10 - 12%; tỷ lệ nhập siêu ở mức 8 - 10% sovới kim ngạch xuất khẩu; tỷ lệ bội chi ngân sách so với GDP 4,8%; tổng vốn đầutư phát triển toàn xã hội chiếm khoảng 34,5% GDP; tốc độ tăng chỉ số giá tiêudùng không quá 7%; tạo việc làm cho 1,6 triệu lao động; phấn đấu giảm 1,5 - 2%tỷ lệ hộ nghèo cả nước, giảm 4% tỷ lệ hộ nghèo đối với các huyện nghèo so vớicuối năm 2012;...
Đánh giá khách quan, toàn diện vềdoanh nghiệp nhà nước trong 10 năm qua
Về Đề án tiếp tục đổi mới, nâng caohiệu quả doanh nghiệp nhà nước, bảo đảm vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nướctrong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Chính phủ thống nhấtphạm vi Đề án cần tập trung đánh giá khách quan, toàn diện tình hình thực hiệnNghị quyết Trung ương 3 (khóa IX) và các Nghị quyết của Đảng, Kết luận của BộChính trị về doanh nghiệp nhà nước trong 10 năm qua; vị trí, vai trò, hiệu quảtổng hợp của doanh nghiệp nhà nước trên các mặt kinh tế, chính trị, xã hội,quốc phòng, an ninh; nêu rõ những thành công và những tồn tại hạn chế, nguyênnhân và bài học kinh nghiệm.
Về quan điểm, bám sát tinh thần Nghịquyết Đại hội XI của Đảng tiếp tục khẳng định vai trò chủ đạo của kinh tế nhànước, doanh nghiệp nhà nước vừa giữ vai trò là lực lượng vật chất để kinh tếnhà nước giữ vai trò chủ đạo vừa có vai trò hỗ trợ và tạo động lực thúc đẩyphát triển, chuyển dịch cơ cấu. Từ đó, xác định mục tiêu, giải pháp cụ thể chogiai đoạn đến năm 2015 và 2020 gắn với tái cơ cấu nền kinh tế.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư được giao chủtrì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ tiếp thu ý kiến thành viên Chính phủ,hoàn chỉnh Đề án này, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước khi trình Bộ Chính trị.
V.D (Theo Chinhphu.vn)