Chính phủ họp phiên thường kỳ tháng 9/2012

Chính trị - Ngày đăng : 09:00, 28/09/2012

Các thành viên Chính phủ nhận định, tình hình kinh tế-xã hội tháng 9 và 9 tháng năm 2012 tiếp tục có những chuyển biến tích cực, đúng hướng; mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô đạt được những kết quả bước đầu; bảo đảm được an sinh xã hội và giữ được tăng trưởng ở mức hợp lý...

Các thành viên Chính phủ nhận định,tình hình kinh tế-xã hội tháng 9 và 9 tháng năm 2012 tiếp tục có những chuyểnbiến tích cực, đúng hướng; mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ môđạt được những kết quả bước đầu; bảo đảm được an sinh xã hội và giữ được tăngtrưởng ở mức hợp lý.


Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, các Phó Thủ tướng:Nguyễn Xuân Phúc, Hoàng Trung Hải, Nguyễn Thiện Nhân, Vũ Văn Ninh tại phiênhọp. Ảnh: VGP/Nhật Bắc


Ngày 27/9, Chính phủ đã họp phiên thường kỳtháng 9. Thông tin tại phiên họp cho thấy, tốc độ tăng GDP quý 3-2012 ướckhoảng 5,35%, thấp hơn so với cùng kỳ năm trước, song mức tăng này là sự cốgắng lớn trong điều kiện phải tập trung mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn địnhkinh tế vĩ mô. Tốc độ tăng trưởng GDP 9 tháng đầu năm có xu hướng cải thiện sautừng quý, quý sau cao hơn quý trước (GDP quý 1 tăng 4%, quý 2 tăng 4,66%, quý 3ước tăng 5,35%). Tính chung GDP 9 tháng đầu năm ước đạt 4,73%.

Lãi suất cho vay đã giảm nhanh vớitổng mức giảm từ 5% - 8%/năm, phù hợp với diễn biến lạm phát, kinh tế vĩ mô vàthị trường tiền tệ. Xuất khẩu tiếp tục giữ vững đà tăng trưởng trong khi nhậpkhẩu giảm mạnh và có xuất siêu 9 tháng đầu năm. Tuy nhiên, Chính phủ cũng chorằng, tình hình kinh tế vĩ mô vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức, trong đó nổilên là kinh tế vĩ mô chưa thực sự vững chắc, chỉ số giá tiêu dùng đang có xuhướng tăng trở lại, tăng trưởng kinh tế chậm hơn kỳ vọng; tình trạng nợ xấungân hàng chậm được giải quyết; thị trường tài chính, tiền tệ còn phức tạp; sảnxuất kinh doanh phục hồi chậm…

Theo ông Vũ Đức Đam, Bộ trưởng, Chủnhiệm Văn phòng Chính phủ, tình hình kinh tế 9 tháng vẫn chuyển biến như dựbáo. Duy nhất trong tháng 9 có tình hình phát sinh là CPI tăng mạnh (2,2%). CPItăng mạnh là do tác động của tăng giá viện phí, giáo dục (tháng khai giảng),giá xăng dầu thế giới tăng cao.


Toàn cảnh phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng9/2012. Ảnh: VGP/Nhật Bắc


Kết luận phiên họp, Thủ tướng NguyễnTấn Dũng nhấn mạnh, từ nay đến cuối năm cần tập trung kiểm soát chặt chẽ giácả, thực hiện bằng được mục tiêu không để lạm phát ở mức 2 con số; kiểm soátlạm phát không chỉ cho năm nay mà còn cho những năm tiếp theo. Thủ tướng yêucầu đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng; kiểm soát chặt chẽ tổng phương tiện thanhtoán; giữ vững sự ổn định tỷ giá; kiểm soát chặt chẽ lãi suất, không để đẩy lãisuất lên cao hơn nữa.

“Bằng các giải pháp đồng bộ, quyếtliệt, phải thực hiện được mục tiêu kiềm chế lạm phát, giữ vững được ổn địnhkinh tế vĩ mô, việc thực hiện mục tiêu này không chỉ cho năm 2012 mà còn chonhững năm tiếp theo, vì sự phát triển bền vững của đất nước” - Thủ tướng nhấnmạnh.

Cùng với đó, đảm bảo cân đối về cungcầu hàng hóa, không để thiếu hàng, sốt giá. Việc cân đối, đảm bảo hàng hóa chonhững tháng cuối năm nhất là về lương thực, thực phẩm phải được tính toán ngaytừ bây giờ. Cân đối hàng hóa phải đi liền với bình ổn giá, kiểm soát, quản lýgiá cả. Tiếp tục thực hiện chủ trương điều hành giá cả hàng hóa theo giá thịtrường nhưng phải làm có lộ trình, không làm dồn dập và tính toán kỹ tới nhữngtác động kinh tế, xã hội sau khi điều chỉnh giá.

Để đạt được mục tiêu tăng trưởngkhoảng 5,2% trong năm 2012, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu cần tiếp tục quantâm tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh; đẩy mạnh sản xuất, xuất khẩunhững mặt hàng có lợi thế như gạo, thủy sản, hàng dệt may, da giày; quan tâmphát triển các dịch vụ lợi thế như du lịch, tài chính, ngân hàng, viễn thông,hàng không; tập trung giải quyết hàng tồn kho, nhất là vật liệu xây dựng; tháogỡ khó khăn cho thị trường bất động sản.

Gia hạn thêm 3 tháng thuế VAT

Tại phiên họp báo Chính phủ chiều qua, đại diện Bộ Tài chính cho biết sẽ gia hạn thêm 3 tháng đối với thuế giá trị gia tăng của các doanh nghiệp, các tổ chức, theo Nghị quyết số 13 của Chính phủ. Như vậy, thay vì phải nộp vào tháng 1-2013 sẽ được kéo dài đến tháng 4-2013.

V.D (Theo SGGP)