Kỷ niệm 40 năm Chiến thắng “Hà Nội- Điện Biên Phủ trên không”(12/1972 - 12/2012)

Chính trị - Ngày đăng : 08:57, 28/12/2012

Năm 1954, Chiến thắng Ðiện Biện Phủ đã buộc thực dân Pháp ký Hiệp định Giơnevơ, chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. Từ đó, nước ta tạm thời bị chia cắt thành hai miền, miền Bắc tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, miền Nam tiếp tục thực hiện cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân để giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước...

Phần thứ nhất


VÀI NÉT VỀ CHIẾN THẮNG “HÀ NỘI - ÐIỆN BIÊN PHỦ TRÊN KHÔNG”CUỐI THÁNG 12 NĂM 1972

I. CUỘC TẬP KÍCH ÐƯỜNG KHÔNG CHIẾN LƯỢC CỦA ÐẾ QUỐC MỸ VÀOMIỀN BẮC VIỆT NAM CUỐI THÁNG 12 NĂM 1972.


1. Bối cảnh diễn ra cuộc tập kích đường không chiến lược củađế quốc Mỹ vào miền Bắc Việt Namcuối tháng 12 năm 1972

Năm 1954, Chiến thắngÐiện Biện Phủ đã buộc thực dân Pháp ký Hiệp định Giơnevơ, chấm dứt cuộc chiếntranh xâm lược Việt Nam.Từ đó, nước ta tạm thời bị chia cắt thành hai miền, miền Bắc tiến lên xây dựngchủ nghĩa xã hội, miền Nam tiếp tục thực hiện cuộc cách mạng dân tộc dân chủnhân dân để giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Với bản chất hiếu chiến,xâm lược và phản động, đế quốc Mỹ đã thay chân thực dân Pháp thực hiện âm mưuchia cắt lâu dài đất nước ta, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứquân sự để đánh phá miền Bắc, chống chủ nghĩa xã hội và phong trào giải phóngdân tộc trên thế giới.

Chiến lược “Chiếntranh đặc biệt” của Mỹ và chính quyền Sài Gòn đứng trước nguy cơ bị phá sảnhoàn toàn. Ðầu năm 1965, đế quốc Mỹ chuyển sang Chiến lược “Chiến tranh cục bộ”, đưa quân Mỹ vào miền Nam Việt Namvà sử dụng không quân, hải quân đánh phá miền Bắc Việt Nam lần thứnhất. Bị thất bại liên tiếp trên cả hai miền Nam - Bắc, ngày 1/11/1968, Tổngthống Mỹ Giôn-xơn tuyên bố chấm dứt ném bom - kết thúc cuộc chiến tranh pháhoại miền Bắc lần thứ nhất, đồng thời chuyển sang thực hiện Chiến lược “ViệtNam hóa Chiến tranh".

Ðầu năm 1972, cuộckháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta bắt đầu vào giai đoạn quyếtđịnh. Trên cả ba mặt trận: quân sự, chính trị và ngoại giao ta đều giành thắnglợi to lớn. Chiến lược “Việt Namhóa chiến tranh” của đế quốc Mỹ có nguy cơ sụp đổ hoàn toàn. Ðể cứu vãn tìnhthế, ngày 6/4/1972, Tổng thống Mỹ Ních-xơn vội vã ra lệnh tiến hành cuộc chiếntranh phá hoại lần thứ hai đối với miền Bắc với quy mô lớn hơn, tính chất ácliệt, tàn bạo hơn nhiều so với cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ nhất. Mỹ sửdụng máy bay chiến lược B.52 đánh phá các tỉnh: Quảng Bình, Nghệ An, Thanh Hóa,Hải Phòng... Quân và dân ta đã chiến đấu kiên cường, dũng cảm, đánh bại cáccuộc tập kích đường không của địch. Thắng lợi này làm cho cục diện chiến tranhchuyển hướng có lợi cho ta, trong khi phía Mỹ không đạt được mục tiêu đề ra củacuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ hai. Chiến tranh càng tiếp tục kéodài, càng khoét sâu thêm những mâu thuẫn nội bộ và khó khăn về kinh tế, chínhtrị, xã hội của nước Mỹ. Cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ đang đến gần, sức ép của cửtri, của phong trào phản đối chiến tranh xâm lược Việt Nam và các lực lượngchính trị ở Mỹ tác động mạnh mẽ đến Tổng thống Ních-xơn. Hội nghị đàm phán bốnbên tại Pari đã kéo dài 4 năm mà Mỹ vẫn chưa tìm được lối thoát. Ðến đầu tháng10/1972, ta đưa ra dự thảo Hiệp định “Về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bìnhở Việt Nam”và phía Mỹ chấp thuận bản dự thảo này.

Sau khi Ních-xơn táicử Tổng thống nhiệm kỳ hai, đế quốc Mỹ đã trắng trợn lật lọng, xóa bỏ bản dựthảo Hiệp định đã thỏa thuận với ta, đòi ta phải sửa chữa 126 điểm mà trước đóphía Mỹ đã hoàn toàn nhất trí. Kít-xinh-giơ tuyên bố ngừng đàm phán vô thời hạnvới ta.

Ngày 17/12/1972, Tổngthống Ních-xơn chính thức ra lệnh tiến hành cuộc tập kích đường không chiếnlược vào miền Bắc nước ta với tên gọi Chiến dịch “Lai-nơ-bếch-cơ II".

2. Âm mưu, thủ đoạn,sử dụng lực lượng và tội ác của đế quốc Mỹ trong cuộc tập kích đường khôngchiến lược cuối tháng 12 năm 1972

- Ðế quốc Mỹ tiến hànhcuộc tập kích đường không chiến lược bằng B.52 nhằm gây sức ép buộc ta phảichấp nhận ký Hiệp định Pari theo các điều khoản sửa đổi của chúng; đánh phá,hủy diệt tiềm lực kinh tế - quốc phòng của miền Bắc, hạn chế sự chi viện chocách mạng miền Nam; làm tê liệt ý chí chiến đấu, quyết chiến, quyết thắng củadân tộc ta; đe dọa phong trào đấu tranh của nhân dân thế giới.

- Thực hiện âm mưunày, đế quốc Mỹ đã huy động số lượng lớn máy bay, tàu chiến và các loại vũ khívào chiến dịch. Ðây là cuộc huy động lực lượng tập kích đường không lớn nhấtcủa đế quốc Mỹ kể từ sau đại chiến thế giới lần thứ hai đến năm 1972. Trong đó,máy bay chiến lược B.52: 193/tổng số 400 chiếc hiện có của quân đội Mỹ; máy baykhông quân chiến thuật: 1.077/ tổng số 3.043 chiếc (có 1 biên đội máy bay F.111khoảng 50 chiếc); tàu sân bay: 6/24 chiếc; hơn 50 máy bay tiếp dầu trên khôngvà một số loại máy bay phục vụ khác như: máy bay gây nhiễu từ xa, máy bay trinhsát chiến lược, chiến thuật, máy bay chỉ huy, liên lạc dẫn đường, cấp cứu; cùng60 tàu chiến các loại của Hạm đội 7 ở Thái Bình Dương.

Máy bay chiến lượcB.52, còn được gọi là “Siêu pháo đài bay B.52” – là máy bay chiến đấu hiện đạinhất của không lực Hoa Kỳ vào thời điểm đó, có tải trọng vũ khí: 18 - 30 tấnbom, có thể mang 12-20 quả tên lửa hành trình ALEM hoặc 8 tên lửa hành trình(tàng hình) ACM, 4 pháo 20 mm hoặc một pháo 20mm 6 nòng (gấp 10 lần so với máybay cường kích); bay ở độ cao tối đa 16.765m, thông thường 10.000 - 13.000m;tầm bay xa: 12.000 - 16.000km; có thể bay liên tục 9 giờ không cần tiếp dầu,nếu được tiếp dầu có thể bay nhiều giờ hơn hoặc vượt chặng đường 18.000 -20.000km. Ðến nay, B.52 đã qua 8 lần cải tiến, là vũ khí chiến lược, được trangbị tên lửa hành trình loại A6M-86B để tiến công từ xa với cự ly 2.500km.

- Cuộc tập kích đườngkhông chiến lược của đế quốc Mỹ vào miền Bắc nước ta cuối tháng 12/1972 là mộtcuộc ném bom hủy diệt vô cùng man rợ. Trong 12 ngày và đêm, đế quốc Mỹ đã sửdụng 663 lần chiếc B.52 và 3.920 lần chiếc máy bay chiến thuật, ném xuống HàNội, Hải Phòng và một số thành phố, thị xã trên miền Bắc nước ta hơn 100 ngàntấn bom, đạn. Riêng ở Hà Nội, địch sử dụng 441 lần chiếc B.52 cùng nhiều máybay chiến thuật ném hàng ngàn tấn bom xuống các khu phố, sân bay, nhà ga, bệnhviện, trường học... Chúng đã hủy diệt nhiều phố xá, làng mạc; phá sập 5.480ngôi nhà, trong đó có gần 100 nhà máy, xí nghiệp, trường học, bệnh viện, nhàga; giết chết 2.368 dân thường, làm bị thương 1.355 người khác.

Ních-xơn đã ra lệnhcho B.52 rải thảm hủy diệt phố Khâm Thiên, khu vực có mật độ dân số đông nhấtHà Nội. Bom Mỹ đã tàn phá cả chiều dài khu phố trên 1.200 mét, gần 2.000 ngôinhà, đền, chùa, trường học, trạm xá bị phá sập, 287 người chết, 290 người bịthương. Máy bay B.52 còn rải bom xuống hơn 100 điểm dân cư khác trong Thành phố(Bệnh viện Bạch Mai, Gia Lâm, Yên Viên, Uy Nỗ, An Dương...) làm hơn 1.000 ngườichết, bị thương.

II. SỰ LÃNH ÐẠO, CHỈÐẠO CỦA TRUNG ƯƠNG ÐẢNG VÀ QUÂN ỦY TRUNG ƯƠNG ÐỐI PHÓ VỚI CUỘC TẬP KÍCH ÐƯỜNGKHÔNG CHIẾN LƯỢC CUỐI THÁNG 12 NĂM 1972

1. Chủ động nhận định, dự báo tình hình, chuẩnbị mọi mặt, trước hết là về chiến lược

Từ năm 1962, Chủ tịchHồ Chí Minh đã dự báo đúng tình hình và chỉ đạo Bộ Tư lệnh Phòng không phảithường xuyên quan tâm theo dõi chặt chẽ, nắm chắc về máy bay B.52 và hoạt độngcủa nó. Ngày 7/8/1964, hai ngày sau khi đế quốc Mỹ dựng lên “Sự kiện Vịnh BắcBộ” lấy cớ đánh phá miền Bắc nước ta, Bác Hồ khẳng định: “Nhân dân ta rất yêuchuộng hòa bình nhưng nếu đế quốc Mỹ và tay sai xâm phạm đến miền Bắc nước tathì toàn dân ta nhất định sẽ đánh bại chúng”. Ngày 18/6/1965, lần đầu tiên đếquốc Mỹ sử dụng máy bay B.52 ném bom rải thảm khu vực Bến Cát (Tây Bắc SàiGòn). Ngày 9/7/1965, nói chuyện với cán bộ, chiến sĩ thuộc Ðoàn Tam Ðảo, Quânchủng Phòng không – Không quân, Hồ Chủ tịch nhận định: “Từng ấy máy bay, từngấy quân Mỹ chứ nhiều hơn nữa ta cũng đánh, mà đã đánh là nhất định thắng”. Ngày12/4/1966, B.52 ném bom khu vực Ðèo Mụ Giạ, Quảng Bình, mở đầu việc đánh phácủa máy bay chiến lược B.52 ra miền Bắc nước ta. Chủ tịch Hồ Chí Minh và Quânủy Trung ương, Bộ Tổng Tư lệnh đã chỉ thị Quân chủng Phòng không - Không quânphải tìm cách đánh cho được B.52.ÐầuXuân 1968, Bác Hồ triệu tập đồng chí Phùng Thế Tài - Phó Tổng Tham mưu trưởngQuân đội nhân dân Việt Nam và đồng chí Ðặng Tính - Chính ủy kiêm Tư lệnh Quânchủng Phòng không – Không quân đến báo cáo tình hình và Bác đã nhận định: “Sớmmuộn rồi đế quốc Mỹ cũng sẽ đưa B.52 ra đánh Hà Nội rồi có thua nó mới chịuthua. Phải dự kiến trước tình huống này càng sớm càng tốt, để có thời gian màsuy nghĩ, chuẩn bị... Ở Việt Nam,Mỹ sẽ nhất định thua, nhưng nó chỉ thua sau khi thua trên bầu trời Hà Nội”.

Ngày 5/4/1972, Quân ủyTrung ương chỉ thị cho Quân chủng Phòng không - Không quân và các quân khu: “Phảisẵn sàng đối phó với khả năng Mỹ cho không quân, kể cả không quân chiến lượcđánh phá trở lại miền Bắc”.

Nhận rõ bản chất ngoancố, lật lọng của đế quốc Mỹ, ngay từ cuối tháng 10/1972, Trung ương Ðảng đã chỉđạo quân và dân miền Bắc, đặc biệt là các lực lượng vũ trang đề cao cảnh giác,sẵn sàng chiến đấu đập tan mọi hành động phiêu lưu quân sự của địch. Các địaphương miền Bắc đã huy động được lực lượng đông đảo trong thế trận chiến tranhnhân dân rộng khắp, xây dựng lực lượng phòng không ba thứ quân vững mạnh, lấyQuân chủng Phòng không – Không quân làm nòng cốt, sẵn sàng đánh bại các cuộctập kích đường không của địch.

Tại Hà Nội, Thường vụThành ủy ra Nghị quyết chuyên đề về công tác phòng không nhân dân trong tìnhhình mới. Bộ Tư lệnh Thủ đô tổ chức tập huấn, diễn tập bắn máy bay, đánh địchđổ bộ đường không, cứu thương, cứu sập, sơ tán cấp tốc... Các địa phương khác ởmiền Bắc đã tuyên truyền giáo dục, nâng cao tinh thần cảnh giác trong nhân dânvà các lực lượng vũ trang, làm tốt công tác huấn luyện, xây dựng lực lượng, thếtrận phòng không nhân dân, sẵn sàng ứng phó với cuộc tập kích đường không quymô lớn của địch.

Cuối tháng 11/1972, Quân ủy Trung ương tiếptục nhấn mạnh: đế quốc Mỹ có thể liều lĩnh dùng B.52 ném bom Hà Nội, Hải Phòng.Ðại tướng Võ Nguyên Giáp - Tổng Tư lệnh khẳng định: âm mưu của đế quốc Mỹ choB.52 đánh Thủ đô Hà Nội - linh hồn của cuộc kháng chiến sẽ là hành động gây sứcép cuối cùng để buộc chúng ta phải nhân nhượng. Vì vậy, chúng ta phải kiênquyết đánh thắng chúng trên bầu trời Thủ đô.


3. Chỉ đạo, tổ chức sử dụng và phát huy các lực lượng tàitình, sáng tạo

Với đường lối chiếntranh nhân dân đúng đắn và sự chủ động về chiến lược, chiến dịch, ta đã tổ chứcxây dựng được thế trận phòng không nhân dân rộng khắp, tạo thành sức mạnh tổnghợp với các lực lượng chủ yếu là Bộ đội Rađa, Bộ đội Tên lửa Phòng không, Bộđội Pháo Phòng không, Bộ đội Không quân tiêm kích và Lực lượng phòng không củabộ đội địa phương và dân quân tự vệ. Ngoài ra, lực lượng công an nhân dân, cánbộ, nhân viên cơ quan, nhà máy, xí nghiệp, đài phát thanh... và nhân dân toànmiền Bắc cũng được tổ chức chặt chẽ, huy động tối đa lực lượng, phương tiện đểtham gia giúp đỡ nhân dân sơ tán, giữ gìn, bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xãhội, san lấp, sửa chữa sân bay, làm trận địa tên lửa, cao xạ, rađa, nguỵ trangcất giữ vũ khí, khí tài, báo động địch tấn công, tuyên truyền chiến thắng, độngviên, khích lệ cán bộ, chiến sĩ và các lực lượng cầm súng ngày đêm canh giữ bầutrời.

Như vậy, trước khidiễn ra cuộc tập kích đường không chiến lược của đế quốc Mỹ vào miền Bắc cuốitháng 12/1972, ta đã chuẩn bị tốt và sẵn sàng cả về chiến lược, chiến dịch vàchiến thuật, tổ chức xây dựng lực lượng phù hợp, hoàn toàn chủ động đối phó,không bị bất ngờ trước mọi tình huống.

III. ÐÁNH THẮNG CUỘC TẬP KÍCH ÐƯỜNG KHÔNG CHIẾN LƯỢC CỦA ÐẾQUỐC MỸ, LÀM NÊN CHIẾN THẮNG “HÀ NỘI – ÐIỆN BIÊN PHỦ TRÊN KHÔNG” CUỐI THÁNG12/1972

Vào lúc 10h30’ ngày17/12/1972, ngay khi Tổng thống Mỹ Ních-xơn ra lệnh mở cuộc tiến công bằngkhông quân vào Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố, thị xã trên miền Bắc,Quân và dân toàn miền Bắc đã vào trạng thái sẵn sàng chiến đấu, quyết tâm đánhbại cuộc tập kích đường không chiến lược của đế quốc Mỹ.

Ngày 18/12/1972 – những trận đánh đầu tiên, hạ gục tại chỗ“Siêu pháo đài bay B.52”- thần tượng của không lực Hoa Kỳ:

18h50’, toàn quânchủng Phòng không – Không quân chuyển trạng thái sẵn sàng chiến đấu cấp 1.19h15’, Chỉ huy Trung đoàn 291 báo cáo: “B.52 đang vào miền Bắc”. 19h25’, khôngquân ta được lệnh cất cánh đón đánh các tốp máy bay chiến thuật của địch. Bộ Tưlệnh Quân khu Thủ đô Lệnh báo động toàn Thành phố. Từ 19h25’ đến 20h18’, nhiềutốp B.52 (mỗi tốp 3 chiếc) liên tiếp dội bom xuống khu vực sân bay Nội Bài,Ðông Anh, Yên Viên, Gia Lâm. 19h44’, quả đạn tên lửa đầu tiên của Tiểu đoàn 78- Trung đoàn Tên lửa 257 được phóng lên - cuộc chiến đấu 12 ngày và đêm của lựclượng phòng không ba thứ quân bảo vệ Hà Nội bắt đầu. 20h13’, B.52 tiếp tục đánhphá. Một kíp chiến đấu của Tiểu đoàn 59 - Trung đoàn Tên lửa 261 đã phóng 2 quảđạn từ cự ly thích hợp hạ ngay 1 máy bay B.52. Ðây là chiếc B.52 đầu tiên bịbắn rơi tại chỗ trên bầu trời Hà Nội, cách trận địa chưa đầy 10 km. Thắng lợingay trong đêm đầu tiên, hạ gục tại chỗ “Siêu pháo đài bay B.52” – thần tượngcủa không lực Hoa Kỳ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về tư tưởng và tác chiến,giải tỏa những lo lắng, băn khoăn của Bộ Chính trị, Bộ Tổng Tư lệnh và tất cảcán bộ, chiến sĩ trực tiếp chiến đấu bảo vệ Hà Nội vì cả 9 trận đánh cấp tiểuđoàn trong đợt đầu tiên đều chưa thành công.

Suốt đêm 18 đến rạngngày 19/12, quân Mỹ huy động 90 lần chiếc B.52 ném 3 đợt bom xuống Thủ đô HàNội. Xen kẽ các đợt đánh phá của B.52 có 8 lần chiếc F.111 và 127 lần chiếc máybay cường kích, bắn phá các khu vực nội, ngoại thành. Trong đêm đầu tiên Mỹ đãném khoảng 6.600 quả bom xuống 135 địa điểm thuộc Thủ đô Hà Nội, 85 khu vực dâncư bị trúng bom, làm chết 300 người. Quân và dân ta anh dũng chiến đấu, bắn rơi6 máy bay các loại, trong đó có 2 máy bay B.52 rơi tại chỗ.

Từ đêm 19/12 đến29/12/1972: quân Mỹ liên tục tấn công Hà Nội và các địa phương khác ở miền Bắc,như: Hải Phòng, Thái Nguyên, Phú Thọ, Lạng Sơn, Bắc Giang, Yên Bái, QuảngNinh... bằng máy bay chiến lược B.52, máy bay F.111 “cánh cụp cánh xòe”, máybay F4, F5 và các loại phương tiện tiến công đường không chiến thuật hiện đạikhác.Trong 12 ngày đêm oanh liệt đó, quân và dân ta đều bắn rơi máy bay B.52của Mỹ (trừ ngày 25/12, do bị thất bại nặng nề, lấy cớ nghỉ lễ Nôen, địch tạmngừng tập kích để củng cố lực lượng, ổn định tinh thần và tìm thủ đoạn đánh phámới).

Thành tích tiêu biểu:21h 20/12, tại trận địa Vân Ðồn (Hà Nội), các chiến sĩ Ðại đội tự vệ của 3 nhàmáy (Cơ khí Mai Ðộng, Gỗ Hà Nội và Cơ khí Lương Yên), bằng 19 viên đạn 14,5 mmđã bắn rơi 1 máy bay F.111 của địch. Cũng trong ngày 20/12, Bộ đội tên lửaphòng không bảo vệ Hà Nội đã thực hiện trận đánh xuất sắc, chỉ 35 quả đạn, bắnrơi 7 chiếc B.52 (có 5 chiếc rơi tại chỗ); trận đánh đêm 20, rạng ngày 21/12,chỉ trong 9 phút (từ 5h2’ đến 5h11’), các tiểu đoàn (57, 77, 79) với 6 quả đạnđã bắn rơi 4 chiếc B.52 (3 chiếc rơi tại chỗ). Trong trận đánh rạng sáng ngày23/12, Bộ đội phòng không Hải Phòng lập công xuất sắc, Tiểu đoàn 82 (Ðoàn HạLong) ở trận địa An Lão bắn rơi 1 chiếc B.52. Ngày 24/12: bắn rơi 5 máy bay: 1chiếc B.52, 2 chiếc F4, 2 chiếc A7. Trong đó, bắn rơi “Siêu pháo đài bay B.52”vào đêm 24/12 là chiến công đầu của quân và dân Thái Nguyên.


Cao điểm nhất là ngày26/12/1972, từ 22h05’ đến 23h20’, địch sử dụng 105 lần chiếc B.52 và 110 lầnchiếc máy bay chiến thuật hộ tống đánh phá ồ ạt, liên tục, đồng thời từ nhiềuhướng và tập trung vào nhiều mục tiêu trên cả 3 khu vực Hà Nội, Hải Phòng, TháiNguyên. Trận chiến đấu đêm 26/12/1972 diễn ra hơn một giờ, lực lượng phòngkhông ba thứ quân của Hà Nội, Hải Phòng, Thái Nguyên đã đánh một trận tiêu diệtlớn, bắn rơi 8 máy bay B.52 (riêng Hà Nội bắn rơi 5 chiếc, trong đó 4 chiếc rơitại chỗ) và 10 máy bay chiến thuật khác. Trong trận này, lần đầu tiên Quân khuViệt Bắc (Trung đoàn 256) bắn rơi 1 chiếc B.52 chỉ bằng pháo cao xạ 100 mm. Ðâylà trận đánh then chốt, quyết định nhất, bắn rơi nhiều máy bay B.52 nhất trong9 ngày chiến đấu. Chiến thắng này đã làm suy sụp hẳn tinh thần và ý chí củagiới cầm quyền Nhà Trắng và giặc lái Mỹ.

22h20’ ngày27/12/1972, đồng chí Phạm Tuân, phi công lái máy bay Mig21 được lệnh cất cánhbất ngờ từ sân bay Yên Bái, vượt qua hàng rào bảo vệ B.52 của máy bay tiêm kíchF4, tiến về hướng đội hình B.52 của địch, tiếp cận mục tiêu ở cự ly gần, bắnrơi chiếc B.52 thứ 2 trong đội hình 3 chiếc của địch, đây là chiếc B.52 đầutiên bị Không quân ta bắn rơi trong chiến dịch này.

Do bị tổn thất nặng nềtrong 11 ngày liên tiếp, đến ngày 29/12, máy bay B.52 của địch chỉ đánh một sốđịa phương vòng ngoài như nhà máy điện Cao Ngạn, Ðồng Hỷ và khu vực cây số 4Bắc Thái Nguyên, khu gang thép Thái Nguyên, khu Trại Cau, Ðồng Mỏ (Lạng Sơn),Kim Anh (Vĩnh Phú) mà không dám tập trung lực lượng ở tọa độ lửa - Hà Nội nữa.

Về phía ta, các tiểuđoàn 72, 78, 79 bố trí ở vòng ngoài tham gia đánh B.52, đã bắn rơi 2 máy bay (1chiếc B.52, 1 chiếc F4). Ðây là trận đánh kết thúc thắng lợi 12 ngày đêm bảo vệThủ đô Hà Nội nói riêng và miền Bắc nói chung cuối tháng 12/1972.

Trong 12 ngày đêmchiến đấu anh dũng, kiên cường, mưu trí, sáng tạo, quân và dân ta đã đánh bạicuộc tập kích chiến lược đường không quy mô lớn chưa từng có của đế quốc Mỹ,làm nên Chiến thắng “Hà Nội – Ðiện Biên Phủ trên không”. Ðây cũng là lần đầutiên trong lịch sử “Siêu pháo đài Bay B.52” thất trận và không quân Mỹ phảichịu thiệt hại nặng nề nhất. Cụ thể, có 81 máy bay Mỹ bị ta bắn rơi, gồm: 34 chiếcB.52, 5 chiếc F.111A, 21 chiếc F4CE, 4 chiếc A6A, 12 chiếc A7, 1 chiếc F105D, 2chiếc RA5C, 1 chiếc trực thăng HH53, 1 chiếc trinh sát không người lái 147SC.Phía Mỹ còn phải chịu tổn thất không bù đắp được là mất rất nhiều phi công. Chỉhơn 10 ngày, không quân Hoa Kỳ đã mất hàng trăm phi công, hầu hết là những phicông kỳ cựu, đã bay hàng nghìn giờ, là nguồn nhân lực tác chiến bậc cao củaquân đội Mỹ.

Trước sự thất bại liêntiếp trong 12 ngày đêm đánh phá miền Bắc, 7h sáng ngày 30/12, Tổng thống Mỹ Ních-xơnbuộc phải tuyên bố ngừng ném bom từ vĩ tuyến 20 trở ra và chấp nhận họp lại Hộinghị Pari về Việt Nam.Cuộc tập kích đường không chiến lược quy mô lớn bằng máy bay B.52 của đế quốcMỹ vào Hà Nội, Hải Phòng và một số địa phương miền Bắc kéo dài 12 ngày đêm đãbị thất bại hoàn toàn. Ngày 27/01/1973, Hiệp định Pari về “chấm dứt chiếntranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam”được ký kết.

IV. NGUYÊN NHÂN, Ý NGHĨA LỊCH SỬ VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CỦACHIẾN THẮNG “HÀ NỘI - ÐIỆN BIÊN PHỦ TRÊN KHÔNG”

1. Nguyên nhân thắng lợi

Chiến thắng “Hà Nội –Ðiện Biên Phủ trên không" do nhiều nguyên nhân, trong đó có các nguyênnhân cơ bản là:

Một là, sự lãnh đạo, chỉ đạo đúng đắn, tài tình, sáng tạocủa Trung ương Ðảng, mà thường xuyên, trực tiếp là Quân ủy Trung ương.

Sự lãnh đạo đúng đắn,tài tình, sáng tạo của Ðảng thể hiện trước hết ở việc giải quyết đúng đắn mốiquan hệ giữa hai nhiệm vụ chiến lược: cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc vàcách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, tập trung cho kháng chiến thắnglợi.

Trong cuộc chiến tranhnhân dân bảo vệ miền Bắc, ngay từ đầu, Trung ương Ðảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đãsớm nhận định tình hình, đưa ra chủ trương quyết tâm đánh thắng các cuộc chiếntranh phá hoại của đế quốc Mỹ, tạo niềm tin, củng cố ý chí chiến đấu cho quânvà dân ta. Trung ương Ðảng, Quân ủy Trung ương luôn chủ động về chiến lược,chiến dịch; dự báo, đánh giá đúng tình hình, nghiên cứu nắm chắc âm mưu, thủđoạn của địch, đã kịp thời tập trung sự lãnh đạo, chỉ đạo làm tốt mọi công tácchuẩn bị và đối phó thắng lợi trước mọi tình huống của chiến tranh.

Trung ương Ðảng đãlãnh đạo, chỉ đạo kết hợp chặt chẽ đấu tranh quân sự với đấu tranh chính trị vàngoại giao, vừa đánh vừa đàm để sớm giành thắng lợi; vừa tổ chức lực lượngchiến đấu, phục vụ chiến đấu, vừa tổ chức sơ tán dân cư, bảo đảm an toàn. Quânủy Trung ương lãnh đạo, chỉ đạo Quân chủng Phòng không – Không quân vừa tổ chứcđánh địch vừa nghiên cứu, tổng kết, tìm tòi, sáng tạo cách đánh. Ðảng đã lãnhđạo các cơ quan báo chí, tuyên truyền của Trung ương, Quân đội và các địaphương liên tục mở các đợt tuyên truyền trước, trong và sau cuộc chiến đấu, kịpthời đưa đường lối, chủ trương kháng chiến của Ðảng đến mọi tầng lớp nhân dân;vạch trần âm mưu, thủ đoạn, tội ác của đế quốc Mỹ và tay sai; phản ánh kịp thờitình hình chiến sự và những gương chiến đấu dũng cảm, động viên, khích lệ cánbộ, chiến sĩ, nhân dân nêu cao chủ nghĩa anh hùng cách mạng, quyết chiến, quyếtthắng giặc Mỹ xâm lược.


Hai là, quân và dân ta đã nêu cao chủ nghĩa anh hùng cách mạng, dũng cảm, kiêncường, sáng tạo, quyết đánh, biết đánh và quyết thắng kẻ thù.

Sức mạnh chính trịtinh thần trong chiến đấu chống chiến tranh phá hoại bằng đường không trước hếtbiểu hiện ở tinh thần dám đánh, biết đánh và quyết thắng, ở lòng tin và quyếttâm đánh thắng trận đầu, bắn máy bay địch rơi tại chỗ, bắt sống giặc lái, tạoniềm tin đánh bại hoàn toàn mọi âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù. Kẻ thù luôn dùngsức mạnh tác chiến bằng vũ khí trang bị, phương tiện chiến tranh hiện đại,ngược lại, ta lấy yếu tố con người với nghị lực chiến đấu phi thường và sứcmạnh sáng tạo, trình độ cao về nghệ thuật tác chiến, cùng với vũ khí trang bịđể giành thắng lợi, với phương châm: “Người trước – súng sau”. Từ đó, Ðảng, Nhànước, Quân đội thường xuyên chủ động, quan tâm xây dựng tiềm lực chính trị tinhthần vững mạnh ngay từ thời bình, coi trọng công tác tuyên truyền giáo dục nângcao nhận thức chính trị, tinh thần cảnh giác cách mạng cho toàn dân, toàn quân,nhận rõ âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù. Trong cuộc chiến đấu quyết liệt 12 ngàyđêm chống các đợt tập kích đường không của địch, ta đã phát huy cao độ chủnghĩa anh hùng cách mạng, ý chí quyết đánh, biết đánh và quyết thắng của toànquân, toàn dân.

Quân và dân miền Namanh dũng tiến lên, “chia lửa” với đồng bào miền Bắc; đẩy mạnh tiến công quânMỹ, Ngụy, triển khai lực lượng, tổ chức chiến đấu trên khắp chiến trường miềnNam, buộc địch phải phân tán lực lượng để đối phó trên nhiều hướng, nhiều mặttrận, làm giảm sức chiến đấu của chúng, gây tư tưởng chán nản, hoang mang trongbinh lính Mỹ, Ngụy. Tiêu biểu như: đánh bại cuộc phản kích của không quân vàhải quân Mỹ ở Bình Trị Thiên, Bắc Bình Ðịnh, Tây Nguyên. Các mặt trận ở QuảngTrị, Nam bộ, Trung bộ đều phối hợp tiến công mạnh mẽ, mở rộng vùng giải phóng,tạo thế bao vây, uy hiếp đối với Mỹ, Ngụy.

Ba là, quân và dân ta đã mưu trí, sáng tạo, tìm được cách đánh B.52.

Ðể chiến thắng đượcB.52 phải có sức mạnh tổng hợp của sự lãnh đạo, trí tuệ và bản lĩnh của toànÐảng, toàn dân và toàn quân ta, trong đó, yếu tố rất quan trọng là tìm đượccách đánh B.52 – vấn đề được cả thế giới quan tâm, vì B.52 là “niềm tự hào”, là“thần tượng” của không lực Hoa Kỳ. Cho đến nay trên thế giới vẫn chưa có lựclượng nào bắn rơi B.52 (trừ ở Việt Nam).

Ðể đánh được B.52,phải chủ động chuẩn bị trước về lực lượng, phương tiện vũ khí và cách đánh. Tađã tổ chức lực lượng trực tiếp đối đầu với B.52 từ tháng 5/1966, vừa trực tiếpđánh trả vừa nghiên cứu cách đánh B.52. Cuốn Cẩm nang đỏ mang tên “Cách đánhB.52 của bộ đội tên lửa” ra đời kịp thời, đã đúc kết kinh nghiệm trong gần 7năm đối đầu với B.52 và các thủ đoạn của Không quân Mỹ, tìm ra cách đánh hay,phù hợp với điều kiện thực tế về vũ khí, trang bị.

Trước hết, phải biếtvạch nhiễu để phát hiện B.52, kết hợp bố trí hệ thống rađa từ xa để phát hiệnB.52 từ khi chúng chưa kịp vào miền Bắc. Trong những ngày diễn ra “Hà Nội -Ðiện Biên Phủ trên không” cho thấy, khi B.52 vào Hà Nội, yếu tố bất ngờ dùngthủ đoạn nhiễu tổng hợp bảo vệ B.52 của địch không còn tác dụng, đồng thờicường độ gây nhiễu của B.52 cũng đã bị phân tán. Các đơn vị tên lửa lại có thể“vạch mặt” được B.52 trên nền nhiễu, tách được nhiễu của máy bay B.52 ra khỏimàn nhiễu dầy đặc của lực lượng máy bay hộ tống. Bộ đội tên lửa đã khắc phụcđược những hạn chế về tính năng binh khí kỹ thuật, phân biệt được mục tiêu thậtvà giả, tránh được tên lửa tự dẫn của máy bay địch (tên lửa không đối đất),nhận diện được B.52, tạo cho mình thế trận lợi nhất để tiêu diệt mục tiêu. Quânvà dân ta đã nghiên cứu phát hiện điểm mạnh, yếu của địch, bảo đảm vũ khí nàocũng phát huy tác dụng, lực lượng nào cũng có thể hạ máy bay địch, kể cả dânquân tự vệ, bộ đội địa phương, kết hợp tiêu diệt, khống chế máy bay chiến thuậthộ tống, tạo điều kiện cho Bộ đội tên lửa và Không quân bắn hạ B.52.

Bốn là, sự đồng tình ủng hộ, giúp đỡ của bè bạn quốc tế và nhân loại tiến bộ làmột trong những yếu tố rất quan trọng để làm nên Chiến thắng “Hà Nội – ÐiệnBiên Phủ trên không”.

Chiến dịchLai-nơ-bếch-cơ II bị phản đối mạnh mẽ trên khắp thế giới. Nhân dân các nước xãhội chủ nghĩa đứng về phía Việt Nam, lên án các cuộc ném bom của đế quốc Mỹ. Ởnhiều nước phương Tây, chính phủ và báo chí cũng lên tiếng chỉ trích hành độngcủa đế quốc Mỹ. Tòa án lương tri quốc tế cũng được lập ra để xét xử các tội ácchiến tranh của đế quốc Mỹ tại Việt Nam, đã có tác dụng thúc đẩy mạnh mẽ lươngtri tiến bộ trên thế giới phản đối cuộc chiến tranh của đế quốc Mỹ, cổ vũ phongtrào đấu tranh của nhân dân ta. Ngay tại Mỹ, nhân dân tiến bộ cũng đòi Chínhphủ chấm dứt ném bom ở miền Bắc Việt Nam.

Các nước xã hội chủnghĩa: Liên Xô (trước đây), Trung Quốc, Cu Ba... và bạn bè trên thế giới đềuthể hiện sự bất bình trước những cuộc không kích của không quân Mỹ vào miền BắcViệt Nam.Trên các diễn đàn quốc tế, Liên Xô thường xuyên nêu lên và ủng hộ cuộc khángchiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam; chi viện kịp thời vũ khí, tíchcực giúp Việt Nam đào tạo đội ngũ cán bộ quân sự có thể khai thác, sử dụng cóhiệu quả vũ khí hiện đại, cử chuyên gia sang giúp đỡ bộ đội Việt Nam về mặt kỹthuật. Những vũ khí, trang bị do Trung Quốc giúp ta từ đầu cuộc kháng chiếntiếp tục phát huy tác dụng trên các chiến trường.


2.Ý nghĩa lịch sử

-“Hà Nội - Ðiện Biên Phủ trên không” là một trong những chiến thắng vĩ đại ở thếkỷ XX, viết tiếp những trang sử vàng chói lọi trong lịch sử chống ngoại xâm củadân tộc ta.

Chiếnthắng “Hà Nội – Ðiện Biên Phủ trên không” là một trong những chiến công vĩ đại,hiển hách trong lịch sử hàng ngàn năm dựng nước, giữ nước của dân tộc Việt Namanh hùng, ghi đậm dấu ấn lịch sử của thời kỳ đấu tranh cách mạng dưới sự lãnhđạo tài tình, sáng suốt của Ðảng ta và Bác Hồ kính yêu. Chiến thắng đó là mộtkỳ tích vô song, mãi mãi là biểu tượng sáng ngời của bản lĩnh và trí tuệ ViệtNam, là chiến thắng của sức mạnh chính trị tinh thần toàn dân tộc với trí thôngminh, lòng dũng cảm, ý chí quyết đánh, biết đánh và quyết thắng giặc Mỹ xâmlược.

-Chiến thắng “Hà Nội - Ðiện Biên Phủ trên không” góp phần bảo vệ vững chắc miềnBắc xã hội chủ nghĩa, giữ vững thành quả cách mạng đã giành được, tạo ra bướcchuyển chiến lược căn bản về cục diện của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước,góp phần giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Ðếquốc Mỹ liên tiếp thực hiện hai cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc mà đỉnh caolà cuộc tập kích đường không chiến lược cuối tháng 12/1972 hòng “đưa miền Bắcvề thời kỳ đồ đá”. Chiến thắng “Hà Nội - Ðiện Biên Phủ trên không” đã đập tanâm mưu thâm độc của kẻ thù, bảo vệ vững chắc thành quả cách mạng, tiếp tục củngcố niềm tin của nhân dân đối với Ðảng và chế độ xã hội chủ nghĩa, thôi thúctoàn dân đoàn kết, hăng hái thi đua xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, quyết tâm chiếnđấu giành thắng lợi hoàn toàn ở cả hai miền Nam – Bắc.

VớiChiến thắng “Hà Nội – Ðiện Biên Phủ trên không”, ta đã thực hiện thắng lợi mụctiêu “đánh cho Mỹ cút”. Chiến thắng đó tạo ra bước ngoặt căn bản, tạotiền đề cho cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân ở miền Nam giành thắnglợi - “đánh cho Nguỵ nhào”, hoàn thành sự nghiệp đấu tranh giải phóngdân tộc, thống nhất đất nước.

- Chiến thắng “Hà Nội -Ðiện Biên Phủ trên không” là chiến thắng của chế độ mới xã hội xã hội chủnghĩa, đánh bại sức mạnh quân sự hùng hậu của chủ nghĩa đế quốc đứng đầu là Mỹ.

Cuộcchiến đấu 12 ngày đêm cuối tháng 12/1972 là cuộc đọ sức quyết liệt giữa một bênlà lực lượng cách mạng dựa trên chế độ xã hội chủ nghĩa tiến hành cuộc chiếntranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc, với một bên là chủ nghĩa đế quốc đứng đầu là đếquốc Mỹ với bản chất hiếu chiến, xâm lược và phản động toàn diện, có vũ khítrang bị hiện đại. Do đó, Chiến thắng “Hà Nội - Ðiện Biên Phủ trên không” làchiến thắng của chế độ xã hội mới, được bắt nguồn từ bản chất ưu việt của chủnghĩa xã hội và tính chất chính nghĩa của cuộc chiến tranh mà nhân dân ta tiếnhành. Chiến thắng đó chứng minh một chân lý của thời đại ngày nay: “Không có gìquý hơn độc lập, tự do”, một dân tộc tuy đất không rộng, người không đông nhưngbiết đoàn kết đấu tranh cho hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xãhội, dưới sự lãnh đạo của một đảng mácxít chân chính, với đường lối và phươngpháp cách mạng đúng đắn thì có thể chiến thắng mọi kẻ thù dù chúng có vũ khítrang bị hiện đại nhất.

-Chiến thắng “Hà Nội - Ðiện Biên Phủ trên không” góp phần dẫn đến sự sụp đổ củachủ nghĩa thực dân mới; làm tăng thêm sức mạnh và thế tiến công của phong tràocách mạng thế giới; củng cố niềm tin chiến thắng cho các lực lượng đấu tranh vìhòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.

Chiếnthắng “Hà Nội - Ðiện Biên Phủ trên không” làm thất bại toàn bộ các mục tiêuchiến lược phía Mỹ đặt ra, làm sụp đổ “thần tượng không lực Hoa Kỳ”. Sự thấtbại toàn diện cả về chiến lược quân sự và chính trị của đế quốc Mỹ đã báo hiệusự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân mới. Chiến thắng đó đã cổ vũ mạnh mẽ phongtrào đấu tranh giành độc lập dân tộc và tiến lên chủ nghĩa xã hội trên thếgiới. Sau Chiến thắng “Hà Nội - Ðiện Biên Phủ trên không” và thắng lợi vĩ đạicủa nhân dân Việt Namtrong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, nhiều nước thuộc thế giới thứ ba đãđứng lên đấu tranh giành độc lập, chủ quyền.

Cuộcchiến đấu 12 ngày đêm cuối tháng 12/1972 có thể coi là “cuộc đụng đầu lịch sửđiển hình nhất”, có ý nghĩa và nhiều tác động sâu xa cả về chính trị và quânsự, không những trong quá khứ mà cả hiện tại và tương lai. Qua đó, chúng ta đãđể lại cho nhân loại yêu chuộng hòa bình và các dân tộc bị áp bức niềm tinchiến thắng của sức mạnh chính nghĩa, của con đường cách mạng vô sản mà Ðảng,Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn, vì mục tiêu hòa bình, độc lập dân tộc, dânchủ và chủ nghĩa xã hội.

-Chiến thắng “Hà Nội - Ðiện Biên Phủ trên không” đã chứng minh sức sống của họcthuyết Mác - Lênin về chiến tranh và cách mạng và giá trị tư tưởng quân sự HồChí Minh.

Chiếnthắng “Hà Nội - Ðiện Biên Phủ trên không” đã cho thấy sự đúng đắn của nhữngnguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, trực tiếp làhọc thuyết Mác – Lênin về chiến tranh cách mạng và tư tưởng quân sự Hồ ChíMinh. Ðó là những quan điểm, tư tưởng về nguồn gốc, bản chất, tính chất củachiến tranh, về xây dựng quân đội kiểu mới của giai cấp công nhân, xây dựng nềnquốc phòng toàn dân và tiến hành chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc, bảo vệthành quả cách mạng... Những quan điểm, tư tưởng đó đã được Ðảng ta quán triệtsâu sắc, vận dụng sáng tạo, hiệu quả, thể hiện trong đường lối kháng chiến toàndân, toàn diện, trường kỳ, dựa vào sức mình là chính, kết hợp với sức mạnh thờiđại để chiến thắng mọi kẻ thù.


3.Bài học kinh nghiệm của Chiến thắng “Hà Nội - Ðiện Biên Phủ trên không”

Một là,giữ vững sự lãnh đạotuyệt đối, trực tiếp, về mọi mặt của Ðảng mà thường xuyên là Quân ủy Trung ươngvà cấp ủy các cấp trong suốt quá trình chuẩn bị và tiến hành cuộc chiến đấu.

Giữvững và tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp, về mọi mặt là một nguyêntắc cơ bản, hàng đầu bảo đảm cho quân đội luôn trưởng thành vững mạnh, hoànthành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao. Trong cuộc chiến đấu của quân và dân tachống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, ta đã giữ vững sự lãnh đạo của Ðảngsuốt quá trình chuẩn bị, tổ chức xây dựng lực lượng, thế trận, tìm tòi cáchđánh đến việc giải quyết các tình huống chiến đấu trong 12 ngày đêm cuối tháng12/1972. Chủ tịch Hồ Chí Minh, Trung ương Ðảng, Quân ủy Trung ương và Bộ TổngTư lệnh đã sớm dự báo đúng tình huống chiến tranh, từ đó chủ động về chiếnlược, chiến dịch, chiến thuật, tổ chức xây dựng lực lượng, xây dựng thế trậnphòng không rộng khắp; tổ chức sơ tán dân cư, bảo đảm vừa chiến đấu, vừa laođộng sản xuất và tổ chức các hoạt động khác.

Trong quá trình chiếnđấu, cơ quan lãnh đạo, chỉ huy các cấp đều theo dõi diễn biến, trực tiếp chỉđạo các lực lượng tổ chức chiến đấu đánh trả máy bay địch, bảo vệ nhân dân, tàisản và các mục tiêu khác. Kịp thời tổ chức rút kinh nghiệm, điều chỉnh phươngán chiến đấu và cách đánh bảo đảm thắng lợi trong từng trận, từng ngày và toànbộ cuộc chiến đấu.

Hai là, kế thừa và pháthuy nghệ thuật quân sự lấy ít địch nhiều, lấy nhỏ đánh lớn dựa trên cơ sở pháthuy sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc.

Cuộcchiến đấu 12 ngày đêm chống tập kích đường không chiến lược của đế quốc Mỹ làmột cuộc đọ sức đầy thử thách đối với quân và dân ta để chống lại lực lượngquân sự hùng mạnh với các loại vũ khí trang bị hiện đại, tối tân. Ðặc biệt“Siêu Pháo đài bay B.52” của Mỹ đã được cải tiến nhiều lần, hiệu suất chiến đấurất cao, cho đến nay chưa hề bị bắn rơi, chưa từng thất bại, ngoại trừ ở cuộcchiến tranh Việt Nam.Ðể giành chiến thắng, chúng ta đã biết kế thừa và phát huy nghệ thuật chiếntranh của cha ông ta, lấy ít địch nhiều, lấy nhỏ đánh lớn, lấy chất lượng caothắng số lượng đông, biết phát huy sức mạnh tổng hợp của khối đại đoàn kết toàndân tộc. Trong cuộc chiến đấu này, bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam một lần nữađược tỏa sáng bằng ý chí quyết đánh, biết đánh và quyết thắng của quân và dânta.

Ba là, thường xuyên nắmchắc âm mưu, thủ đoạn của địch, nắm vững lực lượng, phương tiện, ý đồ và hướngtiến công chủ yếu của địch để có phương án tác chiến phù hợp, hiệu quả.

Trongcuộc đối đầu giữa quân, dân Việt Nam và quân đội Mỹ trên bầu trời miền Bắc,không quân Mỹ ở thế chủ động tiến công với phương tiện, vũ khí hiện đại, ta ởthế phòng thủ, vũ khí trang bị thô sơ. Mặc dù vậy, nếu dự báo chắc chắn thủđoạn sử dụng lực lượng, hướng tiến công, nghi binh, tạo giả, tìm ra những chỗhiểm yếu, bị động của địch, ta có thể tổ chức lực lượng chiến đấu phù hợp, bảođảm thắng lợi.

Mộttrong những thành công về cách đánh của ta là tìm ra chỗ yếu của máy bay chiếnlược B.52, tổ chức hệ thống rađa cảnh giới từ xa để phát hiện B.52 ngay khichúng chưa vào miền Bắc nước ta. Thực tế diễn ra trong 12 ngày đêm cho thấy, sựphán đoán của Quân chủng Phòng không - Không quân đã đạt mức độ chính xác rấtcao.

Bốn là,xây dựng thế trậnphòng không nhân dân vững chắc, phát huy tốt vai trò nòng cốt của các lực lượngthường trực Phòng không – Không quân, nắm chắc địch,tìm cách đánh sáng tạo.

Ðểgiành chiến thắng, phải xây dựng lực lượng phòng không ba thứ quân, lấy Quânchủng Phòng không – Không quân làm nòng cốt, xây dựng thế trận chiến tranh nhândân rộng khắp, thế trận phòng không nhân dân vững chắc, sẵn sàng đánh bại cáccuộc tập kích đường không của kẻ thù.

Trongnghệ thuật quân sự truyền thống của dân tộc Việt Nam, nét độc đáo là đánh thắngđịch bằng cả thế, lực, thời, mưu, các yếu tố đó hòa quyện vào nhau để tạo sứcmạnh tổng hợp. Trong cuộc chiến đấu 12 ngày đêm cuối tháng 12/1972, chúng tarất thành công trong việc xây dựng thế trận cài xen kẽ trong chiến đấu phòngkhông, hình thành ba cụm phòng không chiến dịch; chủ động chuyển hóa thế trận,điều chỉnh vị trí chiến đấu một số đơn vị tên lửa phòng không, thay đổi sân baycất cánh cho không quân ta đánh từ xa, gây bất ngờ, bị động cho địch.

Chiếnthắng “Hà Nội - Ðiện Biên Phủ trên không” cũng chính là chiến thắng của nghệthuật sử dụng lực lượng, cơ động tác chiến, linh hoạt, sáng tạo. Phát huy caođộ tiềm năng chiến đấu của lực lượng phòng không ba thứ quân, tạo nên hệ thốnghỏa lực phòng không rộng khắp, vừa tập trung hiệp đồng tiêu diệt lớn, vừa đánhliên tục, tại chỗ, rộng khắp trên các địa bàn ... Nhờ đó, đã tạo nên một lướilửa phòng không dày đặc, nhiều tầng, nhiều nấc, hoạt động nhịp nhàng, có thểđánh địch liên tục từ xa đến gần, đánh địch ở mọi tầng cao, đánh trực diện, từphía sau, bên sườn, đảm bảo chiến đấu thắng lợi suốt toàn bộ chiến dịch.

Nămlà, nêu cao tinh thần độc lập tự chủ, tự lực, tự cường, đồng thời tranh thủ sựủng hộ, giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa và bạn bè quốc tế, của nhân loạitiến bộ, yêu chuộng hòa bình trên thế giới.

Trongcuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước nói chung và trong cuộc chiến đấu 12 ngàyđêm cuối tháng 12/1972 nói riêng, chúng ta đã nêu cao tinh thần độc lập tự chủ,tự lực, tự cường, phát huy tối đa sức mạnh nội lực bằng ý chí quật cường, dũngcảm, đặc biệt là sự sáng tạo, cải tiến, nâng cao tính năng tác dụng của vũ khí,khí tài hiện có, tìm được cách đánh thích hợp để tiêu diệt máy bay chiến lượcB.52 của đế quốc Mỹ. Ðộc lập, tự chủ, tự lực, tự cường là yếu tố cơ bản, bêntrong, quyết định nhất để chiến thắng kẻ thù. Coi trọng kết hợp sức mạnh dântộc và sức mạnh của thời đại, giải quyết hài hòa các mối quan hệ quốc tế, tranhthủ sự đồng tình ủng hộ, giúp đỡ chí tình, chí nghĩa của bè bạn quốc tế và nhânloại yêu chuộng hòa bình, tiến bộ, trong đó có nhân dân tiến bộ Mỹ.


Phầnthứ hai

PHÁTHUY TINH THẦN CHIẾN THẮNG “HÀ NỘI – ÐIỆN BIÊN PHỦ TRÊN KHÔNG” TRONG SỰ NGHIỆPXÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐCVIỆT NAM XÃ HỘI CHỦNGHĨA

I.PHÁT HUY TINH THẦN CHIẾN THẮNG “HÀ NỘI – ÐIỆN BIÊN PHỦ TRÊN KHÔNG” TRONG NHỮNGNĂM ÐẦU CẢ NƯỚC ÐI LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI VÀ THỰC HIỆN ÐƯỜNG LỐI ÐỔI MỚI

Thắnglợi vĩ đại của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước mở ra cho dân tộc ta một thờikỳ mới - thời kỳ cả nước thống nhất đi lên chủ nghĩa xã hội. Hà Nội trở thànhThủ đô của một đất nước thống nhất, trung tâm chính trị - kinh tế - văn hóa củacả nước. Hà Nội bước vào thời kỳ tiếp tục khắc phục hậu quả chiến tranh, pháttriển kinh tế - xã hội. Hầu hết các xí nghiệp, nhà máy bị địch đánh phá trước đâyđược xây dựng lại và mở rộng. Ði đôi với phát triển kinh tế, Hà Nội tiến hànhxây dựng kết cấu hạ tầng đô thị, phát triển văn hóa, giáo dục, thực hiện tốtcác chính sách xã hội, tăng cường quốc phòng, an ninh.

Ðặcbiệt, trong sự nghiệp đổi mới, Ðảng bộ và nhân dân Hà Nội đã vượt qua nhiều khókhăn thử thách, đạt được những thành tựu to lớn, toàn diện, tạo sự chuyển biếncăn bản trong đời sống xã hội; kinh tế luôn đạt mức tăng trưởng cao, kết cấu hạtầng, đô thị có nhiều chuyển biến tích cực; văn hóa xã hội có tiến bộ trên nhiềumặt. Thủ đô Hà Nội đang phát triển ngày càng khang trang, hiện đại hơn. Trong mọihoàn cảnh, Thủ đô Hà Nội luôn xứng đáng là trung tâm chính trị - kinh tế - vănhóa, là niềm tự hào, niềm tin, chỗ dựa tinh thần của cả nước.

Cácđịa phương khác như Hải Phòng, Thái Nguyên, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, BắcGiang, Hà Tây (trước đây), Nam Ðịnh, Thanh Hóa... sau chiến tranh đã nhanhchóng khắc phục hậu quả, hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục và phát triểnsản xuất, tiếp tục xây dựng cuộc sống mới ấm no, tự do, hạnh phúc. Trong sựnghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, các địa phương trêntoàn miền Bắc đã chủ động phát huy nội lực để phát triển kinh tế – xã hội, vănhóa, giữ vững ổn định chính trị, tăng cường quốc phòng – an ninh, thực hiện tốtcác chính sách xã hội, tạo sự phát triển nhanh và bền vững trên tất cả các lĩnhvực, cùng cả nước thực hiện thắng lợi sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ViệtNam xã hội chủ nghĩa.

Quânđội bước vào thực hiện nhiệm vụ mới, vừa sẵn sàng chiến đấu, huấn luyện và xâydựng lực lượng, vừa tham gia phát triển kinh tế - xã hội, tham gia phòng, chốngthiên tai, cứu hộ, cứu nạn có hiệu quả. Riêng Quân chủng Phòng không – Khôngquân đã phát huy truyền thống vẻ vang, đoàn kết hiệp đồng vượt qua mọi khó khănthử thách, không ngừng học tập, rèn luyện vươn lên làm chủ khoa học - công nghệ,nâng cao bản lĩnh chính trị, đề cao cảnh giác cách mạng, đoàn kết thống nhất,cùng toàn quân, toàn dân bảo vệ vững chắc biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc,góp phần thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốcViệt Nam xã hội chủ nghĩa, đồng thời làm tròn nghĩa vụ quốc tế cao cả; đóng góptích cực vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốctế.

II.PHÁT HUY TINH THẦN CHIẾN THẮNG “HÀ NỘI - ÐIỆN BIÊN PHỦ TRÊN KHÔNG”, ÐẨY MẠNH SỰNGHIỆP CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ÐẠI HÓA ÐẤT NƯỚC VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ, XÂY DỰNG VÀBẢO VỆ TỔ QUỐC VIỆT NAM XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

Hiệnnay, tình hình thế giới đang có những diễn biến phức tạp, khó lường. Hòa bình,hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn, nhưng xung đột dân tộc, sắc tộc, tôngiáo, chiến tranh cục bộ, can thiệp, lật đổ, khủng bố vẫn diễn ra ở nhiều nơi.Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, trong đó có Ðông Nam Á phát triển năng độngnhưng vẫn tồn tại nhiều nhân tố gây mất ổn định; tranh chấp chủ quyền lãnh thổ,biển đảo ngày càng gay gắt. Bên cạnh những thuận lợi là cơ bản, nước ta đang đứngtrước nhiều thách thức lớn, đan xen, tác động tổng hợp và diễn biến phức tạp.Các thế lực thù địch tiếp tục thực hiện âm mưu, hoạt động “diễn biến hòa bình”,bạo loạn lật đổ chống phá sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta.

Ðể thực hiện thắng lợi sự nghiệp xây dựng và bảovệ Tổ quốc trong giai đoạn hiện nay, một trong những nhiệm vụ cơ bản là phải tiếptục củng cố, tăng cường tiềm lực quốc phòng, xây dựng nền quốc phòng toàn dân vữngmạnh, thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền,thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; giữ vững chủ quyền biển đảo, biên giới, vùng trời;bảo vệ Ðảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa. Chủ động ngăn chặn,làm thất bại âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, không để bị động,bất ngờ trong mọi tình huống.

Quânđội cùng các lực lượng vũ trang nhân dân thường xuyên nêu cao cảnh giác, sẵnsàng tự vệ đập tan mọi hành động xâm lược, kiên quyết bảo vệ độc lập, chủ quyền,thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ. Tiếp tục nâng cao chất lượng xây dựng Quân độinhân dân cách mạng chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại.

Xâydựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắnvới thế trận an ninh nhân dân vững chắc; không ngừng nâng cao tiềm lực mọi mặtcủa đất nước, ngăn ngừa và sẵn sàng đánh thắng các loại hình chiến tranh xâm lượccủa kẻ thù trong mọi hoàn cảnh. Quán triệt sâu sắc phương hướng xây dựng nền quốcphòng toàn dân, toàn diện, tự chủ, tự lực, tự cường và ngày càng hiện đại. Kếthợp hài hòa giữa phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường quốc phòng - anninh; phối hợp chặt chẽ hoạt động quốc phòng, an ninh, đối ngoại; phát huy cao độtinh thần tự lực, tự cường và chủ động hội nhập quốc tế để xây dựng nền quốcphòng vững mạnh.

40năm trôi qua, chúng ta càng hiểu rõ hơn ý nghĩa và giá trị sâu sắc của Chiến thắng“Hà Nội – Ðiện Biên Phủ trên không”. Chúng ta tin tưởng, tự hào về Ðảng ta, mộtÐảng mácxít kiên cường, luôn trung thành với chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng HồChí Minh, có đường lối đúng đắn, sáng tạo, đã lãnh đạo toàn dân ta đi từ thắnglợi này đến thắng lợi khác. Tự hào về truyền thống bất khuất, kiên cường củadân tộc ta, lòng yêu nước, ý chí quyết chiến, quyết thắng của toàn Ðảng, toàndân và toàn quân ta trước mọi kẻ thù xâm lược. Ðó là cội nguồn sức mạnh nội lựctrong sự nghiệp công nghệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế, xâydựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.