Một số biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trên lĩnh vực văn học, nghệ thuật

Chính trị - Ngày đăng : 10:28, 22/02/2013

Thứ nhất, các thế lực cơ hội, thù địch tập trung phủ nhận những thành tựu to lớn của nền văn nghệ cách mạng; qua đó phủ định đường lối văn nghệ và sự lãnh đạo của Ðảng, đặc biệt là lĩnh vực lý luận, phê bình...

Thứ nhất, các thế lựccơ hội, thù địch tập trung phủ nhận những thành tựu to lớn của nền văn nghệcách mạng; qua đó phủ định đường lối văn nghệ và sự lãnh đạo của Ðảng, đặc biệtlà lĩnh vực lý luận, phê bình. Họ vẫn lặp lại một quan điểm xưa cũ “Văn nghệphải độc lập với chính trị” với nhận định khiên cưỡng “được mùa cách mạng, mấtmùa văn chương”, “đi với cách mạng là mất tự do sáng tạo”; rằng “văn nghệ tự nóđã là một bá quyền”, không cần ai lãnh đạo… (!).

Theo đó, họ phủ nhậnsạch trơn mọi thành tựu văn nghệ cách mạng, nói xấu các văn nghệ sĩ tiêu biểuđược Ðảng cử lãnh đạo văn nghệ, như Tố Hữu, Nguyễn Ðình Thi, Hà Xuân Trường,Anh Ðức, Bảo Ðịnh Giang… “Ngón đòn” họ thường tung ra là hạ thấp giá trị tácphẩm, dựng chuyện, vu khống, xuyên tạc về nhân thân với ý đồ thâm độc để ngườiđọc hiểu là cách mạng chỉ “đào nặn” những con người “cung phụng lệnh trên”,không phải là những văn nghệ sĩ chân chính, đáng tôn vinh. Gần 40 bài với chủđề “Trí khôn nhà văn ở đâu?” của Trần Ngọc Lãng và hồi ký của một số nghệ sĩ cótâm trạng bất mãn được tung ào ạt lên mạng internet vừa qua là một thí dụ điểnhình.

Thứ hai, họ tung ra đủthứ lí luận, trường phái, chủ nghĩa để hạ thấp chức năng cơ bản của văn nghệ lànhận thức, giáo dục, thẩm mỹ; tuyệt đối hóa chức năng giải trí, cổ súy chotrường phái “tuyệt đối hóa hình thức”;đề cao một chiều “chủ nghĩa cận hiện đại”, “tân hiện đại”, “hậu hiệnđại”…; kêu gọi “tuyệt đối hóa cá nhân”, từ bỏ “đại tự sự” – những giá trị lớncủa đất nước, chỉ tập trung đề cập “tiểu tự sự” là thân phận con người (dù nóivề thân phận con người là không sai, nhưng tuyệt đối nó là không đúng). Biểuhiện đó, trên thực chất là hướng người đọc, nhất là lớp trẻ thờ ơ với sự nghiệpcách mạng của Ðảng ta, dân tộc ta, kích thích và đề cao lối sống cá nhân, thựcdụng.

Thứ ba, nhân danh đổimới để xóa nhòa ranh giới đúng sai, công tội, tốt xấu của một số nhân vật cóvấn đề trong lịch sử, đánh đồng họ với những danh nhân văn hóa, anh hùng liệtsĩ có công với nước. Ðòi xét lại một số vụ án như cải cách ruộng đất; đặc biệt làvụ “Nhân văn giai phẩm”, cho đó là “trào lưu đòi dân chủ hóa trong văn chương”,chứ không phải là vụ án chính trị. Họ đòi hợp lưu dòng văn học cách mạng vớidòng văn học chống cộng sản; xóa nhòa ranh giới giữa cuộc chiến tranh chínhnghĩa với cuộc chiến tranh phi nghĩa.

Thứ tư, “sám hối” dướimọi khía cạnh, lúc đi với cách mạng thì đòi được tất cả; khi có tất cả thì quayngoắt, phản thùng, rũ bỏ tất cả, thực chất đó là những biểu hiện cơ hội trongvăn chương.

Thứ năm, sử dụng cácloại hình văn nghệ để tuyên truyền, cổ súy lối sống thực dụng, hưởng lạc; khaithác bản năng thú tính, dục vọng thấp hèn để “câu khách”, làm phương hại đếnthuần phong, mỹ tục, đạo đức, lối sống tốt đẹp của dân tộc.

Thứ sáu, kích động tâmlí bất mãn, hiếu danh, vu cho Ðảng, Nhà nước ta không biết “trọng dụng nhântài”, “thành kiến với văn nghệ sĩ”, kích động số người có tâm trạng bất mãn đểquậy phá, gây rối, tập hợp bè phái, gây mất đoàn kết, ổn định các tổ chức vănhọc, nghệ thuật.

Theo Tạpchí Cộng sản