Hội nghị trực tuyến về công tác lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992

Chính trị - Ngày đăng : 15:47, 06/03/2013

Sáng 6/3, Chính phủ đã tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc để nắm bắt tình hình triển khai công tác lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 của cán Bộ, ngành và địa phương...

Sáng 6/3, Chính phủ đã tổ chức Hội nghịtrực tuyến toàn quốc để nắm bắt tình hình triển khai công tác lấy ý kiến nhândân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 của cán Bộ, ngành và địa phương. Phó Thủtướng Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ chủ trì hội nghị. Tại ĐắkNông, đồng chí Nguyễn Bốn, UVTVTU,Phó Chủtịch Thường trực UBND tỉnh cùng Ban Chỉ đạo tổ chức lấy ý kiến nhân dân về Dự thảosửa đổi Hiến pháp năm 1992 tỉnh và các thành viên tổ giúp việc tham dự hộinghị.



Các đại biểu tỉnh Đắk Nông tham dự hội nghị trực tuyến


Theo báo cáo nhanh của các Bộ,ngành, địa phương, đến thời điểm hiện nay, đã có 54tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và 17 Bộ,cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ gửi báo cáo tổng hợp tình hình tổchức lấy ý kiến nhân dân về Ban Chỉ đạo. Cùng với việc triển khai tương đốiđồng bộ, nghiêm túc các văn bản chỉ đạo của Trung ương, các Bộ, ngành Trung ươngvà địa phương cơ bản đã làm tốt công tác chỉ đạo, đôn đốc đơn vị trực thuộc thựchiện tốt việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửađổi Hiến pháp năm 1992 với tinh thần côngkhai, dân chủ. Cách thức lấy ý kiến được sử dụng rất đa dạng như tổ chức cáchội nghị, hội thảo, tọa đàm với phạm vi khác nhau. Nhiều Bộ, ngành, địa phươngđã có những sáng kiến, cách làm hay, phù hợp với điều kiện thực tiễn để pháthuy cao nhất trí tuệ của toàn dân trong việc ttham gia đóng gópý kiến xây dựng Hiến pháp. Bên cạnh lấy ý kiếnvề toàn bộ Dự thảo, các Bộ, ngành địa phương còn căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ,quyền hạn của mình để tập trung lấy ý kiến sâu về nội dung liên quan trực tiếpđến phạm vi, lĩnh vực hoạt động của mình.

Đối với tỉnh Đắk Nông, tính đến ngày5/3, toàn tỉnh đã có 44 cơ quan, tổ chức, đơn vị và 8/8 huyện, thị xã đã tổchức lấy ý kiến và có báo cáo tổng hợp về tổ giúp việc; trên 60% xã, phường,thị trấn đã tổ chức lấy ý kiến nhân dân với tổng số 740 hội nghị, cuộc họp,34.434 lượt người tham dự. Toàn tỉnh đã tổng hợp được 1.950 ý kiến tham gia củacán bộ, người dân góp ý sửa đổi, bổ sung vào Dự thảo. Nhìn chung, hoạt độngtriển khai, tổ chức lấy ý kiến nhân dân đã nhận được sự quan tâm của cả hệthống chính trị, tạo thành đợt sinh hoạt chính trị, pháp lý rộng khắp trongtoàn Đảng, toàn quân và nhân dân trên địa bàn.

Phát biểu tại hội nghị, Phó Thủtướng Nguyễn Xuân Phúc đã đánh giá cao những kết quả mà các Bộ, ngành, địaphương đạt được; đồng thời đề nghị các cấp, ngành cần tiếp tục đẩy mạnh côngtác tuyên truyền, tổ chức lấy ý kiến nhân dân một cách sâu rộng, có khoa học vàdân chủ. Đặc biệt, các đơn vị, địa phương cần quan tâm hơn nữa đến các chức sắctôn giáo, người dân là đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa; tạo mọiđiều kiện tốt nhất để toàn dân đều có thể tìm hiểu, tham gia đóng góp ý kiếnxây dựng Dự thảo sửa đổi Hiến pháp.

Tin, ảnh: Đ.D