UBTVQH cho ý kiến Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp và Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

Chính trị - Ngày đăng : 10:44, 19/03/2013

Tiếp tục phiên họp thứ 16, chiều 18/3, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thảo luận và cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và dự án Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (sửa đổi)...

Tiếp tục phiên họp thứ 16, chiều18/3, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thảo luận và cho ý kiến về dự án Luật sửađổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và dự án Luật thựchành tiết kiệm, chống lãng phí (sửa đổi).


Toàn cảnh phiên họp. (Ảnh: AnĐăng/TTXVN)

Về dự án Luật sửa đổi, bổ sung mộtsố điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, đối với quy định về thuế suất, dựthảo luật giảm mức thuế suất phổ thông từ 25% xuống còn 23%. Đối với doanhnghiệp sử dụng dưới 200 lao động làm việc toàn bộ thời gian và có tổng doanhthu năm không quá 20 tỷ đồng áp dụng thuế suất 20%.


Đa số các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhất trí với chủ trương giảmthuế suất nhằm bảo đảm tính cạnh tranh trong thu hút đầu tư và đề nghị nghiêncứu, quy định ngay trong Luật về lộ trình giảm thuế suất đến năm 2020, bảo đảmphù hợp với Chiến lược cải cách thuế. Cụ thể: giai đoạn 2014-2015 thuế suất23%, đối với doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ áp dụng thuế suất 20%; giai đoạn2016-2020 áp dụng thống nhất một mức thuế suất 20%; đối với địa bàn đặc biệtkhó khăn, cần được ưu đãi ở mức cao hơn, có thể quy định mức thuế suất 15%.


Về quy định ưu đãi thuế, dự thảo luật bổ sung chính sách ưu đãi thuế đối với tổchức tài chính vi mô; ưu đãi thuế đối với hoạt động nuôi trồng, chế biến nông,lâm, thủy sản, làm muối, sản xuất giống cây trồng và giống vật nuôi; ưu đãithuế đối với đầu tư mở rộng,...


Nhiều thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đồng tình với việc mở rộng diện đượcưu đãi thuế nhằm bảo đảm phù hợp với chính sách ưu đãi được quy định tại cácđạo luật chuyên ngành. Tuy nhiên, để bảo đảm tính đầy đủ, thống nhất, đồng bộvới quy định tại các văn bản pháp luật liên quan, các thành viên Ủy ban Thườngvụ Quốc hội đề nghị Chính phủ rà soát chính sách ưu đãi đầu tư đã được banhành, nghiên cứu, bổ sung chính sách ưu đãi đối với một số địa bàn, ngành nghề,lĩnh vực khác.


Các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng dự thảo luật còn nhiều nộidung giao cho Chính phủ quy định, chưa cụ thể, minh bạch, có thể dẫn đến cáchhiểu, cách vận dụng thiếu nhất quán. Vì vậy, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghịChính phủ rà soát, luật hóa tối đa các nội dung quy định tại văn bản dưới luật,bảo đảm tính cụ thể, minh bạch để có thể trình Quốc hội (khóa XIII) thông quadự án luật tại kỳ họp thứ 5.


Cũng trong buổi chiều, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thảo luận và cho ý kiến vềdự án Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (sửa đổi).


Về tên gọi của dự án luật, đa số các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đềnghị giữ tên Luật như hiện hành là "Luật thực hành tiết kiệm, chống lãngphí" vì Hiến pháp đã quy định về trách nhiệm thực hành tiết kiệm, chốnglãng phí, hai cụm từ này có quan hệ mật thiết với nhau, đã thực hành tiết kiệmlà chống được lãng phí, ngược lại chống lãng phí cũng là biện pháp để thực hànhtiết kiệm. Giữ tên gọi của luật như vậy sẽ đảm bảo tính thống nhất với quy địnhcủa Hiến pháp.


Các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng cho rằng dự thảo luật đã được bổsung nhiều nội dung mới; nhiều vấn đề đã được cụ thể hóa hơn so với Luật hiệnhành. Tuy nhiên, nếu căn cứ vào yêu cầu thực tiễn, đối chiếu với các quy địnhvề thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong Luật hiện hành thì dự thảo luậtcòn nhiều vấn đề cần tiếp tục được hoàn thiện để đáp ứng mục tiêu sửa đổi...


Các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đề nghị ban soạn thảo cần cânnhắc, nghiên cứu quy định của dự án Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí(sửa đổi), bảo đảm tính pháp lý, phù hợp với các luật hiện hành, bao quát mọivấn đề liên quan đến hành vi thực hành tiết kiệm, chống lãng phí ở các lĩnhvực, tạo căn cứ cho áp dụng và xem xét trách nhiệm trong thực hành tiết kiệm,chống lãng phí...

* Trước đó, cuối buổi sáng 18/3, với tỷ lệ14/14 phiếu thuận, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua Pháp lệnh sửa đổi, bổsung một số điều của Pháp lệnh Ngoại hối.

So với hiện hành, Pháp lệnh sửa đổicó 4 nội dung khác biệt quan trọng liên quan đến thu hút đầu tư trực tiếp nướcngoài; vay và trả nợ vay của người cư trú; đầu tư gián tiếp nước ngoài vào ViệtNamvà chống tình trạng “đôla hóa”.

Tán thành việc thông qua dự án Pháplệnh sửa đổi, song Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cho biết ông nhận đượcnhiều phản ánh từ bà con kiều bào ở nước ngoài đã từng chuyển ngoại tệ về trongnước để làm ăn kinh doanh, nay có nhu cầu chuyển ngoại tệ thu được từ Việt Namra nước ngoài hoặc doanh nghiệp Việt Nam có nhu cầu đầu tư ở nước ngoài chorằng, thủ tục chuyển ngoại tệ từ trong nước ra nước ngoài còn rườm rà, phứctạp.

Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh: “Thủ tục chuyển tiền ngoại tệ ra nước ngoài cầnđảm bảo chặt chẽ, nhưng khi xây dựng nghị định, thông tư hướng dẫn, Ngân hàngNhà nước cũng phải thể hiện tinh thần cải cách hành chính, không được làm khókiều bào, doanh nghiệp. Thống đốc phải tính toán cho nhà đầu tư”.

Nguồn TTXVN