UBTVQH cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Thi đua khen thưởng và Luật Cư trú

Chính trị - Ngày đăng : 10:24, 22/03/2013

Tiếp tục chương trình nghị sự phiên họp thứ 16 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, sáng 21/3, dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua khen thưởng đã được Chính phủ trình, xin ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội...

Tiếp tục chương trình nghị sự phiênhọp thứ 16 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, sáng 21/3, dự án Luật sửa đổi, bổsung một số điều của Luật Thi đua khen thưởng đã được Chính phủ trình, xin ýkiến  Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Theo Bộ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn TháiBình, trong tổng số 103 điều của Luật Thi đua, Khen thưởng hiện hành, dự thảoLuật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng đã sửa đổi, bổsung 53 điều, trong đó tập trung sửa đổi, bổ sung về hệ thống tiêu chuẩn củadanh hiệu thi đua và các hình thức khen thưởng. Ngoài ra có sửa đổi, bổ sungmột số nội dung liên quan đến nguyên tắc khen thưởng, thẩm quyền ban hành, hìnhthức thi đua, khen thưởng và thủ tục hồ sơ xét tặng các danh hiệu thi đua vàhình thức khen thưởng. Một trong những mục tiêu quan trọng của việc sửa đổi, bổsung Luật này là nhằm khắc phục tình trạng khen thưởng tràn lan, trùnglắp. 

Đơn cử, thời điểm xét danh hiệu“Chiến sĩ thi đua toàn quốc” là 5 năm một lần thay cho xét hàng năm như hiệnnay, tạo điều kiện tôn vinh vào dịp Đại hội Thi đua yêu nước các cấp và phùhợp với việc tổng kết, đánh giá kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội 5 nămcủa đất nước.

Các hình thức Huân chương (từ Điều34 đến Điều 48) cũng được sửa đổi, bổ sung theo hướng: nâng cao tiêu chuẩn,chặt chẽ hơn, không lấy danh hiệu thi đua làm điều kiện, tiêu chuẩn để xét cáchình thức khen thưởng, mà lấy các hình thức khen thưởng cấp thấp đểkhen thưởng cấp cao hơn; tránh khen thưởng tràn lan, trùng lắp, “tích lũythành tích” và dồn khen thưởng lên cấp trên. Thời gian xét khen thưởng từ Huânchương Lao động lên Huân chương Độc lập, Huân chương Hồ Chí Minh và Huân chươngSao Vàng là 10 năm thay cho 5 năm như hiện nay. Đồng thời, quy định tiêu chuẩncụ thể để những người lao động có thành tích, dù không phải là cán bộ, côngchức, viên chức, lực lượng vũ trang cũng sẽ được khen thưởng. Dự luật cũng bổsung quy định về tặng Huân chương Sao vàng cho nguyên thủ nước bạn.

Đáng lưu ý, dự Luật đã bổ sung hìnhthức khen thưởng cấp Nhà nước “Huy chương Thanh niên xung phong kháng chiến” đểtặng hoặc truy tặng cho đối tượng là Thanh niên xung phong có quá trình cốnghiến trong hai cuộc kháng chiến.

Qua thẩm tra, Thường trực Ủy ban vềcác vấn đề xã hội cho rằng, thanh niên xung phong kháng chiến là lực lượng đãcó nhiều hy sinh, đóng góp cho sự nghiệp chung của dân tộc, cần có sự ghi nhận,tôn vinh, khen thưởng xứng đáng. “Từ trước tới nay, chưa có hình thức khenthưởng nào riêng cho thanh niên xung phong, một bộ phận thanh niên xung phongchưa được khen thưởng hình thức cấp nhà nước do thời hạn tham gia chưa đủ tiêuchuẩn để xét tặng các hình thức khen thưởng kháng chiến”, Chủ nhiệm Ủy ban Vềcác vấn đề xã hội Trương Thị Mai nhận định.

Tuy nhiên, để đảm bảo sự thống nhấttrong khen thưởng kháng chiến, Thường trực Ủy ban Về các vấn đề xã hội đề nghịChính phủ cần tiếp tục rà soát và tổng kết khen thưởng kháng chiến theo quyđịnh tại khoản 1, Điều 101 của Luật Thi đua, khen thưởng hiện hành; làm rõ sựtương quan giữa Huy chương Thanh niên xung phong kháng chiến với các hình thứckhen thưởng kháng chiến khác, tương quan với khen thưởng các đối tượng người cócông khác cùng tham gia kháng chiến… Trên cơ sở đó, đề xuất cụ thể hướng xử lýđối với vấn đề này cho phù hợp.

* Thảo luận về Dự án Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Cưtrú chiều 21/3, một số ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và của cơquan thẩm tra là Uỷ ban Pháp luật tán thành với việc bổ sung nghiêm cấm haihành vi trên vì cho rằng đây là những hành vi phổ biến mà một số người dân haylợi dụng để đăng ký thường trú; việc bổ sung hai hành vi này làm cơ sở pháp lýcho việc xử lý những hành vi trái pháp luật về cư trú.

Tuy nhiên, có một số ý kiến cho rằngnội dung quy định về hai hành vi bị nghiêm cấm này còn chưa rõ ràng, chẳng hạn,nội dung của việc giả mạo điều kiện này để được đăng ký thường trú là gì? Thếnào là cho người khác đăng ký vào chỗ ở của mình để trục lợi?

Có ý kiến cho rằng ngoài những hànhvi nêu trên còn có nhiều hành vi giả mạo khác như: giả mạo kết hôn, giả mạo họhàng thân thích, giả mạo giấy tờ tuyển dụng… để đăng ký thường trú. Vì vậy, Uỷban Thường vụ Quốc hội đề nghị rà soát lại quy định về các hành vi bị nghiêmcấm trong dự thảo Luật để bảo đảm tính khả thi, đầy đủ bao quát của các quyđịnh này trong thực tiễn.

Về quy định “Nơi đề nghị đăng kýthường trú phải là nơi đang tạm trú”, các ý kiến thảo luận cho rằng quy địnhnày có thể dẫn đến những hạn chế quyền của người dân. Nếu thực hiện, người thuênhà và đăng ký tạm trú tại một quận nhưng sau đó mua nhà ở một  quận khácthì vẫn phải tiến hành đăng ký tạm trú, sau đó mới có quyền tiến hành đăng kýthường trú tại ngôi nhà mà mình mới mua.

Mặt khác, quy định như dự thảo Luậtdễ dẫn đến cách hiểu là để được đăng ký thường trú thì thời hạn tạm trú tại mộtchỗ ở phải từ 2 năm trở lên. Quy định như vậy là không phù hợp, vì việc ở nhờ,mượn hay thuê nhà ở thường không có tính ổn định, có sự phụ thuộc vào các hợpđồng dân sự về thời hạn thuê, mượn, ở nhờ, về giá thuê nhà ở cũng như phụ thuộcvào điều kiện công tác, làm việc, sinh hoạt.

Như vậy, nếu quy định chỉ được đăngký thường trú vào nơi đang tạm trú sẽ có khả năng nhiều người mặc dù đã tạm trútại nội thành thành phố trực thuộc trung ương nhiều năm nhưng vẫn không đủ điềukiện đăng ký thường trú tại nội thành thành phố đó do phải thay đổi chỗ ở nhiềulần mà không có nơi nào tạm trú đủ tới 2 năm.

Do đó, các ý kiến của UBTVQH cũngnhư của Uỷ ban Pháp luật đề nghị bỏ quy định này.

Nguồn VGP