Tuyên bố chung hai nước Việt Nam và Indonesia

Chính trị - Ngày đăng : 22:55, 28/06/2013

Toàn văn Tuyên bố chung Việt Nam-Indonesia nhân chuyến thăm cấp Nhà nước của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tới Indonesia từ ngày 27-28/6...

Toàn văn Tuyên bố chung ViệtNam-Indonesia nhân chuyến thăm cấp Nhà nước của Chủ tịch nước Trương Tấn Sangtới <_st13a_country-region w:st="on"><_st13a_place w:st="on">Indonesiatừ ngày 27-28/6.


Tổng thống Cộng hòa <_st13a_country-region w:st="on"><_st13a_place w:st="on">Indonesia,Susilo Bambang Yudhoyono đón Chủ tịch nước Trương Tấn Sang. (Ảnh: NguyễnKhang/TTXVN)

1. Nhận lời mời của Tổng thống nướcCộng hòa Indonesia Susilo Bambang Yudhoyono, Chủ tịchnước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam Trương Tấn Sang và Phu nhân đã tiếnhành chuyến thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hòa Indonesia từ ngày 27-28/6/2013.

2. Trong thời gian ở thăm, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã hội đàm với Tổngthống Susilo Bambang Yudhoyono trong không khí thân mậtvà hữu nghị. Hai nhà Lãnh đạo đã chia sẻ quan điểm và đánh giá cao quan hệ hữunghị truyền thống và hợp tác toàn diện Việt Nam và Indonesia được duy trì vàphát triển tốt đẹp với nhiều thành tựu quan trọng, góp phần thúc đẩy sự thịnhvượng của hai nước, đặc biệt kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giaonăm 1955.


3. Hai nhà Lãnh đạo cam kết đưa mối quan hệ song phương truyền thống lên mộttầm cao mới và chính thức quyết định thiết lập quan hệ Đối tác Chiến lược giữaViệt Nam và Indonesia trên cơ sở Tuyên bố chung giữa nước Cộng hòa Xã hội chủnghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa Indonesia về Khuôn khổ Đối tác Hữu nghị và Toàndiện bước vào thế kỷ 21 (2003) và Chương trình Hành động Việt Nam-Indonesiagiai đoạn 2012-2015 (2011).

4. Quan hệ Đối tác Chiến lược Việt Nam-Indonesia cũng phù hợp với các nguyêntắc nêu trong Hiến chương của Liên hợp quốc và của ASEAN, Hiệp ước Thân thiệnvà Hợp tác ở Đông Nam Á (TAC) cũng như các nguyên tắc được thừa nhận rộng rãikhác của luật pháp quốc tế.


5. Trên tinh thần đó, hai nhà Lãnh đạo nhất trí tăng cường trao đổi các chuyếnthăm cấp cao và thúc đẩy hơn nữa hợp tác cùng có lợi trên các lĩnh vực. Hai nhàLãnh đạo nhất trí giao hai Bộ Ngoại giao chủ trì, phối hợp với các bộ, ngànhhữu quan xây dựng Chương trình Hành động đề ra các phương thức và biện pháp đểtriển khai quan hệ Đối tác Chiến lược một cách cụ thể và hiệu quả. Hai nhà Lãnhđạo cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc hai nước kiểm điểm định kỳ việctriển khai quan hệ Đối tác Chiến lược thông qua các cơ chế hợp tác song phương,trong đó có Ủy ban Hợp tác Song phương cấp Bộ trưởng Ngoại giao và Ủy ban Hỗnhợp về Hợp tác Kinh tế, Khoa học và Kỹ thuật.


6. Về hợp tác quốc phòng và an ninh, hai nhà Lãnh đạo ủng hộ việc triển khai cóhiệu quả hơn nữa Bản Ghi nhớ về Tăng cường Hợp tác giữa các quan chức quốcphòng và các hoạt động liên quan (2010) và Hiệp định về Hợp tác phòng ngừa vàđấu tranh chống tội phạm (2005) và Bản Tham chiếu về việc Thiết lập cơ chế Đốithoại giữa Hải quân hai nước (2012). Hai nhà Lãnh đạo cũng khuyến khích việctăng cường hợp tác trong lĩnh vực công nghiệp quốc phòng và an ninh phi truyềnthống.


7. Về thương mại, hai nhà Lãnh đạo đánh giá cao sự tăng trưởng ổn định củathương mại hai chiều và cam kết thúc đẩy hợp tác thương mại hai chiều tăngtrưởng, cân bằng và bền vững. Hai nhà Lãnh đạo tin tưởng rằng mục tiêu kimngạch thương mại 5 tỷ USD sẽ đạt được trước năm 2015 và nhất trí đề ra mục tiêukim ngạch thương mại 10 tỷ USD vào năm 2018.


8. Hai nhà Lãnh đạo chia sẻ đánh giá tích cực về hợp tác đầu tư ngày càng pháttriển và cam kết tiếp tục thúc đẩy môi trường hấp dẫn và thuận lợi hơn cho đầutư và thương mại. Tổng thống <_st13a_country-region w:st="on">Indonesiabày tỏ mong muốn Chính phủ Việt <_st13a_country-region w:st="on">Namtiếp tục hỗ trợ và giúp đỡ việc <_st13a_country-region w:st="on">Indonesiatăng cường hợp tác kinh tế tại Việt <_st13a_place w:st="on"><_st13a_country-region w:st="on">Nam.


9. Hai nhà Lãnh đạo tái khẳng định cam kết thúc đẩy hợp tác song phương nhằmđảm bảo an ninh năng lượng và lương thực bền vững thông qua trao đổi thươngmại, đầu tư và nghiên cứu phát triển chung. Về an ninh lương thực, hai nhà Lãnhđạo hoan nghênh việc gia hạn Bản Ghi nhớ về Thương mại Gạo tới năm 2017 và nhấttrí tăng cường hợp tác trong sản xuất thực phẩm và quản lý chất lượng cũng nhưquản lý nguồn dự trữ. Về an ninh năng lượng, hai nhà Lãnh đạo nhất trí khuyếnkhích cộng đồng doanh nghiệp hai nước chủ động tìm hiểu khả năng hợp tác tronglĩnh vực năng lượng và tài nguyên khoáng sản, bao gồm việc phát triển ngànhcông nghiệp khai thác khoáng sản thân thiện môi trường, mua bán than và khoángchất, sản xuất điện cũng như năng lượng mới và năng lượng tái tạo.


10. Hai nhà Lãnh đạo ghi nhận những bước phát triển trong hợp tác nghề cá vàthủy sản, nhấn mạnh việc hai nước cần tăng cường triển khai Bản Ghi nhớ Hợp tácNghề cá và các vấn đề Biển (2010) để khai thác tiềm năng hợp tác to lớn tronglĩnh vực này cũng như giải quyết vấn đề đánh bắt cá bất hợp pháp, không đúngquy định và không được báo cáo (IUU), bao gồm cả việc bố trí trao trả các ngưdân bị bắt hoặc giam giữ vì lý do trên.


11. Hai nhà Lãnh đạo chỉ đạo nhóm kỹ thuật hai bên đẩy nhanh tiến độ thảo luậnđể sớm hoàn tất việc phân định vùng đặc quyền kinh tế, và khuyến khích hai bêntìm ra một giải pháp tạm thời để tạo điều kiện cho hợp tác biển và nghề cá màkhông ảnh hưởng đến kết quả phân định biên giới biển cuối cùng.


12. Hai nhà Lãnh đạo quyết tâm tiếp tục tăng cường giao lưu nhân dân thông quaviệc thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực giáo dục, văn hóa và du lịch. Với mụcđích đó, hai nhà Lãnh đạo nhất trí ký lại Bản Ghi nhớ về Hợp tác Giáo dục(2005), thúc đẩy hợp tác chặt chẽ trong việc phát triển du lịch sinh thái và dulịch kết hợp tổ chức sự kiện (MICE) cũng như thúc đẩy hợp tác văn hóa, bao gồmcác hoạt động trong khuôn khổ Dấu tích Văn minh.


13. Hai nhà Lãnh đạo nhất trí tăng cường hơn nữa công việc của ASEAN hướng tớixây dựng một Cộng đồng ASEAN gắn kết về chính trị, hội nhập về kinh tế và cótrách nhiệm về xã hội vào năm 2015, nhằm tận dụng các cơ hội hiện tại và tươnglai cũng như ứng phó hiệu quả với những thách thức khu vực và quốc tế.


14. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nhắc lại cam kết của Việt <_st13a_country-region w:st="on">Nam tiếp tục tích cực ủng hộ <_st13a_place w:st="on"><_st13a_country-region w:st="on">Indonesia trong vai trò Chủ tịchAPEC năm 2013. Tổng thống Susilo Bambang Yudhoyono khẳngđịnh <_st13a_country-region w:st="on">Indonesia ủng hộ Việt <_st13a_country-region w:st="on"><_st13a_place w:st="on">Nam trong vaitrò Chủ tịch APEC năm 2017. Tổng thống Yudhoyono mời Chủtịch nước Trương Tấn Sang tham dự Hội nghị các nhà Lãnh đạo APEC tại <_st13a_place w:st="on">Bali tháng 10/2013.


15. Về Biển Đông, hai nhà Lãnh đạo tái khẳng định tầm quan trọng của hòa bình,ổn định và an ninh hàng hải tại Biển Đông và những cam kết chung theo DOC vềđảm bảo giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, tuân thủ luật pháp quốctế, trong đó có Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982. Hai nhà Lãnhđạo bày tỏ sự ủng hộ mạnh mẽ đối với Tuyên bố 6 điểm của ASEAN về vấn đề BiểnĐông và hoan nghênh việc khởi động trao đổi về COC giữa ASEAN và Trung Quốc vàmong muốn các cuộc trao đổi về COC sẽ được tiếp tục và hướng tới việc sớm hoàntất một Bộ Quy tắc Ứng xử Khu vực ở Biển Đông.


16. Sau hội đàm, hai nhà Lãnh đạo đã chứng kiến lễ ký các văn kiện hợp tác, baogồm Hiệp định Dẫn độ, Hiệp định Tương trợ Tư pháp về Hình sự, và Bản Ghi nhớ vềHợp tác Hàng hóa Nông sản. Bên lề chuyến thăm, hai bên cũng đã ký Bản Ghi nhớvề Hợp tác Năng lượng và Tài nguyên Khoáng sản, Bản Ghi nhớ về Hợp tác Tàichính, và Bản Ghi nhớ về Hợp tác giữa Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Namvà Indonesia. Hai nhà Lãnh đạo chỉ đạo các bộ, ngành hữu quan hai nước tích cựctriển khai các văn kiện hợp tác này.


17. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Phu nhân cảm ơn về sự đón tiếp trọng thịvà chu đáo mà Tổng thống Indonesia Susilo Bambang Yudhoyonovà Phu nhân đã dành cho Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam. Tổng thống Indonesia Susilo Bambang Yudhoyono và Phu nhân vui vẻ nhận lời mời củaChủ tịch nước Trương Tấn Sang thăm Việt Nam vào thời gian thích hợp cho cả haibên.

Nguồn TTXVN