Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến dự án Luật bảo vệ và kiểm dịch thực vật

Chính trị - Ngày đăng : 08:51, 15/08/2013

Chiều 14/8, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 20, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về một số vấn đề quan trọng, còn có ý kiến khác nhau của dự án Luật bảo vệ và kiểm dịch thực vật...

Chiều 14/8, tiếp tục chương trìnhPhiên họp thứ 20, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về một số vấn đề quantrọng, còn có ý kiến khác nhau của dự án Luật bảo vệ và kiểm dịch thực vật.


Quang cảnh phiên họp. (Ảnh: AnĐăng/TTXVN)

Qua thảo luận, Ủy ban Thường vụ Quốchội tán thành với quy định về tổ chức hệ thống cơ quan chuyên ngành bảo vệ vàkiểm dịch thực vật. Theo đó, hệ thống cơ quan chuyên ngành về bảo vệ và kiểmdịch thực vật đã được quy định trong Pháp lệnh bảo vệ và kiểm dịch thực vật từnăm 1993. Đến nay, hệ thống này đã được hình thành ổn định từ Trung ương tớicấp huyện. Theo đó, ở Trung ương là Cục Bảo vệ thực vật; cấp tỉnh là Chi cụcbảo vệ thực vật, cấp huyện là các trạm bảo vệ thực vật.


Đồng thời, theo vùng sinh thái đã hình thành được 9 chi cục kiểm dịch thực vậtvùng và 4 trung tâm bảo vệ thực vật trực thuộc Cục bảo vệ thực vật. Tuy nhiên,với diện tích cây trồng tăng mạnh, gấp hơn 6 lần so với năm 1993; diễn biếndịch bệnh ngày càng phức tạp; lượng hàng hóa thuộc diện kiểm dịch thực vật xuấtkhẩu, nhập khẩu ngày càng lớn thì tổ chức hệ thống cơ quan này cần được kiệntoàn, đặc biệt ở cấp huyện, xã để đáp ứng nhu cầu sản xuất.


Điều 9 dự thảo Luật mới đã quy định theo hướng: hệ thống cơ quan bảo vệ và kiểmdịch thực vật được tổ chức từ trung ương đến địa phương, đồng thời giao choChính phủ quy định cụ thể về tổ chức hệ thống cơ quan này trên cơ sở rà soát,điều chỉnh hợp lý hệ thống tổ chức hiện có cho phù hợp với tình hình thực tế vàđáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về bảo vệ và kiểm dịch thực vật.


Thảo luận về kinh phí chống dịch (Điều 21), nhiều ý kiến tán thành với lập luậncủa Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường cho rằng phòng, chốngdịch là trách nhiệm của chủ thực vật. Tuy nhiên, trong điều kiện sản xuất nôngnghiệp của Việt Nam còn ở quy mô nhỏ, thu nhập từ sản xuất nông nghiệp chưa caonên nguồn kinh phí dự phòng cho chống dịch trong nhân dân còn hạn chế. Khi dịchbệnh xảy ra, để đáp ứng yêu cầu chống dịch phải khẩn trương, kịp thời, Nhà nướcphải có vai trò chủ đạo, đặc biệt trong việc hỗ trợ nguồn tài chính và tổ chứcthực hiện chống dịch.


Việc huy động, sử dụng ngân sách Nhà nước cho hoạt động này từ nguồn nào, mứcđộ đến đâu, sử dụng cho các hoạt động nào phải căn cứ theo quy định của phápluật về ngân sách Nhà nước. Do vậy, Điều 21 của dự thảo Luật mới đã được chỉnhsửa theo hướng: quy định rõ các nguồn kinh phí cho chống dịch gồm kinh phí củachủ thực vật, ngân sách Nhà nước, đóng góp, tài trợ của các tổ chức, cá nhân vàcác nguồn hợp pháp khác (khoản 1); quy định các hoạt động chống dịch được sửdụng từ nguồn dự phòng ngân sách Nhà nước (khoản 2); giao Chính phủ quy định cụthể việc thực hiện điều này (khoản 3) để bảo đảm hiệu quả chống dịch và thốngnhất với quy định của pháp luật về ngân sách Nhà nước.


Về trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ và kiểm dịch thực vật , một số ý kiếnđề nghị dự án luật cần làm rõ trách nhiệm của bộ chuyên ngành thuộc Bộ Nôngnghiệp và Phát triển Nông thôn và các bộ, ngành có liên quan; xác định rõ tráchnhiệm của cấp tỉnh, huyện, xã và phân cấp mạnh hơn cho các cấp chính quyền, cácgiới phù hợp với điều kiện quản lý và chủ động trong công tác chỉ đạo, điềuhành.


Nhiều ý kiến tán thành với quy định về sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Theo đó,thuốc bảo vệ thực vật là vật tư nông nghiệp nhưng cũng là hóa chất độc hại nênphải được quản lý, kiểm soát chặt chẽ và chỉ được sử dụng thuốc có trong Danhmục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam.


Hiện tại, trong điều kiện diễn biến tình hình dịch bệnh thực vật rất khó lườngthì việc sử dụng một số loại thuốc nhập khẩu chưa có trong Danh mục thuốc để sửdụng trong một số trường hợp đặc biệt là cần thiết. Tuy nhiên, cần kiểm soátchặt chẽ hoạt động này để tránh bị lợi dụng gây hậu quả xấu cho sức khỏe conngười và môi trường.


Tiếp thu ý kiến các vị đại biểu Quốc hội, các nội dung quy định nói trên đãđược chuyển sang Điều 67 dự thảo Luật mới quy định về các trường hợp, điều kiệnđược phép nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật chưa có trong Danh mục được phép sửdụng ở Việt Nam để sử dụng trong trường hợp đặc biệt theo quyết định của Bộtrưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (điểm d, khoản 2 Điều 67); đồngthời bổ sung quy định về nguyên tắc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật nhập khẩu chưacó trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng ở Việt Nam, thì chỉđược sử dụng theo đúng mục đích ghi trong giấy phép (khoản 4 Điều 48)....


Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thảo luận, cho ý kiến cụ thể về các nội dung kháctrong dự thảo như tiêu hủy thuốc bảo vệ thực vật (Điều 74); thu gom và xử lýbao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng...


Theo Chương trình, sáng 15/8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về dựán Luật Hải quan (sửa đổi).

Nguồn TTXVN