Triển khai chương trình giám sát của Quốc hội năm 2014
Chính trị - Ngày đăng : 09:03, 30/08/2013
Ngày 29/8, Ủy ban Thường vụ Quốc hộiđã tổ chức Hội nghị triển khai chương trình hoạt động giám sát của Quốc hội, Ủyban Thường vụ Quốc hội năm 2014.
Phó Chủtịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn phát biểu khai mạc hội nghị. (Ảnh: PhươngHoa/TTXVN) |
Phó Chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơnchủ trì Hội nghị.
Theo Nghị quyết số 47/2013/QH13, tại kỳ họp thứ 7 và kỳ họp thứ 8, Quốchội tiến hành giám sát tối cao tập trung vào một số hoạt động chính gồmxem xét báo cáo của các cơ quan hữu quan theo quy định của pháp luật, hoạt độngchất vấn và giám sát hai chuyên đề về việc thực hiện chính sách, pháp luật vềgiảm nghèo giai đoạn 2005-2012; việc thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế tronglĩnh vực đầu tư công, doanh nghiệp nhà nước và hệ thống ngân hàng theo Nghịquyết số 10/2011/QH13 của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm2011-2015.
Năm 2014, ngoài xem xét các báo cáo của Chính phủ và các cơ quan hữu quan, tổchức hoạt động chất vấn, chuẩn bị để Quốc hội giám sát hai chuyên đề trên, Ủyban Thường vụ Quốc hội trực tiếp tiến hành giám sát các chuyên đề tại phiên họpcủa Ủy ban gồm chuyên đề hiệu quả tổng thể về kinh tế, xã hội gắn với đảm bảoan ninh, quốc phòng của hai dự án bôxit Tân Rai và Nhân cơ do Tập đoànThan-Khoáng sản Việt Nam làm chủ đầu tư (phiên họp tháng 4/2014); chuyên đềviệc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống biến đổi khí hậu ở đồngbằng sông Cửu Long (phiên họp tháng 9/2014).
Kế hoạch triển khai cụ thể các nội dung giám sát đã được Ủy ban Thường vụ Quốchội giao cho Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban.
Thống nhất với chương trình hoạt động giám sát, song đại diện Hội đồng Dân tộcvà các Ủy ban của Quốc hội cũng đề xuất nhiều nội dung để hoạt động này đượctriển khai tốt hơn.
Ông Danh Út, Phó Chủ nhiệm Hội đồng Dân tộc của Quốc hội nhìn nhận thời gianqua, cơ quan chịu sự giám sát đã có nhiều đổi mới, tạo điều kiện cho đoàn giámsát. Tuy nhiên, báo cáo thông tin chuyển đến còn chậm, mặc dù công việc này đãđược báo trước cả tháng. Một số địa phương còn tồn tại tình trạng bố trí ngườilàm việc với đoàn giám sát chưa phù hợp.
Đối với việc giám sát qua giải trình, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông báo nộidung chi tiết cho các phiên chất vấn còn chậm, không đủ thời gian cho đại biểunghiên cứu.
Theo Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội, từ tháng 10/2013 đến tháng 1/2014,Ủy ban sẽ tiến hành giám sát tại 15 tỉnh, thành phố. Ủy ban giám sát việc thựchiện chính sách, pháp luật về giảm nghèo giai đoạn 2005-2012, báo cáo kết quảvới Thường vụ Quốc hội tại phiên họp tháng 4/2014 và chuẩn bị báo cáo trìnhQuốc hội tại kỳ họp thứ 7.
Đại diện Ủy ban này đề nghị cần tăng cường vai trò giám sát của các đoàn đạibiểu Quốc hội tại các tỉnh, thành phố, sự giúp đỡ của các đại biểu Trung ươngứng cử ở địa phương, các đại biểu chuyên trách Hội đồng Dân tộc và các Ủy bancủa Quốc hội.
Trong thời gian giám sát, ngoài giám sát về chính sách, cần quan tâm phát hiện,xử lý những vướng mắc cụ thể, kiến nghị xử lý những tiêu cực, tham nhũng, tránhviệc giám sát chung chung, không sát thực tế.
Có ý kiến đề nghị cần có sự phối hợp, tăng cường hỗ trợ, tham gia của Kiểm toánNhà nước để tăng chất lượng hoạt động giám sát bởi hoạt động giám sát của Quốchội ít có điều kiện tham gia vào giám sát tài chính, trong khi các báo cáo kiểmtoán rất sâu, có giá trị hỗ trợ cho giám sát của Quốc hội và các cơ quan củaQuốc hội rất nhiều.
Tán thành với ý kiến của các đại biểu, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh khẳng địnhhoạt động giám sát rất quan trọng, qua giám sát, nhiều nội dung về hoàn thiệncơ chế chính sách đã được đề xuất, phát hiện ra những điểm tồn tại và đề ragiải pháp trong quá trình triển khai nhiệm vụ.
Phó Thủ tướng kiến nghị các cơ quan Chính phủ, thành viên Chính phủ và Quốc hộicần có sự phối kết hợp chặt chẽ hơn. Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban được giao chủtrì thực hiện giám sát nên có sự thảo luận, trao đổi ngay từ khi xây dựng đềcương, tạo điều kiện cho cơ quan được giám sát chuẩn bị đề cương sát yêu cầu,mục tiêu, kịp thời hơn.
Chương trình giám sát các địa phương cần dự kiến trước thời gian thực hiện chochủ động. Với cùng một nội dung giám sát, chỉ nên bố trí tổ chức nghe một lần.Các vấn đề liên quan đến địa phương, bộ, ngành, ngoài đơn vị chủ trì, đoàn giámsát cần yêu cầu địa phương có báo cáo chính thức.
Kết luận Hội nghị, Phó Chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn đề nghị Hội đồng Dântộc, các Ủy ban, các cơ quan của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khẩn trương xây dựngchương trình hoạt động giám sát năm 2014, trao đổi ý kiến các thành viên trongHội đồng, Ủy ban, lập kế hoạch nêu rõ thời gian, nội dung, địa điểm, báo cáoVăn phòng Quốc hội để tổ chức thực hiện có hiệu quả.
Phó Chủ tịch Quốc hội chỉ đạo cải tiến cách thức tiến hành giám sát, nâng caochất lượng giám sát, chú trọng gặp gỡ đối tượng trực tiếp chịu sự giám sát,giải quyết kiến nghị cử tri, tăng cường hoạt động giải trình của Ủy ban.
Các đoàn đại biểu Quốc hội chủ động hơn nữa trong hoạt động giám sát tại địaphương. Các cơ quan chịu sự giám sát cần chú trọng đến việc hợp tác cung cấpthông tin trước giám sát, thực hiện kiến nghị sau giám sát.
Nguồn TTXVN