UBTVQH cho ý kiến về Dự án Luật Phá sản (sửa đổi) và Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992

Chính trị - Ngày đăng : 06:40, 14/09/2013

Theo Tờ trình về Dự án Luật Phá sản (sửa đổi) được Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Sơn trình bày tại phiên họp, sau 9 năm thi hành, việc triển khai xây dựng Luật Phá sản (sửa đổi) trong bối cảnh hiện nay là cần thiết và cấp bách, nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, hợp tác xã...

Sáng 13/9, UBTVQH cho ý kiến về Dựán Luật Phá sản (sửa đổi). Theo Tờ trình về Dự án Luật Phá sản (sửa đổi) đượcPhó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Sơn trình bày tại phiên họp, sau 9năm thi hành, việc triển khai xây dựng Luật Phá sản (sửa đổi) trong bối cảnhhiện nay là cần thiết và cấp bách, nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả và nănglực cạnh tranh của doanh nghiệp, hợp tác xã; khắc phục các quy định của LuậtPhá sản không còn phù hợp, gây khó khăn cho việc áp dụng, cũng như xửlý các vấn đề mới phát sinh vướng mắc trong thực tiễn.

Qua thẩm tra sơ bộ dự án Luật Phásản (sửa đổi), đa số ý kiến Thường trực Ủy ban Kinh tế tán thành sự cần thiếtsửa đổi Luật Phá sản. Tuy nhiên, Thường trực Ủy ban Kinh tế đề nghị Cơquan soạn thảo cần có báo cáo tổng kết với các đánh giá toàn diện thực trạng,nguyên nhân, hạn chế khi áp dụng Luật Phá sản năm 2004…

Thảo luận tại phiên họp, Chủ nhiệmỦy ban Tài chính - Ngân sách Phùng Quốc Hiển cho rằng, cần xem xét lại đốitượng áp dụng của Luật. Tham gia hoạt động kinh doanh thì phải thuộc phạm viđiều chỉnh của Luật Phá sản, nhưng dự thảo luật chỉ mới gói gọn đối tượng ápdụng là các doanh nghiệp, hợp tác xã, mà chưa quy định về các đối tượng là cánhân, tổ hợp tác, hộ gia đình có đăng ký kinh doanh là chưa bao quát hết.

Ngược lại, Chủ nhiệm Ủy ban Tư phápNguyễn Văn Hiện lại cho rằng quy định đối tượng áp dụng như dự thảo luật là phùhợp với tình hình của Việt Nam, nhất là trong tình trạng quá tải của tòa án nhưhiện nay. Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Văn Hiện nhấn mạnh, tiêu chí xác địnhdoanh nghiệp lâm vào phá sản là cực kỳ quan trọng và là một trong những vấn đềthen chốt để thụ lý và giải quyết các vụ án liên quan đến phá sản. “Đưa ra tiêuchí xác định doanh nghiệp lâm vào phá sản cụ thể hơn luật hiện hành, nhưng tínhkhả thi của tiêu chí trong dự thảo lại kém hơn”, người đứng đầu Ủy ban Tư phápnhận định.

Theo ông Hiện, có những doanh nghiệptiền vốn chỉ vài chục triệu, vài trăm triệu đồng, nhưng cũng có những doanhnghiệp lên đến hàng nghìn tỷ, trăm nghìn tỷ đồng, do đó, việc đưa ra tiêu chídoanh nghiệp, hợp tác xã “không có khả năng thanh toán được các khoản nợ đếnhạn từ 200 triệu đồng trở lên trong thời gian 3 tháng, kể từ ngày chủ nợ có yêucầu thì coi là lâm vào tình trạng phá sản” là không thực tế.

Thay vào đó, cần xem xét trên cơ sởtỷ lệ nợ đến hạn không trả được của doanh nghiệp so với tổng vốn đăng ký kinhdoanh. Chia sẻ quan điểm này, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Phùng QuốcHiển nói thêm rằng, định nghĩa phá sản trong dự thảo còn đơn giản và không thựctế, bởi nếu áp dụng theo đúng định nghĩa của dự thảo luật thì “99% doanh nghiệphiện nay của Việt Namsẽ nằm trong diện phá sản”!

Về việc phá sản doanh nghiệp nhànước, các ý kiến đều cho rằng không nên có sự phân biệt về thủ tục mở phá sảngiữa doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác đểđảm bảo sự bình đẳng.

* Chiều 13/9, UBTVQH đã cho ý kiến về Dự thảo sửa đổiHiến pháp năm 1992.


Năm vấn đề quan trọng còn có ý kiến khác nhau bao gồm: Quy định về các thànhphần kinh tế, sở hữu đất đai, thu hồi đất, mô hình tổ chức chính quyền địaphương, Hội đồng Hiến pháp... đã được Thường vụ Quốc hội cho ý kiến.


Đa số các ý kiến trong Thường vụ Quốc hội tán thành phương án quy định nền kinhtế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, với nhiềuhình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vaitrò chủ đạo.


Tuy nhiên, phương án quy định khái quát, không nêu cụ thể vai trò của từngthành phần kinh tế sẽ có tầm bao trùm và khái quát cao hơn. Nền kinh tế Việt Namđang có quá trình chuyển dịch, các thành phần kinh tế đan xen với nhau, nênphải theo định hướng.


Vấn đề mô hình tổ chức chính quyền địa phương, hiện vẫn còn những ý kiến khácnhau. Các ý kiến đồng tình với việc kế thừa quy định hiến pháp hiện hành về đơnvị hành chính lãnh thổ trên cơ sở giữ nguyên Điều 118 của Hiến pháp hiện nay ,đồng thời khẳng định Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địaphương. Song cũng có ý kiến băn khoăn về mô hình chính quyền đô thị và chínhquyền nông thôn, việc không tổ chức Hội đồng nhân dân cấp phường.


Về vấn đề sở hữu đất đai, Thường vụ Quốc hội đề nghị phải thận trọng, thể hiệnrõ hơn Điều 54 quy định quyền sử dụng đất là quyền tài sản đặc biệt được phápluật bảo hộ. Thường vụ Quốc hội đồng tình với việc quy định thu hồi đất vì lợiích quốc phòng an ninh, phục vụ lợi ích quốc gia, công cộng và mục đích pháttriển kinh tế, với lập luận đất đai là nguồn lực quan trọng cần được khai thác,sử dụng hiệu quả nhằm phục vụ cho sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển đấtnước , việc thu hồi đất để phục vụ các dự án phát triển kinh tế - xã hội là cầnthiết.


Trong giai đoạn Việt Nam đang chuyển từ một nước nông nghiệp sang công nghiệpthì phải có đất đai để phát triển công nghiệp, phát triển đô thị, nếu không quyđịnh rõ thu hồi đất cho các dự án phát triển kinh tế-xã hội sẽ rất khó cho việcthực hiện sau này. Có ý kiến đề nghị bổ sung nội dung quy định việc thu hồi đấtphải có bồi thường, công khai, minh bạch, công bằng theo quy định của phápluật.


Tại phiên họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đã cho ý kiến về việc thành lậpHội đồng Hiến pháp.

Nguồn SGGP