Hoạt động của Thủ tướng tại khóa họp thường niên Đại Hội đồng LHQ khóa 68

Chính trị - Ngày đăng : 09:14, 28/09/2013

Nhân dịp sang dự khóa họp thường niên Đại Hội đồng Liên hợp quốc khóa 68, sáng 28/9 theo giờ Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã hội kiến với Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon...

Nhân dịp sang dự khóa họp thườngniên Đại Hội đồng Liên hợp quốc khóa 68, sáng 28/9 theo giờ Việt Nam,Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã hội kiến với Tổng thư ký Liên hợp quốc BanKi-moon.


Thủ tướng Nguyễn Tấn hội kiến vớiTổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon. Ảnh: Đức Tám – TTXVN

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giácao việc Tổng Thư ký Ban Ki-moon hết sức coi trọng các vấn đề phát triển, đặcbiệt là việc thực hiện các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ, phương hướng pháttriển sau năm 2015 cũng như ứng phó với các thách thức về việc làm, biến đổikhí hậu...


Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết, quá trình đổi mới ở Việt Nam đã đưa đếnnhững thành tựu quan trọng, trong đó có việc đạt và vượt nhiều Mục tiêu Pháttriển Thiên niên kỷ. Việt Nam quyết tâm thực hiện quá trình đổi mới toàn diện,trong đó những nội dung quan trọng là tăng trưởng kinh tế bền vững, thúc đẩycông bằng xã hội, xây dựng Nhà nước pháp quyền và bảo đảm ngày càng tốt hơnquyền của người dân.


Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh, Việt Nam sẽ tiếp tục thực hiện nhất quánđường lối đối ngoại trong nhiều năm qua là độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tácvà phát triển; đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, đồng thời sẽ đẩy mạnh phươnghướng đối ngoại chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, là bạn, đối tác tin cậyvà thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế.


Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định, Việt Nam coi trọng và sẽ tích cực đónggóp vào việc xây dựng các chiến lược, chương trình hành động của Liên hợp quốctrong các lĩnh vực; thực hiện hiệu quả sáng kiến “Thống nhất hành động” nhằmtăng cường sự phối hợp của các tổ chức Liên hợp quốc; triển khai những đóng gópmới, trước mắt là kế hoạch Việt Nam tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình củaLiên hợp quốc vào năm 2014.


Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng mong muốn tiếp tục nhận được sự hỗ trợ của Liên hợp quốcvà Tổng Thư ký Ban Ki-moon về nâng cao năng lực thể chế, nhân lực, tư vấn chínhsách cho việc chuyển đổi mô hình tăng trưởng, giải quyết một số vấn đề xã hội,ứng phó với biến đổi khí hậu. Đồng thời hỗ trợ kinh nghiệm và các mặt khác chohội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, góp phần thúc đẩy việc giải quyết cácvấn đề liên quan đến nhiều quốc gia trong khu vực như hợp tác về sử dụng côngbằng, hợp lý nguồn nước sông Me Kong, giải quyết hòa bình các tranh chấp ở BiểnĐông phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Luật biển năm 1982 củaLiên hợp quốc.


Nhiệt liệt chào mừng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sang tham dự Phiên thảo luậnchung Đại Hội đồng Liên hợp quốc khóa 68, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moonđã thông báo với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng những ưu tiên phát triển của Liênhợp quốc về xóa đói giảm nghèo, phát triển bền vững, giải bằng biện pháp hòabình các cuộc xung đột… Tổng thư ký Ban Ki-moon đánh giá cao những thành tựucủa Việt Namtrong phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định chính trị, đóng góp tíchcực vào hòa bình, ổn định và phát triển của khu vực và thế giới.


Tổng thư ký Ban Ki-moon cũng đánh giá cao vai trò tích cực của Việt Nam trongcộng đồng ASEAN, hoan nghênh việc Việt Nam quyết định tham gia hoạt động gìngiữ hòa bình của Liên hợp quốc và bày tỏ mong muốn cùng thúc đẩy hợp tác sâurộng giữa Liên hợp quốc và Việt Nam vì các mục tiêu phát triển dài hạn.

* Trước đó, tối 27/9 theo giờ Việt Nam, tại New York, Thủ tướng NguyễnTấn Dũng đã tiếp Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry, trao đổi các biện pháp thúcđẩy quan hệ hợp tác giữa hai nước trong thời gian tới.


Tại cuộc gặp, hai bên vui mừng ghi nhận những tiến triển tích cực trong quan hệViệt Nam – Hoa Kỳ thời gian qua, đặc biệt là việc hai nước vừa xác lập quan hệđối tác toàn diện.


Ngoại trưởng Kerry tỏ vui mừng được gặp Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng để trao đổivề một số vấn đề song phương và các vấn đề khu vực và quốc tế hai bên cùng quantâm. Ngoại trưởng khẳng định Tổng thống Obama rất quan tâm đến những tiến triểntrong quan hệ hợp tác Việt Nam- Hoa Kỳ, đồng thời cảm ơn Việt Nam đã cam kếtmạnh mẽ và tích cực nỗ lực trong tiến trình đàm phán Hiệp định đối tác xuyênThái Bình Dương (TPP), đặc biệt tại vòng đàm phán gần đây tại Brunei, hy vọngHiệp định TPP sẽ sớm được ký kết. Ngoại trưởng bày tỏ tin tưởng quan hệ ViệtNam-Hoa Kỳ sẽ ngày càng phát triển tốt đẹp, nhất là trong lĩnh vực kinh tế,thương mại, đầu tư; khẳng định cá nhân ông sẽ hết sức nỗ lực trong việc hỗ trợViệt Nam giải quyết các vấn đề hậu quả của chiến tranh.


Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao đóng góp của Ngoại trưởng Kerry đối vớisự phát triển quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ, đặc biệt là đóng góp tích cực của ôngđối với chuyến thăm Hoa Kỳ thành công của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và xáclập quan hệ đối tác toàn diện giữa hai nước tháng 7 vừa qua.


Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định Việt Nam hết sức coi trọng và mong muốnkhông ngừng phát triển quan hệ hợp tác với Hoa Kỳ, vì hòa bình, ổn định và pháttriển của mỗi nước, khu vực và thế giới.


Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị phía Hoa Kỳ giảm những rào cản trong quan hệthương mại hai nước, sớm công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường… đề nghịhai bên sớm tìm ra giải pháp đối với các vấn đề thương mại.


Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao việc Hoa Kỳ hỗ trợ giải quyết hậu quảchiến tranh nhất là trong vấn đề da cam/dioxin thời gian qua. Tuy nhiên, do hậuquả chiến tranh để lại còn rất nặng nề đối với môi trường cũng như con ngườinên đề nghị phía Hoa Kỳ tiếp tục tăng cường hỗ trợ Việt Nam trong vấnđề này. Về vấn đề nhân quyền, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng, thời gian quaViệt Nam và Hoa Kỳ đã có cơ chế đối thoại và xử lý trên tinh thần hợp tác, xâydựng và hiểu biết, không để vấn đề này trở thành cản trở trong quan hệ hợp tácgiữa hai nước.


Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng hoan nghênh việc hai nước phối hợp tại các diễnđàn khu vực và quốc tế như ARF, APEC, ADMM+, EAS, LMI…, và đánh giá cao Sángkiến hạ nguồn sông Mekong (LMI) đã giúp thu hẹp khoảng cách phát triển, bảo vệmôi trường và liên kết kinh tế tiểu vùng và khu vực Đông Nam Á lục địa, đónggóp vào hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển trong khu vực và thế giới.

* Cũng trong tối 27/8 theo giờ Việt Nam, bên lề Phiên thảo luận cấp caoĐại hội đồng Liên hợp quốc khóa 68, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã dành thời giantrả lời phỏng vấn các phóng viên các hãng thông tấn Bloomberg, ITAR-TASS, Kyodovà Yonhap….


Trả lời câu hỏi của phóng viên về mục tiêu của việc Việt Nam và Hoa Kỳ đangtăng cường quan hệ hợp tác, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu rõ, Việt Nam nhấtquán thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóacác mối quan hệ quốc tế. Việt Nammong muốn là bạn, là đối tác tin cậy của các quốc gia, dân tộc trên thế giới.Việt Namlà thành viên tích cực, xây dựng, có trách nhiệm trong khu vực và của cộng đồngquốc tế. Tất cả nỗ lực của Việt Namlà vì mục tiêu hòa bình, hữu nghị, tôn trọng lẫn nhau, bình đẳng, cùng có lợi,cùng phát triển. Việc Việt Namđẩy mạnh quan hệ hợp tác với Hoa Kỳ cùng vì các mục tiêu đó, không gì khác.


Khi phóng viên đề cập về “đạo luật nhân quyền Việt Nam” có ý kiến cho rằngThượng viện Hoa Kỳ dự kiến sẽ thông qua trong tháng 11 tới, Thủ tướng NguyễnTấn Dũng khẳng định, nếu đạo luật đó được thông qua thì đó sẽ là một bước lùitrong quan hệ giữa hai nước, vì nghị quyết đó không phản ánh đúng với thực tế ởViệt Nam, là sự can thiệp, áp đặt ý định chính trị vào nước khác. Hoa Kỳ làquốc gia văn minh không nên làm điều đó.


Trả lời câu hỏi liệu một Trung Quốc trỗi dậy có làm ảnh hưởng tới quan hệ ViệtNam – Hoa Kỳ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định: Sự hùng mạnh của Trung Quốccó lợi cho khu vực và cả thế giới nhưng với điều kiện Trung Quốc cũng phải tôntrọng độc lập chủ quyền của nước khác, tôn trọng luật pháp quốc tế, đặc biệt làCông ước về Luật biển Liên hợp quốc.


Trả lời câu hỏi về tranh chấp trên Biển Đông, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chobiết, hiện nay trên thực tế có sự khác biệt giữa Trung Quốc và một số nướcASEAN về chủ quyền trên Biển Đông, nhưng tranh chấp đó đã được Trung Quốc vàASEAN thảo luận, đưa ra được Tuyên bố về cách ứng xử của các bên có liên quan ởBiển Đông (DOC).


Tuy nhiên trong quá trình thực hiện DOC, các nước nhận thấy rằng, DOC chưa đủđiệu kiện và hiệu lực để bảo đảm hòa bình, nên cần phải được đẩy lên mức ràngbuộc cao hơn thành Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC). Sau một thời gian dàiđàm phán giữa hai bên, mới đây tại thành phố Tô Châu của Trung Quốc, Trung Quốcvà ASEAN đã lần đầu tiên đồng ý sẽ họp về COC. Đây là bước tiến đầu tiên đángkhích lệ nhằm mục tiêu bảo đảm hòa bình, ổn định, tự do hàng hải ở Biển Đông.COC không chỉ vì lợi ích của các bên và khu vực và thế giới, nhất là khi ½lượng hàng hóa của thế giới được vận chuyển qua khu vực Biển Đông. Mọi xung độtở Biển Đông đều gây ảnh hưởng tới toàn cầu…


Đề cập câu hỏi về vai trò của Việt Nam trong các cơ quan của Liên hợp quốc, Thủtướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết, Việt Nam là thành viên Liên hợp quốc và từngđược bầu làm Ủy viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Việt Nam đãvà đang phấn đấu hết mình trong Liên hợp quốc trên tất cả các lĩnh vực với haitrụ cột chính là hòa bình và phát triển. Vì vậy, bài phát biểu của tôi tại Đạihội đồng Liên hợp quốc lần này với chủ đề “Nhân loại cần một thế giới không cóchiến tranh, không có nghèo đói”. Việt Nam chính thức tuyên bố sẽ tham gia Lựclượng gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc và Việt Nam không chỉ là nước hàng đầu thếgiới về sản xuất lúa gạo, lương thực mà Việt Nam còn góp phần bảo đảm an ninhlương thực toàn cầu. Việt Namđang làm hết sức mình để tham gia hiệu quả vào hai sứ mệnh hòa bình và pháttriển của Liên hợp quốc.

Nguồn TTXVN