Hoạt động của Đoàn ĐBQH tỉnh tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIII: Tham gia ý kiến vào bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992

Đoàn đại biểu Quốc hội - HĐND - Ngày đăng : 09:54, 04/06/2013

Quá trình dự thảo sửa đổi hiến pháp 1992 lần này đã được thực hiện rất công phu, trách nhiệm, nhiều ý kiến góp ý của nhân dân đã được ghi nhận, sửa đổi… và tôi đánh giá rất cao. Tôi xin tham gia một số ý kiến góp ý về Bản dự thảo sửa đổi hiến pháp năm 1992 như sau...

TônThị Ngọc Hạnh

Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Nông



 Ảnh: ĐĐBQH


Quátrình dự thảo sửa đổi hiến pháp 1992 lần này đã được thực hiện rất công phu,trách nhiệm, nhiều ý kiến góp ý của nhân dân đã được ghi nhận, sửa đổi… và tôiđánh giá rất cao. Tôi xin tham gia một số ý kiến góp ý về Bản dự thảo sửa đổihiến pháp năm 1992 như sau:

Thứ nhất, về Lời nói đầu:

Một là, vẫn để phần“Lời nói đầu” như bố cục nhưng nên bỏ hẳntiêu đề “Lời nói đầu” như trong bản dự thảo sửa đổi. Ai đọc hiến pháp cũnghiểu đó là phần “lời nói đầu” mà không cần phải dẫn dắt.

Hai là, khi đọc kỹ “lời nói đầu” nổi lên các ý mà tôi còn rấtbăn khoăn:

-Như đã có ý kiến trong buổi thảo luậngóp ý dự thảo Hiến pháp tại tổ, Ban thư ký cũng đã tổng hợp, nhưng ở đây tôi muốnnhấn mạnh thêm, do trong “lời nói đầu” dùng từ “mấy” trong đoạn văn đầu tiênnên đoạn văn dễ biến thành câu nghi vấn. Nhất là khi dùng văn nói. Do đó, tôi đềnghị nên sửa lại từ “mấy” thành từ “hàng ngàn” để đúng với loại câu khẳng định,làm mạnh mẽ hơn ý nghĩa của đoạn văn và khi đọc lên, người nghe không còn phảilăn tăn, thắc mắc.

-Vấn đề tiếp theo, đoạn văn thứ hai của“lời nói đầu” có điểm qua các mốc lịch sử: (1) Năm 1930; (2) Cách mạng thángTám (3) Ngày 2 tháng Bảy năm 1976. Như vậy, tuy có nói đến ý “thống nhất đất nước”nhưng theo tôi còn thiếu mốc lịch sử quan trọng trong lịch sử nước ta, đó làngày 30 tháng Tư năm 1975. Theo quan điểm của tôi, 30 tháng Tư là một mốc lịchsử rất quan trọng, đã nói thì phải nói cho đầy đủ.

-Vấn đề nữa là, nên cắt đoạn văn thứhai thành 2 phần a và b. Phần a là từ “Từ năm 1930…” đến “… có ý nghĩa lịch sử”.Phần còn lại là phần b, nên gộp vào đoạn văn thứ 3. Mục đích là để đoạn văn thứ2, chỉ nói tóm tắt về lịch sử hào hùng của dân tộc; còn đoạn văn thứ 3, là nóivề lịch sử xây dựng hiến pháp.

-Vấn đề cuối cùng trong phần góp ý“lời nói đầu” là ý tứ và ngôn từ sử dụngtrong đoạn văn thứ 3, nói chung là mang tính chất ngôn ngữ văn học nhiều hơnngôn ngữ lập pháp. Theo tôi cần phải sửa lại và viết như thế nào đó để nói rõhơn chủ thể trực tiếp lập hiến, ai làngười đã thảo luận, bàn bạc và ai là người đã biểu quyết thông qua.

Thứ hai, về chương 1 “Chế độ chính trị”, tôi cho rằng Ủy bandự thảo sửa đổi hiến pháp 92 đã phân tích đầy đủ, súc tích trong Báo cáo giảitrình, tiếp thu, chỉnh lý Dự thảo sau khi lấy ý kiến nhân dân (Báo cáo này quốchội đã được nghe đầu kỳ họp). Về vấn đề tên nước (còn gọi là quốc hiệu), tôi nhấttrí với quan điểm của Ủy ban dự thảo sửa đổi hiến pháp là giữ nguyên tên nướcta là “Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa ViệtNam” là nhằm tiếp tục khẳng định mục tiêu, xây dựng và phát triển đất nướclên chủ nghĩa xã hội, bảo đảm tính ổn định về mặt thể chế, tên gọi này đã trởnên quen thuộc đối với nhân dân Việt Nam và quốc tế.

Liênquan chặt chẽ đến vấn đề tên nước là vấn đề bản chất của nhà nước, một khi nhànước đã chọn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội thì nhà nước đó phải do Đảng Cộngsản lãnh đạo. Đó là nguyên lý không ai có thể chối cãi được. Do đó, xét về mặt logic thì việc khẳng định trong hiếnpháp: Đảng Cộng sản Việt <_st13a_country-region w:st="on">Nam,lãnh đạo cách mạng Việt <_st13a_place w:st="on"><_st13a_country-region w:st="on">Namđi theo con đường xã hội chủ nghĩa là phù hợp và đúng đắn.

Thứ Ba, các phương án đưa ra tại điều 54, theo tôi: Phươngán 3 là tối ưu và đầy đủ ý nghĩa nhất. Chỉ cần khẳng định “Nền kinh tế Việt <_st13a_country-region w:st="on"><_st13a_place w:st="on">Namlà nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, với nhiều hình thức sở hữu,nhiều thành phần kinh tế” là đủ, bởi vì nội hàm của “định hướng xã hội chủnghĩa” là đã bao hàm vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước rồi. Và theo tôi, vănphong của phương án 1, đậm chất văn phong nghị quyết của Đảng, không phải làvăn phong lập pháp. Còn phương án 2, thì thừa đoạn văn “trong đó, kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo”.

Thứ Tư, các phương án đưa ra tại điều 75, thì: Phương án 1là hợp lý. Theo tôi, quốc hội đã Quyếtđịnh dự toán, phân bổloại ngân sách gì thì phê chuẩn quyếttoán ngân sách đó là phù hợp. Ở phương án 1, thì“phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước”nghĩa là trong đó bao hàm cả việc phê chuẩn quyết toán ngân sách trung ương(như phương án 2 có nói riêng). Như vậy, riêng ý này, phương án 1 bao gồm cảphương án 2.

Mặtkhác, phương án 2 có thêm ý “xem xét báo cáo tổng hợp dự toán và quyết toánngân sách nhà nước” là không cần thiết phải có, vì tất nhiên trước khi quyết địnhdự toán và phân bổ, cũng như phê chuẩn quyết toán ngân sách, quốc hội phảinghiên cứu, thảo luận, xem xét dự toán và quyết toán ngân sách.

Thứ Năm, theo tôi, các ý đầu của điều 92 nên chuyên sang điều91 và các ý tại điều 91 (mới) nên gộp làm một, khẳng định: “Chủ tịch nước là người đứng đầu nhà nước, doQuốc hội bầu trong số đại biểu quốc hội, chịu tránh nhiệm và báo cáo công táctrước quốc hội” là ngắn gọn và đầy đủ ý nghĩa.

Thứ Sáu, tại điều 98: “KhiChủ tịch nước không làm việc được trong thời gian dài thì Phó chủ tịch nước quyềnchủ tịch nước”. Theo tôi “thời giandài” ở đây cần xác định rõ là bao nhiêu? Không thể nói ước chừng được, vì sẽrất khó cho công tác đối nội và đối ngoại.

Thứ Bảy, tại điều 120: Quy định mới về Hội đồng hiến pháp.Tôi cho rằng cần thiết phải có Hội đồng hiến pháp, để nâng cao vai trò của mộtnhà nước pháp quyền, tạo một cơ chế giám sát cao nhất trong hoạt động lập pháp,chấp hành hiến pháp, tạo điều kiện và cơ sở để xử lý những hành vi vi hiến.

Vàkhông thể có một cơ quan quyền lực nào đứng trên quốc hội được. Hội đồng hiếnpháp phải do Quốc hội lập ra, nhiệm kỳ có thể chênh lệch, không trùng khớp vớinhiệm kỳ Quốc hội đương quyền để thực hiện nhiệm vụ giám sát, giữa các khóa Quốchội. Tuy nhiên, trong điều luật cần khái quát một cách đầy đủ hơn, chức năng,nhiệm vụ, vai trò, đặc điểm để định hướng cho việc triển khai hoạt động của Hộiđồng hiến pháp.