Nâng chất lượng giám sát để quyết định đúng ngân sách địa phương

Đoàn đại biểu Quốc hội - HĐND - Ngày đăng : 09:53, 09/09/2013

Giám sát ngân sách của HÐND là căn cứ và điều kiện để HÐND thực hiện quyền quyết định ngân sách ở địa phương. Chỉ trên cơ sở giám sát thường xuyên, liên tục, toàn diện thì HÐND mới có đủ căn cứ tin cậy để xem xét, quyết định dự toán ngân sách và phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương. Vì vậy, đối với HÐND, việc thực hiện chức năng giám sát về tài chính – ngân sách là hết sức quan trọng...

Giám sát ngân sách củaHÐND là căn cứ và điều kiện để HÐND thực hiện quyền quyết định ngân sách ở địaphương. Chỉ trên cơ sở giám sát thường xuyên, liên tục, toàn diện thì HÐND mớicó đủ căn cứ tin cậy để xem xét, quyết định dự toán ngân sách và phê chuẩnquyết toán ngân sách địa phương. Vì vậy, đối với HÐND, việc thực hiện chức nănggiám sát về tài chính – ngân sách là hết sức quan trọng.

Theo quy định, HÐNDtỉnh quyết định dự toán thu - chi ngân sách và phương án phân bổ ngân sáchtrước ngày 10/12 năm trước. Việc hoàn chỉnh dự toán của UBND tỉnh (trực tiếp làSở Tài chính) trong thời hạn khoảng 15 ngày rất gấp gáp (khoảng từ ngày 20 –25/11 khi Thủ tướng giao chỉ tiêu ngân sách), nên việc hoàn chỉnh hồ sơ dự toánngân sách gửi HÐND tỉnh trước kỳ họp 5 ngày theo quy định không bảo đảm, thườnggần đến sát ngày họp, đại biểu HÐND tỉnh mới nhận được tài liệu này. Thực tếtrên làm cho công tác thẩm tra của Ban Kinh tế - Ngân sách HÐND tỉnh gặp nhiềukhó khăn do không đủ thời gian nghiên cứu, xem xét; đại biểu HÐND tỉnh cũng khónắm bắt hết nội dung dự toán để cho ý kiến tại kỳ họp.

Thiếu cơ chế cụ thểcho phép HÐND thường xuyên được yêu cầu và tiếp nhận các thông tin kiểm chứngđộc lập đối với những thông tin, số liệu tài chính UBND và các cơ quan chuyênmôn của UBND báo cáo; thông tin liên quan đến nội dung giám sát chưa đa chiều.Các phương thức thực hiện giám sát ngân sách địa phương thông qua việc tổ chứccác đoàn giám sát của Thường trực và các ban HÐND (chủ yếu là Ban KT-NS) baogồm cả nghe, xem xét báo cáo, chất vấn, trả lời chất vấn và kiểm tra thực tế,nhưng hiện nay phổ biến vẫn là xem xét báo cáo... làm cho hiệu quả giám sátchưa cao. Biểu hiện ở chỗ chưa nhận ra trách nhiệm đối với chính sách pháttriển KT - XH thể hiện qua các con số về ngân sách - tài chính. Cơ sở kiểmchứng số liệu quyết toán hầu như không có, nên việc thẩm tra báo cáo quyết toánchỉ là những nhận định mang tính chủ quan, phụ thuộc nhiều vào số liệu do UBNDbáo cáo.

Ðể quyết định đúngngân sách địa phương, ngoài việc củng cố và tăng cường bộ máy tổ chức của HÐND,phát huy vai trò của Ban Kinh tế - Ngân sách HÐND cần phối hợp chặt chẽ giữaHÐND với Kiểm toán Nhà nước. Báo cáo kiểm toán là một trong những tài liệu quantrọng, tin cậy để đại biểu HÐND tham gia thực hiện có hiệu quả quyền hạn củaHÐND trong quyết định và giám sát ngân sách nhà nước ở địa phương.

Vì vậy, kiểm toánquyết toán ngân sách địa phương phải được thực hiện trước khi HÐND phê chuẩnquyết toán ngân sách địa phương; Kiểm toán Nhà nước cần xem xét quyết định kiểmtoán khi Thường trực HÐND, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có yêucầu. Hơn nữa, trong giám sát ngân sách địa phương, đối tượng kiểm toán của Kiểmtoán Nhà nước không nằm ngoài các đối tượng giám sát của HÐND theo quy định. Dođó, nếu phối hợp chặt chẽ với Kiểm toán Nhà nước thì hoạt động giám sát củaHÐND các cấp sẽ được nâng cao hơn về chất lượng và hạn chế những trùng lặpkhông cần thiết. Bên cạnh đócần có cơchế xem xét, giải quyết kiến nghị sau giám sát, HÐND cũng cần dành thời gian,công sức thỏa đáng theo dõi, đôn đốc để những kiến nghị sau giám sát sớm đượcthực hiện.

T.B (t.h)