Mời bạn đọc tham gia đóng góp ý kiến dự thảo Báo cáo Chính trị trình Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Đắk Nông lần thứ X, nhiệm kỳ 2010 – 2015

Học và làm theo Bác Hồ - Ngày đăng : 14:30, 03/08/2010

Thực hiện Chỉ thị số 37-CT/TW, ngày 4-8-2009 của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng; triển khai Kết luận số 45-KL/BTVTU, ngày 20-5-2010 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc thông qua dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ X...

Thực hiện Chỉ thị số 37-CT/TW, ngày 4-8-2009 của BộChính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lầnthứ XI của Đảng; triển khai Kết luận số 45-KL/BTVTU, ngày 20-5-2010 của BanThường vụ Tỉnh ủy về việc thông qua dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội đạibiểu Đảng bộ tỉnh lần thứ X (nhiệm kỳ 2010-2015), đến nay, Tiểu ban nội dungĐại hội đã xây dựng xong dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội đại biểu Đảngbộ tỉnh lần thứ X (nhiệm kỳ 2010-2015) và đã gửi các huyện, thị ủy, đảng ủytrực thuộc tham gia ý kiến tại Đại hội các đảng bộ trực thuộc.

Theo chỉ đạo của Thường vụ Tỉnh ủy, bắt đầu từ số báongày 25 – 6,Báo Đắk Nông lần lượt đăngtải toàn văn dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lầnthứ X,để tiếp tục lấy ý kiến đóng góprộng rãi của nhân dân.

Để hoàn thiện, nâng cao chất lượngnội dung Báo cáo chính trị trình Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ X, nhiệmkỳ 2010 – 2015, Báo Đắk Nông tiếp tục đăng tải toàn văn dự thảo Báo cáo chínhtrị trình Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ X, cùng với bản Gợi ý một sốnội dung thảo luận, đóng góp ý kiến Báo cáo chính trị trình đại hội Đảng bộtỉnh.

Ban biên tập rất mong rộng rãi bạnđọc, các tầng lớp nhân dân, công chức, trí thức, văn nghệ sĩ, sinh viên, họcsinh, cán bộ, chiến sỹ lực lượng vũ trang…trong và ngoài tỉnh tập trung nghiêncứu, tham gia đóng góp ý kiến với Đảng để góp phần vào việc hoạch định đườnghướng xây dựng, phát triển tỉnh nhà trong giai đoạn sắp tới.

Bài viết xin ghi rõ: Góp ý văn kiệnĐại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ X và gửi thư điện tử (email) đến Báo Đắk Nông theođịa chỉ tsbaodaknong@gmail.com hoặcgóp ý kiến trực tiếp tại mục Viết phản hồi trên Báo Đắk Nôngonline. Bài góp ý của bạn đọc, Tòa soạn sẽ tổng hợp báo cáo Ban Thường vụ Tỉnhủy Đắk Nông, đồng thời sẽ chọn đăng tải trên Báo. Bài được đăng sẽ được trả nhuận búttheo chế độ hiện hành.

BAN BIÊN TẬP

DỰ THẢO BÁO CÁO CHÍNH TRỊ TRÌNH ĐẠIHỘI ĐẠI BIỂU ĐẢNG BỘ TỈNH LẦN THỨ II (NHIỆM KỲ 2010 – 2015)

Phần thứ nhất:

TÌNH HÌNH THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT ĐẠIHỘI ĐẠI BIỂU ĐẢNG BỘ TỈNH LẦN THỨ I (NHIỆM KỲ 2005 - 2010)

Năm nămqua, tình hình thế giới có những biến đổi sâu sắc như khoa học công nghệ pháttriển nhanh, xu thế hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu hơn, cuộc khủnghoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu đã tác động lớn đến nước ta. Cácthế lực thù địch trong và ngoài nước tiếp tục thực hiện âm mưu chiến lược “diễnbiến hòa bình - bạo loạn lật đổ” trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa,xã hội, quốc phòng, an ninh, với những thủ đoạn, hình thức ngày càng tinh vi vàxảo quyệt hơn.

Đối vớitỉnh ta, ngoài những ảnh hưởng và khó khăn chung nêu trên còn có khó khăn riênglà tỉnh miền núi, biên giới, mới chia tách, hạ tầng cơ sở thiết yếu nhất là hạtầng đô thị yếu kém; nguồn nhân lực và nhiều vấn đề an sinh xã hội còn bất cập;các thế lực thù địch đã lợi dụng các vấn đề dân chủ, nhân quyền, dân tộc, tôngiáo, bô xít… tiến hành các hoạt động chống phá, nhằm gây mất ổn định và cảntrở đến sự phát triển của tỉnh. Trong bối cảnh đó, dưới sự lãnh đạo của Đảngbộ, nhân dân các dân tộc trong tỉnh với tinh thần yêu nước, truyền thống đoànkết và cần cù lao động đã tranh thủ thời cơ, vượt qua khó khăn, thách thức đểthực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ I.

I- VỀPHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI.

A- CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ:

Nền kinh tế phát triển nhanh trêncác lĩnh vực theo hướng tích cực phát huy tiềm năng lợi thế của tỉnh, đã tạo rabước đột phá quan trọng. Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2006- 2010 đạt15,19%. So với năm 2005, năm 2010 thu nhập bình quân đầu người tăng hơn gấp 2lần (15 triệu đồng); tỷ trọng công nghiệp và xây dựng đã tăng từ 17,32% lên25,13%; nông nghiệp giảm từ 59,58% xuống còn 52,67%; quy mô nền kinh tế tănghơn hai lần; chất lượng nền kinh tế có chuyển biến bước đầu; đã xuất hiện mộtsố sản phẩm có hàm lượng kỹ thuật và giá trị gia tăng cao như gỗ nhân tạo,nhiên liệu sinh học, thủy điện, nông sản tinh chế, sản phẩm nông nghiệp có giátrị cao…

Sản xuất Nông nghiệp tiếp tục phát triển, giữvai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và ổn định xã hội, quy mô, năng lực sản xuất tăng lênrõ rệt, GDP tăng bình quân hằng năm là 7,5%. Công tác khuyến nông, khuyến lâm,ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất được chú trọng, năng suất nhiềuloại cây trồng được nâng lên. Đã xuất hiện một số sản phẩm và mô hình sản xuấttrang trại nông, lâm kết hợp có hiệu quả kinh tế cao như: khoai lang Nhật Bản,khoai tây, chanh dây, hoa, cây ăn quả, một số động vật hoang dã… Tổng diện tíchgieo trồng năm 2010 đạt 252 ngàn ha, trong đó diện tích cây cao su 20,9 ngànha; cà phê 78 ngàn ha, tiêu 6,7 ngàn ha. Công tác quản lý, bảo vệ rừng được chútrọng, mỗi năm trồng mới 2.000 ha rừng, chủ yếu là rừng nguyên liệu.

Sản xuất công nghiệp - xây dựng ổn định vàphát triển cao: GDP công nghiệp tăng bình quân hàng năm trên 39%; giá trị sản xuất công nghiệp năm 2010đạt 1.305 tỷ đồng, tăng hơn 5,2 lần so với năm 2005, đến nay, trên địa bàn tỉnhcó 1.787 cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp hoạt động. Hệ thống lưới điệnđược quan tâm đầu tư; cơ bản đến nay tất cả các thôn, buôn, bon đều có điệnlưới quốc gia và 90% số hộ được sử dụng điện. Khu công nghiệp Tâm Thắng và cáccụm công nghiệp Đắk Ha, Nhân Cơ… đang được đầu tư xây dựng. Giá trị sản xuấtngành xây dựng giai đoạn 2006-2010 tăng bình quân 42%/năm. Công tác quản lý đầutư xây dựng được phân cấp cho các sở, ngành, huyện, thị xã.

Thương mại dịch vụ và du lịch cóbước phát triển: GDPdịch vụ tăng bình quân hàng năm 17,5%. Các dịch vụ lưu trú, nhà hàng, kháchsạn, vận tải, bưu chính viễn thông phát triển nhanh, chất lượng phục vụ từngbước được nâng lên. Cơ sở hạ tầng các điểm, tuyến du lịch sinh thái, du lịchvăn hóa đã được chú trọng đầu tư.Đến nay, có 100% xã, thị trấncó điện thoại, bình quân điện thoại cố định và di động trả sau đạt 20 máy/100dân, có 8 ngàn thuê bao Internet. Trên địa bàn tỉnh hiện có 5 ngân hàng thươngmại và 1 tổ chức tín dụng hoạt động. Nguồn vốn huy động tại chỗ tăng bình quânhàng năm 36,2%, tổng dư nợ cho vay tăng bình quân hàng năm 47,5%. Đã tổ chứcthực hiện tốt gói kích cầu của Chính phủ, có tác động tích cực trong việc chốngsuy giảm kinh tế, duy trì được tăng trưởng kinh tế. Vốn đầu tư xã hội năm 2010đạt 80,29% GDP của tỉnh, đây là mức đầu tư khá cao so với mức đầu tư của một sốtỉnh.

Việc khai thác, sử dụng tài nguyên,khoáng sản, bảo vệ môi trường được chú trọng. Nâng cao một bước về nhận thức và kiến thức phápluật trong công tác quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên khoáng sản và bảo vệmôi trường cho các cấp, các ngành và nhân dân. Tỉnh đã xây dựng thể chế vàchính sách triển khai thực hiện Chương trình 21 của Chính phủ về phát triển bềnvững; tăng cường năng lực quản lý cho đội ngũ cán bộ, công chức và đoàn thể xãhội. Chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đã gắn kếtkhá tốt với nhiệm vụ bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.

Thu ngân sách tăng bình quân hàngnăm là 30,24%,năm 2010 ước đạt 700 tỷ đồng. Tỷ lệ huy động GDP vào ngân sách đạt 8%. Do điềukiện là tỉnh mới thành lập có nhiều nhu cầu chi tiêu phát sinh như đảm bảo hoạtđộng cho các đơn vị mới và chi các chế độ, chính sách đặc thù…, song đã chủđộng điều hành cân đối được chi ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh.

Các thành phần kinh tế được tạo điềukiện phát triển trong môi trường cạnh tranh bình đẳng. Doanh nghiệp nhà nước hầu hết đãđược chuyển đổi thành công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn một thànhviên. Kinh tế hợp tác phát triển nhanh về số lượng, đến nay đã có 550 tổ hợptác sản xuất, 126 hợp tác xã hoạt động trên nhiều lĩnh vực, góp phần giải quyếtviệc làm cho hàng ngàn lao động. Kinh tế dân doanh tuy còn nhỏ bé nhưng pháttriển đa dạng, phong phú, có đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế - xãhội của tỉnh, góp phần giải quyết việc làm cho lao động địa phương.

Bên cạnh những kết quả đạt được, nềnkinh tế của tỉnh còn có những hạn chế sau:

Quy mô và chất lượng nền kinh tế cònnhỏ: tăngtrưởng chủ yếu theo chiều rộng, chưa bền vững, chất lượng không cao, khả năngcạnh tranh hạn chế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế chậm, tỷ trọng công nghiệp, dịchvụ thấp; thiếu sự gắn kết chặt chẽ giữa nông nghiệp với công nghiệp, thương mạidịch vụ trong quá trình phát triển. Nhiều tiềm năng lợi thế chưa được phát huy;chuyển dịch cơ cấu lao động chưa theo kịp với chuyển dịch cơ cấu kinh tế; chấtlượng nguồn nhân lực của tỉnh thấp, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển, các sảnphẩm có hàm lượng kỹ thuật và giá trị gia tăng cao phát triển chậm. Tỷ lệ lấpđầy và tiến độ xây dựng các khu, cụm công nghiệp còn chậm. Giá trị sản xuấtbình quân/ha đất nông nghiệp thấp so với trong vùng và cả nước; chuyển đổi cơcấu cây trồng, vật nuôi chậm; quy mô sản xuất hàng hóa nhỏ lẻ, chưa có mô hìnhkinh tế rừng hiệu quả. Các tiềm năng lợi thế về du lịch chưa đựợc điều tra,khảo sát và quy hoạch; các dự án đầu tư còn nhỏ lẻ, triển khai chậm, chưa cósản phẩm du lịch đặc trưng của địa phương, sức thu hút du khách yếu.

Công tác quy hoạch và quản lý quyhoạch chưa tốt:quy hoạch tổng thể, quy hoạch ngành ở các cấp, các ngành thiếu đồng bộ và khôngkịp thời; nhiều quy hoạch chồng chéo và thiếu tính thống nhất; quy hoạch vàquản lý quy hoạch các đô thị, nhất là đô thị Gia Nghĩa chưa chặt chẽ, kém hiệuquả. Công tác quản lý đất đai còn bị buông lỏng ở nhiều địa phương; công tácgiải phóng mặt bằng còn nhiều ách tắc; việc vận dụng các chính sách về đất đaivà các chính sách khác để thu hút và phát triển đầu tư xã hội chưa tốt.

Đầu tư xây dựng hạ tầng cơ sở thiết yếu cònnhiều khó khăn: hệthống hạ tầng kỹ thuật của tỉnh chưa đáp ứng nhu cầu phát triển. Tỷ lệ nhựa hóacác tuyến đường tỉnh lộ, đường đô thị đều không đạt mục tiêu Đại hội đề ra. Tỷlệ đảm bảo nguồn nước tưới đầu tư bằng ngân sách đạt khoảng 44% nhu cầu tưới(NQ 60%). Các công trình cấp nước tập trung ở các đô thị triển khai chậm. Nănglực triển khai, hiệu quả sử dụng các nguồn lực và các nguồn vốn đầu tư xã hộithấp, đầu tư thiếu tập trung, trọng tâm, trọng điểm nên phát huy hiệu quả chưacao. Việc thu hút các nguồn vốn ngoài Nhà nước đầu tư cho phát triển hệ thốnghạ tầng kỹ thuật đạt thấp; xác định bước đi trong đầu tư chưa phù hợp.

Quy mô, hiệu quả hoạt động của cácthành phần kinh tế chưa đáp ứng yêu cầu phát triển: tiến trình đổi mới doanh nghiệp Nhànước còn chậm, hoạt động chưa hiệu quả. Kinh tế hợp tác và hợp tác xã chậm pháttriển, còn nhỏ bé, chưa có đóng góp đáng kể trong phát triển kinh tế của tỉnh.Doanh nghiệp dân doanh tuy phát triển nhanh nhưng quy mô và chất lượng hàng hóacòn thấp, nên chưa đủ sức cạnh tranh; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỷtrọng nhỏ trong nền kinh tế của tỉnh.

Công tác quản lý, khai thác, bảo vệrừng hiệu quả thấp, các tiềm năng, lợi thế về kinh tế rừng chưa được phát huy, còn lúng túngtrong xác định mô hình phát triển. Nhiều nơi rừng còn bị tàn phá nghiêm trọng.Ý thức trách nhiệm và sự phối hợp giữa các cấp, các ngành và các tổ chức liênquan trong công tác quản lý bảo vệ rừng chưa thật chặt chẽ, nhất là các chủrừng; chưa gắn trách nhiệm của các nhà đầu tư trên lĩnh vực thủy điện, dulịch,… với việc phát triển vốn rừng. Việc chỉ đạo thực hiện các dự án đầu tưvào nông - lâm nghiệp và sử dụng đất đai ở nông thôn thiếu chặt chẽ, chưa kếthợp hài hòa được lợi ích của nhân dân trong vùng dự án với các chủ đầu tư.

Nhận thức về bảo vệ môi trường vàphát triển bền vững của các tổ chức và nhân dân còn hạn chế, hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môitrường chưa được chú trọng đầu tư, nhất là hệ thống xử lý chất thải, rác thảicủa các thị xã, thị trấn, khu công nghiệp và các cơ sở sản xuất kinh doanh.

B- CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI:

Giáo dục - Đào tạo có bước pháttriển khá, chất lượng không ngừng nâng cao; việc đầu tư đào tạo, bồi dưỡng độingũ cán bộ giáo viên và xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ giáo dục đượcchú trọng:

Chất lượng giáo dục từng bước được nâng lên, tỷ lệ họcsinh tốt nghiệp phổ thông trung học năm 2009 đạt 76,09%; hệ bổ túc văn hoá có37,7% tốt nghiệp; năm 2009 có 1.981 học sinh thi đỗ vào đại học, cao đẳng, tăng11,3% so với năm 2008 (xếp thứ 37/64 tỉnh, thành phố), có 08 học sinh đỗthủ khoa vào các trường Đại học.

Hệ thống trường, lớp ngày càng pháttriển, đến nay toàntỉnh có 319 trường từ ngành học mầm non đến trung học phổ thông, với trên 137ngàn học sinh; trong đó có trên 46 ngàn học sinh dân tộc thiểu số. So với nămhọc 2005 - 2006 tăng 145 trường và 5.474 học sinh, các điểm trường lẻ của hệthống trường tiểu học đã được mở rộng đến các điểm dân cư. Hầu hết các trườnghọc phổ thông, các trường dân tộc nội trú tỉnh và huyện được đầu tư đáp ứngngày càng cao yêu cầu giáo dục của từng ngành học, cấp học. Hệ thống các trườngdạy nghề được hình thành và phát triển. Đến nay, toàn tỉnh có 12 trường vàtrung tâm dạy nghề (07 đơn vị công lập, 05 đơn vị ngoài công lập).

Chất lượng đội ngũ giáo viên và quảnlý giáo dục không ngừng được nâng lên. Đến nay, hầu hết giáo viên các cấp học đều đạt chuẩn hoá vàtrên chuẩn;có 97% trường THCS sử dụng giáo án điện tử để giảng dạy và100% trường THPT giảng dạy môn công nghệ thông tin. Đã đào tạo 85 thạc sỹ trongngành. Công tác đổi mới phương pháp dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng củaChương trình giáo dục phổ thông ngày càng được chú trọng.

Công tác xã hội hoá giáo dục đã đạt được một số kết quả ban đầu,nhất là ngành học mầm non. Nhiều cá nhân đã thành lập trường tư thục; các doanhnghiệp, tổ chức, cá nhân trên địa bàn đã tài trợ, ủng hộ tài chính và đất đaiđể xây dựng một số trường lớp.

Hoạt động nghiên cứu, ứng dựng khoahọc và công nghệ tiếp tục phát triển,đã có nhữngđóng góp quan trọng vào việc phát triển kinhtế - xã hội, thúc đẩy tăng năng suất, nâng cao chất lượng sản phẩm và tăng hiệuquả chung của nền kinh tế. Đã tạo môi trường cạnh tranh và phát huy được tiềmnăng sáng tạo trong hoạt động khoa học và công nghệ; tham gia thực hiện cácnhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh, góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư pháttriển ứng dụng kết quả nghiên cứu vào kinh tế, đời sống xã hội, văn hoá, giáodục của tỉnh. Đã thành lập Hội Liên hiệp khoa học - kỹ thuật của tỉnh để tạođiều kiện tốt hơn cho phát triển, khẳng định vị trí, vai trò của khoa học -công nghệ.

Công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻnhân dân đã đạt được những kết quả quan trọng, góp phần bảo đảm an sinh xã hộivà nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân.

Công tác phòng chống dịch bệnh đã được chú trọng, không có dịchlớn xảy ra; các dịch bệnh sốt rét, sốt xuất huyết, tiêu chảy cấp… số ca mắcbệnh giảm rõ rệt; các dịch bệnh mới như tay - chân - miệng, cúm A(H1N1)… đãđược khống chế thành công, vệ sinh an toàn thực phẩm được đảm bảo, không để xảyra các vụ ngộ độc hàng loạt.

Các chương trình, mục tiêu, dự án ytế quốc gia đềuđược triển khai đồng bộ và có hiệu quả. Hằng năm tỷ lệ trẻ em dưới 1 tuổi đượctiêm chủng đầy đủ 7 loại vác xin đạt trên 94%; tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ emdưới 5 tuổi đến nay còn 27,8%; tỷ suất sinh hàng năm giảm 1%o, tỷ lệ tăngdân số tự nhiên còn 1,7%.

Công tác khám chữa bệnh ngày càng được nâng cao, đáp ứngnhu cầu cơ bản trong việc chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân, từng bước triển khaivà mở rộng các dịch vụ y tế kỹ thuật cao. Đặc biệt đã tạo điều kiện thuận lợiđể người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, trẻ em dưới 6 tuổi, các đối tượngchính sách được khám chữa bệnh miễn phí, góp phần thực hiện công bằng xã hội;hằng năm bình quân số lượt khám/đầu người đạt trên 1,2 lần. Công tác xã hội hoáy tế bước đầu đạt những kết quả đáng khích lệ.

Công tác đầu tư hạ tầng kỹ thuậtngành y tế: đã tậptrung nguồn lực đầu tư, củng cố và nâng cao năng lực hệ thống y tế từ tỉnh đếnhuyện và xã một cách toàn diện, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu bảo vệ, chămsóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân. Đến nay, đạt 15 giường bệnh/vạn dân (khôngkể giường bệnh tuyến xã); 100% xã, phường, thị trấn có trạm y tế và hơn 76% xãđạt chuẩn Quốc gia về y tế, đã hoàn thành xây dựng đưa vào sử dụng Bệnh viện đakhoa tỉnh.

Văn hoá, thể dục - thể thao và thôngtin - truyền thông có chuyển biến tích cực và phát triển đa dạng.

Vănhoá - văn nghệ được chú trong phát triển cả bề rộng lẫn bề sâu đa dạng về hìnhthức, phong phú về nội dung: cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoácơ sở” đã góp phần đáng kể vào việc xây dựng đời sống văn hoá chung của nhândân. Năm 2009 có 80% gia đình; 17% xã/phường, thị trấn; 60% thôn/buôn/tổ dânphố; 90% cơ quan, đơn vị đạt danh hiệu văn hoá. Nếp sống văn minh trong việccưới, việc tang và lễ hội đã đi dần vào nề nếp. Thiết chế văn hoá đã được đầutư xây dựng từ tỉnh đến huyện, nhất là các huyện mới. Công tác bảo tồn và pháthuy văn hoá truyền thống được chú trọng; phong trào văn hoá - văn nghệ ở cơ sởđược phát triển đến các vùng nông thôn, biên giới. Các di sản văn hoá vật thể,phi vật thể các dân tộc thiểu số được sưu tầm, bảo tồn và tôn tạo làm cho khotàng văn hoá của địa phương phong phú, đa dạng hơn. Lĩnh vực biểu diễn nghệthuật, chiếu phim, tuyên truyền được duy trì và phát triển sâu rộng đến cơ sở,các loại hình văn hoá truyền thống tiêu biểu, các lễ hội văn hoá truyền thốngđược tổ chức hằng năm, đã tạo ra không gian văn hoá sinh động và mang bản sắcriêng của cộng đồng các dân tộc, góp phần phục vụ tốt các nhiệm vụ chính trị,nâng cao mức hưởng thụ văn hoá cho nhân dân trong tỉnh.

Phongtrào Thể dục Thể thao có bước phát triển nhanh; công tác xã hội hoá Thể dục Thểthao bước đầu đã có kết quả, nhiều câu lạc bộ thể thao được hình thành và hoạtđộng tốt. Hoạt động thể dục thể thao học đường, trong các ngành và lực lượng vũtrang có bước phát triển cả bề rộng và bề sâu, hàng năm Hội khoẻ Phù Đổng đượctổ chức và thành tích ngày càng cao hơn. Thể thao thành tích cao được chú trọngđầu tư; đã xây dựng xong và đưa vào hoạt động Trung tâm thể dục thể thao cấptỉnh.

Côngtác báo chí, phát thanh, truyền hình có nhiều cố gắng; đã kịp thời chuyển những thông tinvề chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước cũng như đã đáp ứng kịp thời cácnhu cầu văn hoá, thể thao, vui chơi, giải trí; chương trình phát sóng cho đồngbào dân tộc thiểu số đã được mở rộng để phục vụ cho cả đồng bào ở vùng sâu,vùng xa. Báo chí, xuất bản, phát thanhtruyền hình, mạng lưới bưu chính viễn thông phát triển rộng khắp, đáp ứng nhucầu thông tin, truyền thông của nhân dân trong tỉnh.

Côngtác xoá đói giảm nghèo, thực hiện chính sách đối với người có công và các chínhsách an sinh xã hội được đặc biệt quan tâm, góp phần thực hiện an dânbảođảm ổn định chính trị xã hội. Bên cạnh việc thực hiện các chương trìnhmục tiêu giảm nghèo, tỉnh đã dành một phần đáng kể các nguồn lực để đầu tư pháttriển sản xuất, phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội ở vùng đồng bào dântộc, vùng sâu, vùng xa. Các chương trình xoá nhà tạm, nhà dột nát, tặng nhàtình nghĩa, nhà đại đoàn kết đã được nhân dân hưởng ứng, đồng tình cao. Đặcbiệt, các hộ nghèo đã được quan tâm, giúp đỡ, tài trợ về vật chất và tinh thầncủa các nhà hảo tâm, các doanh nghiệp và nhân dân các tỉnh trong cả nước; từ đóđã tạo ra được ý thức, tình cảm xã hội trong việc giúp đỡ, hỗ trợ người nghèo vượtqua khó khăn. Trong 5 năm qua đã đào tạo cho khoảng 25 ngàn lao động nông thôn,đạt 80% kế hoạch; tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân mỗi năm là 4%. Đến nay, tỷ lệhộ nghèo toàn tỉnh còn 13,28% và tỷ lệ hộ cận nghèo còn 5,76%.

Phong trào đền ơn đáp nghĩa tiếp tục phát triển sâu rộng, việcchăm lo đời sống cho các đối tượng chính sách, các hộ nghèo và những người cóhoàn cảnh neo đơn, bất hạnh, tật nguyền… trong xã hội ngày càng được quan tâmthiết thực thể hiện trong chủ trương, chính sách của Đảng bộ và chính quyền cáccấp cũng như trong ý thức của nhân dân.

Chính sách dân tộc và tôn giáo đãđược đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong tỉnh đặc biệt quan tâm: bằng nhiều nguồn vốn, đã đầu tưtrên 550 tỷ đồng để giải quyết các vấn đề kinh tế và xã hội của vùng dân tộc.Ngoài các chính sách chung của Trung ương, tỉnh còn có các chủ trương và giảipháp đặc biệt để hỗ trợ phát triển vùng dân tộc như: chương trình phát triểnbền vững 12 bon, buôn; chương trình kết nghĩa giữa các cơ quan với bon, buôn;chính sách hỗ trợ kinh phí cho học sinh, sinh viên dân tộc… đã góp phần nângcao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào các dân tộc thiểu số. Các dântộc ngày càng đoàn kết giúp nhau xoá đói giảm nghèo, góp phần giữ vững ổn địnhchính trị và phát triển kinh tế. Sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng được quan tâm;phần lớn các chức sắc, tín đồ các tôn giáo hoạt động theo đúng đường hướng hànhđạo và pháp luật Nhà nước, ngày càng tin tưởng vào chủ trương, đường lối củaĐảng.

Tuy vậy, các vấn đề xã hội còn nhữnghạn chế, yếu kém là:

Chấtlượng giáo dục đào tạo còn nhiều hạn chế, giáo dục đạo đức công dân trong trường học chưa đượcđầu tư đúng mức; một số chỉ tiêu chưa đạt mục tiêu Nghị quyết Đại hội đề ra;phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và công tác xây dựng trường chuẩn quốcgia ở nhiều địa phương thực hiện chậm; cơ sở vật chất còn nhiều thiếu thốn;tiến độ xây dựng trường cao đẳng cộng đồng, trường chuyên, trường cho trẻ emkhuyết tật…triển khai chậm; chưa làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục và đàotạo nghề; tỷ lệ lao động qua đào tạo thấp, nhất là lao động trong nông nghiệp.

Việcxây dựng “nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” còn nhiều mặthạn chế: một bộphận cán bộ, công chức và nhân dân có lối sống thực dụng, buông thả, suy thoáivề đạo đức; chưa thực hiện tốt nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang;các hủ tục lạc hậu chưa được loại bỏ. Đầu tư xây dựng các thiết chế văn hoá,thể thao còn chậm, nhiều địa phương chưa chú trọng quy hoạch, tạo quỹ đất, đầutư xây dựng, cho hoạt động văn hoá, thể dục, thể thao. Cuộc vận động “Toàn dânđoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở” tăng về số lượng, nhưng chất lượngchưa cao, một số nơi còn hình thức; phong trào văn hoá thể thao ở thôn, buôn,bon, xã phường chưa được quan tâm. Văn hoá nghệ thuật chưa có nhiều tác phẩmchất lượng cao; số lượng báo chí phát hành còn ít, chương trình phát thanhtruyền hình chưa phong phú, thời lượng ít, phủ sóng chưa đều khắp các vùng..

Hoạtđộngchămsóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân tuy có bước phát triển khá nhưng một sốchỉ tiêu như: tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng còn cao so với mức bìnhquân chung của cả nước. Số bác sỹ/vạn dân, tỷ lệ hộ sử dụng nước sạch, tỷ lệtrẻ em được tiêm chủng mở rộng đều thấp, không đạt mục tiêu Nghị quyết Đại hộiđại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ I đề ra.

Tỷlệ hộ nghèogiảm nhanh nhưng chưa đồng đều giữa các vùng và không bền vững; trong vùng dântộc thiểu số tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo và khả năng tái nghèocòn rất cao, trình độ sản xuất vẫn trong tìnhtrạng thấp kém. Các mô hình, kết quảvềxoá đói, giảm nghèo và làm giàu chưa được tổng kết, nhân rộng kịp thời, nhất làtrong vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng xa, biên giới. Phương pháp tiếp cậnvà xác định tiêu chí nghèo chưa phù hợp, chưa sát với đặc điểm từng vùng và dântộc.

Chấtlượng hoạt động nghiên cứu khoa học chưa cao, nhiều đề tài nghiên cứu khoa họcchưa được ứng dụng, triển khai vào phục vụ sản xuất và đời sống xã hội; việctiếp nhận, ứng dụng khoa học - công nghệ vào phát triển kinh tế- xã hội cònnhiều hạn chế; chính sách sử dụng cán bộ khoa học chưa thật sự phát huy hiệuquả.

II- VỀQUỐC PHÒNG - AN NINH.

Pháthuy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, các lực lượng vũ trang,kiến quyết đấu tranh làm thất bại âm mưu của các thế lực thù địch trong vàngoài nước lợi dụng các vấn đề dân tộc, tôn giáo, dân chủ, nhân quyền, các vấnđề mâu thuẫn nảy sinh trong xã hội, để thực hiện âm mưu chiến lược “ Diễn biếnhoà bình - bạo loạn đổ”… không để xảy ra gây rối, biểu tình, bạo loạn, vượtbiên trái phép, giữ vững ổn định về an ninhchính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh, tăng cường tiềm lực quốcphòng - an ninh, thế trận quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân và thếtrận biên phòng toàn dânkhôngngừng được củng cố; các tiềm lực trong khu vực phòng thủ được đáp ứng cơbản yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

Vai trò lãnh đạo của các cấp uỷ đảng đối với lực lượngvũ trangđược tăng cường; hiệu lực quản lý nhànước đối với nhiệm vụ an ninh - quốc phòng địa phương được nâng cao. Sự phốihợp giữa MTTQ, các đoàn thể quần chúng với các lực lượng vũ trang trong triểnkhai thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng ở địa phương có nhiều chuyển biếntích cực. Công tác giáo dục, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng - an ninh được chútrọng, góp phần nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhândân đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Các cấp, các ngành đã tích cực đẩy mạnh phong trào toàndân bảo vệ an ninh Tổ quốc; phong trào toàn dân đoàn kết xây dựngđời sống văn hoá ở khu dân cư đã có sự gắn kết với nhiệm vụ bảo vệ an ninhchính trị và công tác đấu tranh phòng chống tội phạm. Tình hình tội phạm từngbước được kiềm chế, trật tự xã hội được giữ vững. Lực lượng vũ trang của tỉnhđược xây dựng, củng cố theo hướng cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và từng bướchiện đại; chất lượng tổng hợp, trình độ sẵn sàng chiến đấu của các lực lượng vũtrang không ngừng nâng cao, các hoạt động xây dựng thế trận phòng thủ được tăngcường.

Tuy nhiên công tác quốc phòng - an ninh cònmột số tồn tại yếu kém: thế trận quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân và thế trậnlòng dân ở một số địa phương chưa thực sự gắn kết; quan điểm kinh tế gắn vớiquốc phòng - an ninh trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của ngành, địaphương có nơi thực hiện chưa đồng bộ; công tác đầu tư xây dựng tiềm lực trongkhu vực phòng thủ, nhất là ở cấp huyện chưa được quan tâm đúng mức.Chất lượng chính trị, trình độ sẵn sàng chiến đấucủa lực lượng vũ trang, nhất là lực lượng dân quân tự vệ và dự bị động viên ởmột số cơ quan, đơn vị, địa phương chưa đáp ứng với yêu cầu. Tình hình tội phạmhình sự có xu hướng gia tăng, đặc biệt là tội phạm nghiêm trọng; trật tự antoàn xã hội trên một số mặt chưa thực sự vững chắc, an ninh nông thôn còn tiềmẩn một số nhân tố phức tạp; các điểm nóng về an ninh chính trị chưa được giảiquyết căn bản.

III- VỀ CÔNG TÁC XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ HỆ THỐNGCHÍNH TRỊ.

1- Công tác xây dựng đảng có nhiềutiến bộ: Đảng bộ đã luôn luôn giữ vững tinh thần đoàn kết và tính chiến đấu;chấp hành nghiêm và ra sức vận dụng, chỉ đạo thực hiện các nghị quyết, chỉ thịcủa Trung ương để phát triển kinh tế xã hội, quốc phòng an ninh, giữ vững ổnđịnh chính trị, xây dựng đảng và hệ thống chính trị, nhất là hệ thống chính trịở cơ sở.

Công tác chính trị, tư tưởng luônđược quan tâm và coi trọng, góp phần nâng cao nhận thức, tính tích cực của cán bộ, đảngviên và nhân dân, củng cố lòng tin của nhân dân đối với Đảng và thắng lợi củasự nghiệp đổi mới do Đảng Cộng Sản Việt Nam đề xướng và lãnh đạo, tạo sự đoànkết nhất trí trong Đảng bộ và sự đồng thuận trong xã hội.

Tích cực tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng,chính sách, pháp luật của Nhà nước, nêu gương người tốt, việc tốt, phê phánnhững biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân, tư tưởng cơ hội, lối sống thực dụng;tích cực đấu tranh làm thất bại âm mưu “Diễn biến hoà bình trên lĩnh vực tưtưởng văn hoá” của các thế lực thù địch, nhất là đấu tranh phản bác các luậnđiệu xuyên tạc, vu cáo, chống phá Đảng, Nhà nước.

Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đứcHồ Chí Minh” được triển khai sâu rộng trong cả hệ thống chính trị và toàn dân,bước đầu tạo được sự chuyển biến trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, từ nhậnthức đến hành động, ý thức rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, lối sống; nhiều gươngđiển hình tốt đã được biểu dương và nhân rộng.

Công tác tổ chức, cán bộ và đảngviên được triển khai khá đồng bộ, số lượng và chất lượng của đội ngũ cán bộ,đảng viên từng bước được nâng lên.

Công tác cán bộ: việc điều động, luân chuyển, đề bạt,bổ nhiệm và đánh giá cán bộ thực hiện theo đúng quy trình, nguyên tắc, quy địnhphân cấp quản lý; bố trí, sử dụng hợp lý nên đã phát huy được năng lực, sởtrường của đội ngũ cán bộ các cấp. Công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chínhtrị và chuyên môn nghiệp vụ được quan tâm, từng bước đáp ứng yêu cầu chuẩn hoá;đã đào tạo cao cấp lý luận chính trị cho 737 học viên (trong đó có 63 cán bộdân tộc thiểu số và 105 nữ); về chuyên môn nghiệp vụ đào tạo 145 Thạc sỹ (trongđó sự nghiệp giáo dục 85 người, sự nghiệp y tế 25 người và các ngành khác 30người); đào tạo tại chức cử nhân luật tại tỉnh 98 người, cử tuyển đào tạobác sỹ 220 người (trong đó dân tộc thiểu số 97 người); đào tạo sư phạm270 người (trong đó dân tộc thiểu số 215 người). Mở 11 lớp trung cấp cácchuyên ngành quân sự, công an, văn thư lưu trữ, hành chính, thanh vận, vănhoá…với 258 học viên (trong đó dân tộc thiểu số 55 người và nữ 132 người),đáp ứng bước đầu yêu cầu cho sự phát triển của tỉnh. Công tác bảo vệ chính trịnội bộ có nhiều cố gắng, góp phần bảo vệ Đảng về chính trị, tư tưởng và tổchức.Xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở, gắn với xây dựng thôn, buôn,bon, tổ dân phố vững mạnh toàn diện; do đó hoạt động của hệ thống chính trị ởcơ sở có những chuyển biến mới.

Công tác củng cố, xây dựng tổ chứccơ sở đảng được cáccấp uỷ chú trọng; Chất lượng của các tổ chức đảng từng bước được nâng lên, đápứng được yêu cầu lãnh đạo; công tác đánh giá phân loại chất lượng tổ chức cơ sởđảng ngày càng chặt chẽ, theo hướng lấy chất lượng là chính; bình quân trongnhiệm kỳ, có 68,87% tổ chức cơ sở đảng được công nhận trong sạch - vững mạnh,tăng 7,87% so với năm 2005; coi trọng xây dựng chi bộ ở thôn, bon, tổ dân phố,đến nay, 100% thôn, buôn, bon, tổ dân phố đã có chi bộ độc lập.

Công tác đảng viên được coi trọng và đi vào nề nếp;việc đổi, phát thẻ đảng viên, giới thiệu đảng viên về sinh hoạt nơi cư trú thựchiện đầy đủ, đúng quy định. Công tác phân loại đảng viên luôn được chú trọngđúng mức, tỷ lệ bình quân trong nhiệm kỳ đảng viên đủ tư cách, hoàn thành tốtnhiệm vụ đạt 78,18%. Công tác phát triển đảng viên được các cấp uỷ đặc biệtquan tâm; toàn tỉnh kết nạp được 6.685 đảng viên, vượt chỉ tiêu Nghị quyết Đạihội đề ra, nâng tổng số đảng viên trong toàn Đảng bộ lên 14.857 đảng viên.

Công tác kiểm tra, giám sát và thihành kỷ luật trong Đảng được quan tâm, chỉ đạo: tổ chức thực hiện có trọng tâm,trọng điểm, khá toàn diện và đúng theo quy định của Điều lệ Đảng. Trong nhiệmkỳ, cấp uỷ và Uỷ ban Kiểm tra các cấp đã kiểm tra 547 đảng viên và 25 tổ chứcĐảng khi có dấu hiệu vi phạm; kiểm tra 422 tổ chức trong việc thực hiện nhiệmvụ kiểm tra và thi hành kỷ luật trong Đảng; kiểm tra tài chính Đảng đối với 398tổ chức; giải quyết tố cáo 176 đảng viên và 04 tổ chức đảng; thi hành kỷ luật13 tổ chức và 560 đảng viên; giải quyết khiếu nại kỷ luật Đảng đối với 18 đảngviên; giám sát 1.275 đảng viên và 287 tổ chức Đảng; kiểm tra 6.722 đảng viên và774 tổ chức Đảng theo Điều 30 Điều lệ Đảng. Công tác kiểm tra đi vào nền nếp,chất lượng, hiệu quả, có tác dụng cảnh báo, phòng ngừa, ngăn chặn vi phạm, hạnchế các mặt trì trệ, ách tắc, tiêu cực, thiếu trách nhiệm… của tổ chức đảng vàđảng viên; quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo kiểm tra, giám sát tổ chức Đảng và đảngviên chấp hành Điều lệ Đảng; chú trọng kiểm tra cấp uỷ viên, đảng viên là cánbộ thuộc diện cấp uỷ quản lý. Xây dựng, củng cố và kiện toàn đội ngũ cán bộkiểm tra các cấp và tạo điều kiện cho uỷ ban kiểm tra, thực hiện tốt chức năng,nhiệm vụ. Uỷ ban kiểm tra các cấp đã cơ bản thực hiện tốt nhiệm vụ tham mưu chocấp uỷ, giúp cấp uỷ xây dựng và tổ chức thực hiện có hiệu quả chương trình côngtác kiểm tra, giám sát phù hợp với nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị.Việc thi hành kỷ luật trong Đảng của Đảng bộ được thực hiện nghiêm túc, đảm bảođúng phương hướng, phương châm, nguyên tắc và thủ tục quy định; góp phần giữvững kỷ cương, kỷ luật, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổchức đảng.

Phương thức lãnh đạo của Đảngtừng bước được đổi mới:phát huy ngày càng tốt hơn vai trò của các cơ quan Nhà nước, tính năng động,sáng tạo của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội, khắc phụcnhững biểu hiện Đảng bao biện làm thay, cũng như buông lỏng, xem nhẹ vai tròlãnh đạo của Đảng, thông qua việc thực hiện quy chế ngày càng tốt hơn. Phát huydân chủ trong sinh hoạt Đảng, tăng cường công tác kiểm tra, sơ kết, tổng kết,nhân rộng điển hình, đề cao trách nhiệm của người đứng đầu; thực hiện chươngtrình hoá công tác nhằm tăng cường khả năng hành động của cấp uỷ và cán bộ đảngviên, thực hiện ngày càng tốt hơn quan hệ giữa Đảng với chính quyền, MTTQ vàcác đoàn thể nhân dân.

Tuy nhiên, công tác xây dựng Đảngvẫn còn những hạn chế, yếu kém:

Công tác chính trị, tư tưởng chưa đủ nhạy bénđể đáp ứng kịp thời với những vấn đề phát sinh mới trong thực tiễn: nội dung, hình thức tuyên truyềnthiếu tính thuyết phục, đa dạng, phong phú; việc nắm bắt dư luận xã hội, dựbáo, định hướng tư tưởng chậm; việc chủ động giải quyết những bức xúc trong tưtưởng của cán bộ, đảng viên và nhân dân còn hạn chế; công tác phản tuyên truyềnchống lại các luận điệu phản động xuyên tạc của các thế lực thù địch thiếu kịpthời và sắc bén. nhất là trong đấu tranh chống âm mưu “diễn biến hoà bình trênlĩnh vực tư tưởng văn hoá”. Kết quả đạt được của Cuộc vận động “Học tập và làmtheo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” gắn với giáo dục chính trị, lý tưởng cáchmạng, đạo đức, lối sống còn hạn chế, chưa đều khắp ở các cấp, các ngành và địaphương, những chuyển biến trong việc “làm theo” chưa nhiều.

Tỷ lệtổchức cơ sở đảng trong sạch - vững mạnh còn thấp; nội dung và chất lượngsinh hoạt chi bộ còn nghèo nàn, thiếu chiều sâu; năng lực lãnh đạo, điều hành,sức chiến đấu của một số cấp uỷ đảng còn hạn chế, một số nơi không làm tốt côngtác xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Công tác quản lý đảng viên, phát triển tổ chứcđảng trong doanh nghiệp tư nhân chưa được quan tâm đúng mức. Trong công tác cánbộ thiếu sự phối hợp đồng bộ nhịp nhàng giữa các cơ quan chức năng, nhất làkhâu phát hiện nguồn, đánh giá, quy hoạch dài hạn, đào tạo, bồi dưỡng, luânchuyển, bổ nhiệm.

Côngtác Kiểm tra Đảng, chỉ đạo thực hiện, sự phối hợp giữa các cơ quan liênquan trong công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật, có nơi thiếu sựđồng bộ và kịp thời; có chi bộ không thực hiện được nhiệm vụ giám sát, đặc biệtlà giám sát chuyên đề; nội dung một số cuộc kiểm tra còn dàn trải, chưa cótrọng tâm trọng điểm. Công tác kiểm tra của một số tổ chức Đảng, nhất là BanCán sự đảng, Đảng đoàn, còn yếu, chất lượng, hiệu quả còn thấp. Việc theo dõi,chỉ đạo khắc phục hậu quả, khuyết điểm sau kiểm tra còn chậm, chưa xem trọngviệc tổng kết, giáo dục phòng ngừa thông qua kết quả kiểm tra giám sát.

Đổi mớiphương thức lãnh đạo của Đảngở một số cấp uỷ không theo kịp yêu cầucủa phát triển. Việc xây dựng cơ chế phối hợp giữa các tổ chức trong hệ thốngchính trị và việc cụ thể hoá phương thức lãnh đạo của Đảng triển khai còn chậmở cơ sở; nhận thức và chấp hành các quy chế, quy định của Đảng ở một số cơquan, tổ chức, đơn vị, đảng viên chưa nghiêm; chưa thực sự coi trọng đổi mớiphong cách, lề lối làm việc, thực hiện chưa tốt nói đi đôi với làm; tính đảngtrong một bộ phận đảng viên là cán bộ công chức còn yếu.

2- Về kiện toàn bộ máy Nhà nước; cải cách hànhchính; phòng chống tham nhũng, lãng phí; thực hiện phát huy dân chủ, giữ vữngkỷ luật, kỷ cương xã hội:

Côngtác xây dựng, củng cố, kiện toàn hệ thống chính quyền các cấp được quan tâm: Tổchức bộ máy các cơ quan, đơn vị của tỉnh được xây dựng hợp lý; chức năng, nhiệmvụ được phân định rõ ràng giữa cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công;công tác quản lý, sử dụng biên chế thực hiện theo đúng quy định hiện hành củaNhà nước. Vai trò kiểm tra, giám sát của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dâncấp trên với cấp dưới, nhất là việc kiểm tra tổ chức thực hiện nghị quyết đượcnâng cao; công tác tiếp dân, tiếp xúc cử tri, giải quyết đơn thư khiếu nại, tốcáo của nhân dân có chuyển biến tích cực. Hoạt động của Hội đồng nhân dân và Uỷban nhân dân các cấp đảm bảo được nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của phápluật.

Cải cách hành chính được triển khai tương đối đồng bộtrên cả 4 nội dung: cải cách thể chế, cải cách tổ chức bộ máy hành chính, xâydựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ - công chức, cải cách tài chínhcông. Triển khai thực hiện việc phân cấp quản lý Nhà nước trên từng lĩnh vựccho các địa phương phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của từng cấp, tạo điều kiệnđể các cấp chính quyền phát huy tính chủ động, sáng tạo, nâng cao trách nhiệmtrong điều hành, quản lý kinh tế - xã hội. Việc áp dụng quản lý chất lượng theotiêu chuẩn đã bước đầu nâng cao năng lực của nền hành chính; thủ tục hành chínhđược rà soát, sửa đổi thực hiện cơ chế một cửa liên thông ở các cơ quan hànhchính.

Công tác phòng, chống tham nhũng,lãng phí, tích cựctriển khai gắn với Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ ChíMinh”. Có sự phối hợp gắn bó giữa công tác kiểm tra, giám sát của Đảng, đoànthể chính trị - xã hội với công tác thanh tra, kiểm tra của các cơ quan Nhànước. Chú trọng kiểm tra, thanh tra các lĩnh vực, các khâu và những nơi dễ xảyra lãng phí, tham ô, tham nhũng trong lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành.

Phát huy dân chủ cơ sở, các cấp uỷ đảng, chính quyền, mặttrận và đoàn thể từng bước nhận thức rõ hơn về phát huy dân chủ trong tình hìnhmới; xây dựng và thực hiện các quy định, quy chế dân chủ phù hợp với từng loạihình cơ sở; quyền khiếu nại, tố cáo của công dân, các quyền và lợi ích hợp phápcủa công dân đã được tôn trọng và bảo vệ.

Tuy vậy, hoạt động của Hội đồng nhândân và Uỷ ban nhân dân các cấp vẫn còn nhiều hạn chế: Thực hiện chức năng giám sát củaHội đồng nhân dân các cấp chưa đều khắp các lĩnh vực xã hội, hiệu lực, hiệu quảquản lý Nhà nước của bộ máy hành chính các cấp thấp; công tác phối hợp tronggiải quyết các công việc liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành còn lúng túng.Nhận thức của lãnh đạo nhiều đơn vị, địa phương chưa thật sự coi trọng công táccải cách hành chính. Thủ tục hành chính, quy trình giải quyết công việc trênmột số lĩnh vực, nhất là lĩnh vực liên quan đến đất đai, đầu tư xây dựng cơ bảncòn rất phức tạp, trì trệ, hiệu quả thấp. Mối quan hệ giữa các tổ chức trong bộmáy hành chính còn thiếu chặt chẽ; một bộ phận cán bộ, công chức ý thức tráchnhiệm kém, trách nhiệm người đứng đầu chưa được đề cao đúng mức. Công tácphòng, chống tham nhũng chưa đáp ứng yêu cầu đề ra, một số giải pháp như kêkhai tài sản, thu nhập, trách nhiệm người đứng đầu… thực hiện chưa tốt; việctriển khai thực hiện Quy chế dân chủ ở một số nơi thiếu nghiêm túc, đơn thưkhiếu nại tố cáo tồn đọng quá luật định còn nhiều.

3- Công tác dân vận của Đảng, hoạtđộng của Mặt trận Tổ quốc các đoàn thể quần chúng:

Công tác dân vận của Đảng được quantâm,các cấpuỷ, chính quyền các địa phương, các ngành đều có nghị quyết, chỉ thị, chươngtrình hành động tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác vận động quầnchúng. Các tổ chức trong hệ thống chính trị đã tăng cường phối hợp làm công tácdân vận, nhất là nắm bắc tâm tư nguyện vọng, lắng nghe và xử lý kịp thời nhữngphát sinh ở các địa bàn trọng điểm, tích cực tuyên truyền đường lối chính sáchcủa Đảng và pháp luật của Nhà nước, khuyến khích, động viên nhân dân đẩy mạnhtăng gia, sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, ổn định và từng bướcnâng cao đời sống, góp phần ngăn chặn suy giảm kinh tế, xoá đói, giảm nghèo,giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn.

Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thểchính trị - xã hộiđã thực sự trở thành cầu nối giữa nhân dân với Đảng, phát huy sức mạnh khối đạiđoàn kết toàn dân tộc; củng cố, kiện toàn về tổ chức, phát triển đoàn viên, hộiviên; từng bước đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, đa dạng các hình thứctập hợp quần chúng, chú trọng hướng về cơ sở. Đã phối hợp khá tốt với cácngành, các địa phương tổ chức được nhiều phong trào thi đua yêu nước…; phát huytinh thần tự quản của nhân dân, động viên các tầng lớp nhân dân phấn đấu thựchiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng -an ninh, tham gia xây dựng Đảng và chính quyền; nắm tình hình và tham gia giảiquyết những vấn đề phát sinh từ nội bộ nhân dân.

Bên cạnh đó vẫn còn một số hạn chếtồn tại như: nhiềunội dung trong các chính sách xây dựng và phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàndân tộc chưa được thực hiện đầy đủ. Tham gia xử lý một số trường hợp cụ thể…cònthiếu kịp thời, lúng túng và để kéo dài. Một số nơi vẫn còn tình trạng xem nhẹcông tác dân vận, còn xa dân. Sự phối hợp giữa các lực lượng làm công tác dânvận chưa thật chặt chẽ, đồng bộ, hiệu quả. Một số phong trào còn mang tính hìnhthức; nội dung, hình thức tuyên truyền, vận động, tập hợp quần chúng còn chưasát với cuộc sống. Trình độ, năng lực một số cán bộ làm công tác đoàn thể cònyếu; bộ máy các đoàn thể chưa được kiện toàn đủ mạnh.

4- Hoạt động của cơ quan tư pháp:

Thực hiện Nghị quyết 49-NQ/TWcủa Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đạtđược một số kết quả quan trọng: công tác điều tra, truy tố, xét xử của các cơquan tư pháp có chuyển biến tích cực, số lượng điều tra viên, kiểm sát viên,thẩm phán cơ bản đáp ứng yêu cầu tăng thẩm quyền xét xử cho Toà án nhân dân cấphuyện đảm bảo đúng lộ trình; chất lượng điều tra, truy tố, xét xử, thi hành ántừng bước nâng cao, khắc phục đáng kể tình trạng án tồn đọng, không để xảy raoan sai.

Công tác thanhtra đã tập trung thực hiện tốt chức năng thanh tra chuyên đề, thanh trakinh tế - xã hội, thanh tra việc thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về phápluật khiếu nại, tố cáo. Qua thanh tra đã phát hiện, kiến nghị, xử lý một số saiphạm của cán bộ, đảng viên; giúp cho các cơ quan Nhà nước ngăn chặn kịp thờicác tiêu cực, tham nhũng, góp phần chấn chỉnh công tác quản lý Nhà nước và hoànthiện thể chế trên một số lĩnh vực quản lý kinh tế, tài chính, quản lý đất đai,đền bù, giải phóng mặt bằng …

Công tác tiếpdân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của các tổ chức, công dân đã được cáccấp, các ngành thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Hầu hết các mâuthuẫn phát sinh trong cộng đồng dân cư được giải quyết thông qua hoà giải; sốđơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân gửi đến các cơ quan có thẩm quyền đượcxem xét, giải quyết theo luật định.

Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục phápluật có nhiều tiến bộ, thông qua đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyềnviên, tư vấn pháp luật, các đoàn thể quần chúng và các phương tiện thông tin đãgóp phần nâng cao nhận thức, hiểu biết pháp luật cho cán bộ, đảng viên và cáctầng lớp nhân dân, đặc biệt là trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu,vùng xa.

Tuy nhiên hoạt động của các cơ quan tư pháp vẫn còn mộtsố hạn chế nhất định.Việc thực hiện lộ trình tăng thẩm quyền xét xửcho Toà án nhân dân cấp huyện còn không ít bất cập; số lượng, chất lượngđội ngũ điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán và các cơ quan bổ trợ tư phápchưa ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ. Kết quả đấu tranh phòng, chống tham nhũng,lãng phí còn thấp, số vụ tham nhũng bị phát hiện và xử lý còn ít.

Công tác thanh tra chưa tập trung vào những lĩnhvực, phức tạp, việc xử lý sau thanh tra chưa nghiêm, thiếu tính răn đe, phòngngừa sai phạm; công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo ở một số địaphương chưa được quan tâm đúng mức, còn đùn đẩy trách nhiệm; một số vụ việcgiải quyết chưa thấu tình, đạt lý, còn để đơn thư tồn đọng, dây dưa kéo dài,dẫn đến khiếu kiện đông người, vượt cấp.

5- Hoạt động đối ngoại:

Đảngbộ đã thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo cấp uỷ, chính quyền, MTTQ, cácđoàn thể quần chúng và lực lượng vũ trang của tỉnh thực hiện quan hệ chặt chẽvới tỉnh Mondulkiri – Vương quốc Campuchia trên một số lĩnh vực. Đặc biệt, từ năm 2005 đến nay,các hoạt động thăm viếng, hợp tác, trao đổi thông tin giữa lãnh đạo hai tỉnh,giữa các huyện biên giới cũng như công tác đối ngoại nhân dân, quan hệ phối hợpgiữa lực lượng vũ trang hai tỉnh được tăng cường và đã đạt được một số kết quảquan trọng góp phần tăng cường mối quan hệ truyền thống đoàn kết giữa hai Quốcgia, Dân tộc, phát triển kinh tế, giữ vững an ninh chính trị, an ninh biên giớivà bảo vệ chủ quyền biên giới Quốc gia.

Hoạtđộng hợp tác kinh tế văn hoá xã hội với các doanh nghiệp nước ngoài, các tổ chức phi Chính phủvà Chính phủ của các nước từng bước phát triển; nhiều dự án đầu tư phi Chínhphủ có tác dụng xã hội thiết thực; các hoạt động đầu tư và hợp tác chuyên gia,doanh nghiệp đảm bảo hiệu quả và đúng pháp luật.

Song mốiquan hệ hợp tác đó chủ yếu tập trung vào một số vấn đề liên quan đến công tácbảo vệ an ninh biên giới; phòng chống vượt biên xâm nhập; phòng chống buôn bánma tuý, buôn bán phụ nữ và trẻ em, chưa chú trọng và tăng cường làm tốt côngtác đối ngoại trên lĩnh vực quan hệ hợp tác phát triển kinh tế giữa hai địaphương.

IV- ĐÁNH GIÁ TỔNG QUÁT, NGUYÊN NHÂN, BÀIHỌC KINH NGHIỆM.

Năm năm qua, mặc dù có nhiều khókhăn nhưng BCH Đảng bộ tỉnh đã đoàn kết, tiến công; lãnh đạo nhân dân các dântộc trong tỉnh, vượt qua khó khăn thách thức, hoàn thành cơ bản các mục tiêu doĐại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ I đề ra. Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá, cơ cấukinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, quy mô nền kinh tế tăng nhanh. Hạ tầngkỹ thuật kinh tế - xã hội được chú ý đầu tư, đời sống nhân dân được cải thiệnrõ rệt, thu nhập bình quân đầu người tăng nhiều lần; giáo dục y tế và các chínhsách xã hội được quan tâm; Quốc phòng - an ninh được tăng cường; an ninh chínhtrị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, biên giới ổn định. Công tác xây dựngĐảng và hệ thống chính trị ở các cấp được quan tâm kiện toàn cả về chính trị,tư tưởng, và tổ chức.

Đạt được những thành tựu trên trướchết là nhờ có sự quan tâm chỉ đạo và hỗ trợ của Trung ương, sự đoàn kết thốngnhất ý chí cao trong toàn Đảng bộ và tinh thần tự lực, tự cường, đồng tâm phấnđấu của đội ngũ cán bộ, đảng viên và nhân dân trong tỉnh; sự quan tâm và hợptác giúp đỡ của các tỉnh, thành trong cả nước.

Bêncạnh những thành tích và kết quả đạt được, vẫn còn những tồn tại yếu kém đó là:nền kinh tế quy mô còn nhỏ bé, cơ cấu chuyển dịch chậm trình độ sản xuất, khảnăng cạnh tranh thấp, chủ yếu phát triển theo chiều rộng, thiếu tính bền vững,tốc độ phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế; hàm lượng khoa học -công nghệ thấp; công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch còn nhiều bất cập. Chấtlượng nguồn nhân lực và hạ tầng kỹ thuật thiết yếu còn yếu kém, chưa đáp ứngyêu cầu phát triển. Chưa có giải pháp hiệu quả để nâng cao trình độ sản xuấthàng hoá gắn với xoá đói giảm nghèo, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ.Việc giữ rừng và bảo vệ môi trường sinh thái hiệu quả rất thấp; sự phân tầng xãhội đang diễn ra ngày một sâu sắc hơn. Chất lượng các hoạt động chăm sóc sứckhoẻ và giáo dục cộng đồng, khả năng đào tạo nhân lực và chất lượng lao độngchưa đáp ứng được yêu cầu phát triển.

Tìnhhình an ninh chính trị và an ninh biên giới vẫn còn tiềm ẩn những nhân tố cóthể gây mất ổn định. Hệ thống chính trị, nhất là cơ quan quản lý Nhà nước cáccấp còn hạn chế trong việc tổ chức thực hiện cũng như cụ thể hoá đường lối,chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước ở địa phương. Sự phối hợp giữa cáccơ quan trong hệ thống chính trị chưa thật nhịp nhàng, hiệu quả. Hiệu lực quảnlý, điều hành của cơ quan Nhà nước các cấp chưa cao. Hệ thống cơ chế, chínhsách và việc tổ chức thực hiện thu hút đầu tư chưa đủ mạnh để huy động cao nhấtcác nguồn lực đầu tư cho phát triển. Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức tronghệ thống chính trị tuy được bổ sung về số lượng nhưng chất lượng còn thấp, chưađáp ứng được yêu cầu.

Từ kếtquả thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và an ninh - quốc phòngở tỉnh trong 5 năm qua, có thể rút ra các bài học kinh nghiệm sau đây:

1.Bài học về đoàn kết: Đảng bộ đã luôn luôn giữ vững và tăng cường sự đoàn kết thống nhất từtrong Đảng để làm hạt nhân trong cả hệ thống chính trị và khối đại đoàn kếttoàn dân. Đó là nhân tốt quyết định tạo ra sức mạnh tổng hợp, vượt khó, sángtạo, đảm bảo thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị. Đoàn kết còn tạo được niềmtin, năng lực, ý chí và phẩm chất chính trị của cán bộ đảng viên, dám nghỉ, dámlàm, dám chịu trách nhiệm để hoàn thành nhiệm vụ.

2.Bài học về phát triển hài hoà và bền vững: trong quá trình lãnh đạo phát triểnkinh tế - xã hội phải đảm bảo yêu cầu về quốc phòng – an ninh và môi trườngsinh thái, hài hoà lợi ích của nhà đầu tư với nhân dân địa phương cả trước mắtvà lâu dài. Tuỳ theo điều kiện cụ thể mà xác định mục tiêu và chính sách ưutiên, nhưng trong thực hiện cần gắn kết hoà quyện giữa các mặt, các khâu, cácmục tiêu để phát triển bền vững.

3.Bài học về bám dân, tăng cườngmối quan hệ mật thiết gắn bó giữa các tổ chức trong hệ thống chính trị và cánbộ đảng viên với nhân dân; hiểu và nắm bắt kịp thời tâm tư, nguyện vọng, tìnhcảm để áp dụng chính sách phù hợp, chăm lo lợi ích vật chất và tinh thần chonhân dân. Đặc biệt là quan tâm đến hoàn cảnh khó khăn của đồng bào vùng sâu, vùngxa, đồng bào dân tộc thiểu số, gia đình chính sách, có công, đồng bào nghèo;phát huy tinh thần tự quản, xây dựng thôn, buôn bon vững mạnh.

4.Bài học về đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, phải xây dựng quy chế, lấy quy chế làm nguyên tắcđiều chỉnh các mối quan hệ, quy định các vấn đề cơ bản trong mối quan hệ giữacác cấp uỷ Đảng với các cấp chính quyền và các tổ chức khác trong hệ thốngchính trị. Thực hành và phát huy dân chủ thực hiện nghiêm túc nguyên tắc tậptrung dân chủ trong Đảng để tạo ra sức mạnh tổng hợptrên cơ sở làm rõ và phát huy vị trí, chứcnăng nhiệm vụ của từng tổ chức thành viên trong hệ thống chính trị.

Phần thứ hai:

PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ 2010 - 2015.

I- PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU.

Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu tuy đã có dấu hiệuphục hồi nhưng vẫn còn diễn biến phức tạp; các thế lực thù địch vẫn ráo riếtthực hiện âm mưu “diễn biến hoà bình, bạo loạn lật đổ” để chống phá ta; chínhsách đối ngoại của các nước lớn nhằm cạnh tranh ảnh hưởng đối với khu vực Aseanvà vấn đề tranh chấp lãnh thổ trên biển đông sẽ chi phối, ảnh hưởng đến tìnhhình phát triển kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng của đất nước và tỉnh ta.

Với vị trí địa lý ở nam Tây Nguyên, gần trung tâmđộng lực kinh tế phía nam của nước ta như Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương,Đồng Nai…đồng thời với nguồn tài nguyên đa dạng, phong phú, dồi dào như khoángsản, đất đai, khí hậu, truyền thống lịch sử và nền văn hoá đa dạng của nhiềudân tộc… Đăk Nông có nhiều tiềm năng, lợi thế để đẩy nhanh tốc độ phát triểntoàn diện cả về công nghiệp, nông nghiệp và thương mại dịch vụ. Tuy nhiên, hiệnnay tỉnh vẫn còn nhiều khó khăn, hạ tầng kỹ thuật thiết yếu còn yếu kém, trìnhđộ sản xuất thấp, quy mô nền kinh tế còn nhỏ bé; nhiều vấn đề xã hội bức xúcchưa được giải quyết; chất lượng nguồn nhân lực, năng lực cạnh tranh, khả nănghội nhập kinh tế còn khó khăn; an ninh - quốc phòng còn tiềm ẩn nhân tố bất ổnđịnh.

Từ tình hình đó, phương hướng, nhiệm vụ và mục tiêutổng quát giai đoạn 2011 - 2015 là:

“Nâng cao năng lực lãnh đạo và sứcchiến đấu của Đảng bộ, hiệu lực, hiệu quả quản lý hành chính Nhà nước, sức mạnhtổng hợp của cả hệ thống chính trị; Phát huy sức mạnh đại đoàn kết các dân tộc;giữ vững ổn định chính trị xã hội. Tập trung phát triển nguồn nhân lực, xâydựng hạ tầng thiết yếu về kinh tế - xã hội và đô thị hạt nhân, thu hút đầu tư;tạo bước phát triển đột phá về kinh tế trong công nghiệp khai khoáng và nănglượng, công nghiệp chế biến và nông nghiệp kỹ thuật cao; giữ gìn và phát huybản sắc văn hoá phong phú, đa dạng của các dân tộc. Phấn đấu đến năm 2020 đưakinh tế Đăk nông đạt mức bình quân chung của cả nước; tạo tiền đề cơ bản đểphát triển toàn diện và bền vững”.

Với phương hướng đó, trong giai đoạn2010 - 2015 cần đạt được các mục tiêu, chỉ tiêu cơ bản sau đây:

1- Tăng trưởng kinh tế (theo giá so sánh 1994) bình quânhàng năm đạt 14,83%; trong đó: công nghiệp tăng 24,62%, nông nghiệp tăng 4,95%,dịch vụ tăng 18,03%. Đến năm 2015, cơ cấu kinh tế của tỉnh là: công nghiệp44,79%, nông nghiệp 32,34%, dịch vụ 20,88%.

2- GDP bình quân đầu người năm 2015 đạt 27 triệu đồng, phấnđấu bằng 90% so với mức bình quân chung của cả nước.

3- Về tài chính: tổng vốn đầu tư toàn xã hộigiaiđoạn 2011-2015 là 73 ngàn tỷ đồng, tăng bình quân hàng năm 30%. Tăng thu ngânsách bình quân hàng năm trên 22%.

4- Phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuậtđến năm 2015:

- Thuỷ lợi: đảm bảo nguồn nước cho 80% diệntích cây trồng có nhu cầu tưới.

- Giao thông: nhựa hoá 100% đường tỉnh, 80% đườnghuyện, 100% số bon, buôn có 1- 2 km đường nhựa.

- Điện: 100% bon, buôn, thôn có điện lướiquốc gia; 95% số hộ được dùng điện.

5- Về dân số: tỷ lệ tăng dân số tự nhiên còn 1,3%và dân số của tỉnh là 670 ngàn người vào năm 2015 . Tỷ lệ tăng dân số chunghàng năm là 5,49%.

6- Về lao động việc làm: đào tạonghề từ 20 - 25ngàn người; giải quyết việc làm cho 89 ngàn lao động.

7- Tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân hàng năm 25% so vớitổng số hộ nghèo năm trước.

8- Về y tế: tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinhdưỡng giảm xuống còn dưới 20%; 90% dân số được sử dụng nước hợp vệ sinh; có 6,2bác sỹ và trên 20 giường bệnh/vạn dân.

9- Về giáo dục: hoàn thành phổ cập trung học cơ sở;phổ cập trung học phổ thông 50% dân số trong độ tuổi; 36% trường tiểu học đạtchuẩn quốc gia.

10- Về văn hoá: có 85% gia đình; 65% thôn, buôn;95% cơ quan, đơn vị và 20% xã, phường, thị trấn đạt tiêu chuẩn văn hoá.

11- Quốc phòng - an ninh: Tiếp tục xây dựng thế trận quốcphòng toàn dân, an ninh nhân dân, biên phòng toàn dân gắn với thế trận lòng dânvững chắc, phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị, làm thất bại mọiâm mưu chống phá của các thế lực thù địch, giữ vững ổn định chính trị, đảmbảo trật tự an toàn xã hội, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.

12- Công tác xây dựng đảng: phấn đấuphát triển5.000 đảng viên mới, có 80% tổ chức cơ sở đảng có phát triển đảng viên; 100%chi bộ trực thuộc Đảng bộ xã, phường, thị trấn có kết nạp đảng viên, 100% thôn,buôn, bon có chi bộ là đảng viên tại chỗ. Hằng năm có trên 75% số tổ chức cơ sởđảng đạt trong sạch - vững mạnh.

Để thực hiện phương hướng, các mục tiêu và chỉ tiêucơ bản nêu trên, Đảng bộ cần quán triệt sâu sắc các quan điểm đã được xác địnhtại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ nhất đồng thời quán triệt sâu sắc cácquan điểm sau đây:

Một là: xem yếu tố nội lực là quyết định,yếu tố ngoại lực là quan trọng, phát triển bền vững là mục tiêu phấn đấu để xâydựng lộ trình, bước đi thích hợp thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinhtế - xã hội của tỉnh.

Hai là: xử lý hài hoà giữa yêu cầu các lợiích kinh tế với yêu cầu của quốc phòng - an ninh, văn hoá xã hội, bảo vệ môitrường cho cả trước mắt và lâu dài. Không vì lợi ích kinh tế trước mắt mà xemnhẹ các lợi ích cơ bản lâu dài; kết hợp lồng ghép hài hoà các chương trình, mụctiêu; chú trọng phát triển bền vững.

II- NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH VÀLĨNH VỰC

A-VỀ KINH TẾ:

1-Phát triển nền nông nghiệptoàn diện theo hướng hiệu quả, bền vững đồng thời tạo mũi đột phá về nôngnghiệp công nghệ kỹ thuật cao; tạo cơ sở vững chắc cho sự phát triểntoàn diện của nền kinh tế. Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theohướng tăng tỷ trọng chăn nuôi và dịch vụ, đưa tốc độ tăng trưởng của ngành chănnuôi lên 12%. Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng tăng quy mô cácloại cây công nghiệp dài ngày có hiệu quả kinh tế cao và đảm bảo nguyên liệucho các cơ sở sản xuất công nghiệp đã được xây dựng. Soát xét, lựa chọn, xácđịnh cơ cấu cây trồng hợp lý cho từng tiểu vùng sinh thái theo quy hoạch; ưutiên phát triển cây con và mô hình phù hợp với vùng nam Tây Nguyên, có lợi thếso sánh rõ rệt, hiệu quả kinh tế cao và bền vững.

Huy động các nguồn vốn đầu tư, tạo ra bước phát triểncó tính đột phá đối với một số sản phẩm nông nghiệp công nghệ kỹ thuật cao;ứng dụng rộng rãi các tiến bộ kỹ thuật, nhất là công nghệ sinh học vào sảnxuất, chế biến nông sản. Tổ chức lại hệ thống quản lý công trình thuỷ lợi đểtăng năng lực tưới chủ động và sử dụng có hiệu quả các công trình thuỷ lợi đãxây dựng, kết hợp điều hoà giữa thuỷ lợi và thuỷ điện phục vụ tốt cho nôngnghiệp; liên kết rộng rãi với các tỉnh thành, đô thị lớn trong vùng để khaithác tốt nguồn vốn, kỹ thuật, công nghệ chế biến và thị trường tiêu thụ sảnphẩm.

Xây dựng cơ chế lợi ích hợp lý và tổ chức phối hợpchặt chẽ hoạt động của các doanh nghiệp, các nhà khoa học, các hộ nông dân;thiết lập sự liên kết chặt chẽ giữa nông nghiệp với công nghiệp và thương mạitạo ra các mô hình sản xuất nông nghiệp có hiệu quả kinh tế cao, hạn chế rủiro. Tăng cường công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, nâng cao trình độsản xuất cho nhân dân, nhất là đồng bào các dân tộc thiểu số. Tổ chức tốt việcgiao rừng, khoán rừng, tăng cườngquảnlý, bảo vệ rừng; đấu tranh, xử lý kiên quyết đối với mọi hành vi cố tình xâmhại rừng.

2- Hoàn thiện chính sách khuyếnkhích và ưu đãi đầu tư; rà soát điều chỉnh và bổ sung quy hoạch phát triển côngnghiệp trên địa bàn tỉnh, làm cơ sở cho việc quản lý và phát triển. Hoàn thành chươngtrình phát triển công nghiệp thuỷ điện theo quy hoạch. Tập trung cho nhiệm vụphát triển công nghiệp khai khoáng, năng lượng và vật liệu xây dựng ( bô xít,thuỷ điện…) xem đây là trọng điểm về kinh tế cần được tập trung lãnh đạo trongnhiều năm tới.

Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đổi mới,cải tiến công nghệ, thiết bị để tăng chất lượng, giảm giá thành sản phẩm; tăngkhả năng cạnh tranh trên thị trường, xây dựng môi trường kinh doanh thôngthoáng, lành mạnh, bình đẳng.

Tiếp tục đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và kêu gọi đầutư vào các khu công nghiệp: Tâm Thắng, Nhân Cơ và các cụm công nghiệp: Đăk Ha,Thuận An. Phát triển công nghiệp phải đề cao nhiệm vụ bảo vệ nguồn tài nguyên,bảo vệ môi trường, đảm bảo yêu cầu cho phát triển bền vững.

3- Khuyến khích các thành phần kinhtế tham gia đầu tư phát triểnThương mại, dịch vụ cả bề rộng lẫn bề sâu: Pháttriển hệ thống bán buôn, trung tâm thương mại, siêu thị ở thị xã Gia Nghĩa vàcác huyện lỵ, hệ thống chợ nông thôn để mở rộng thị trường nội địa, bình ổn giácả, tạo nguồn lực và thúc đẩy sản xuất theo hướng gia tăng hàm lượng khoa họccông nghệ cho sản phẩm, phục vụ nhu cầu xuất khẩu, sản xuất, tiêu dùng của nhândân. Đầu tư hợp lý khu kinh tế cửa khẩu Đăk Per, cửa khẩu quốc tế Bu Prăng, đểkhai thác hiệu quả và thúc đẩy mở rộng hợp tác kinh tế với tỉnh Mondulkiri,Vương quốc Campuchia.

Tạo lập môi trường kinh doanh thuậnlợi, cạnh tranh bình đẳng giữa các thành phần kinh tế nhằm tăng hiệu quả kinh doanh vàthúc đẩy lưu thông hàng hoá, đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soátthị trường, chống buôn lậu, gian lận thương mại và bảo vệ lợi ích người tiêudùng.

Tiếp tục nâng cao chất lượng các hoạt động dịch vụcó giá trị gia tăng cao như tài chính, ngân hàng, vận tải, viễn thông, bảohiểm, tư vấn… Hiện đại hoá hệ thống thông tin liên lạc, mở rộng diện phủ sóngphát thanh và truyền hình đến tất cả các vùng trong tỉnh. Tiếp tục hoàn thiệnquy hoạch, đẩy mạnh quảng bá và từng bước đầu tư có trọng điểm để hình thànhmột cách vững chắc các khu, điểm, tuyến du lịch mang đậm bản sắc văn hoávà truyền thống lịch sử gắn với môi trường sinh thái Nam Tây Nguyên. Chuẩn bịđiều kiện để hình thành và từng bước mở rộng các thị trường dịch vụ có sức chiphối lớn đối với nền kinh tế của tỉnh như lao động, bất động sản, khoa học -công nghệ, tài chính và tiền tệ.

4- Tăng cường huy động các nguồn lựcxã hội, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật để phát triển kinh tế - xã hộivới tốc độ cao và bảo đảm quốc phòng an ninh của tỉnh.

Ưu tiên đầu tư vốn ngân sách tỉnh cho các đơn vị hànhchính mới được chia tách, mục tiêu xoá đói giảm nghèo, phúc lợi và đảm bảo ansinh xã hội. Khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn trái phiếu Chínhphủ, vốn ODA, vốn ngân sách Trung ương. Khuyến khích các thành phần kinh tế đầutư vào hệ thống giao thông, thuỷ lợi, điện lực, hạ tầng kỹ thuật các lĩnh vựcthông tin truyền thông, giáo dục, y tế, văn hoá, thể dục thể thao.

Trong 5 năm tới, phải cơ bản hoàn thành việc nâng cấpcác quốc lộ 14, 14C ,28; hoàn thành xây dựng các tỉnh lộ 3, 4, 5, 6 và đườngđến trung tâm các xã; triển khai xây dựng mới một số tuyến đường liên huyện; ưutiên đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật các đô thị Gia Nghĩa, Đăk Mil, KiếnĐức. phối hợp các nhà đầu tư tạo điều kiện hoàn thành đúng tiến độ và đưa vàokhai thác các nhà máy thuỷ điện Đồng Nai 3, 4, 5, 6, Đăk Tih, một số nhà máythuỷ điện nhỏ. Hoàn thành các cụm công trình thuỷ lợi Gia Nghĩa, Đăk Diê, ĐăkRồ, Đăk Song và một số công trình thuỷ lợi khác vào năm 2012.

Đẩy mạnh việc phân cấp quản lý đầu tư xây dựng đi đôivới việc kiểm tra, kiểm soát chống thất thoát, lãng phí, dàn trải trong đầu tư.Nâng cao trách nhiệm của chủ đầu tư, các cơ quan tư vấn, các đơn vị thi công,để bảo đảm tiến độ và chất lượng các công trình, xác định thứ tự ưu tiên đầu tưphù hợp và hiệu quả.

5- Phát triển các tiểu vùng kinh tếtrên cơ sở phát huy lợi thế của tiểu vùng nhằm nâng cao tốc độ và chất lượngtăng trưởng kinh tế:

Tiểu vùng phía Bắc gồm các huyện Đăk Mil, Cư Jút và Krông Nô: Phươnghướng ưu tiên là phát triển nông nghiệp công nghệ kỹ thuật cao, công nghiệp chếbiến nông sản, dịch vụ và du lịch. Đây là vùng có nhiều điểm du lịch hấp dẫn,có tiềm năng, phát triển cây lương thực, cây công nghiệp ngắn và dài ngày, tạovùng nguyên liệu ổn định để thu hút đầu tư và phát triển công nghiệp chế biếntại khu công nghiệp Tâm Thắng, cụm công nghiệp Đăk Mil và khu kinh tế cửa khẩuĐăk Per . Tập trung đầu tư để đến trước năm 2015 nâng cấp đô thị thị trấn ĐăkMil, làm trung tâm của tiểu vùng.

Tiểu vùng Trung tâm gồm thị xã GiaNghĩa, Đăk Song và huyện Đăk Glong: Phương hướng ưu tiên là phát triển công nghiệp Bô xít, nôngnghiệp công nghệ kỹ thuật cao và phát triển thị xã Gia Nghĩa thành trung tâmchính trị, kinh tế, văn hoá và khoa học kỹ thuật của tỉnh. Có tiềm năng, pháttriển dịch vụ, công nghiệp khai khoáng với quy mô lớn; tiềm năng đất đai thuậnlợi cho việc trồng cây công nghiệp dài ngày như cao su, tiêu và trồng rừngnguyên liệu. Trung tâm tiểu vùng là thị xã Gia Nghĩa - tỉnh lỵ của tỉnh ĐăkNông, là động lực phát triển kinh tế và kéo theo sự phát triển của các vùng lâncận khác cũng như toàn tỉnh.Nghiên cứuquy hoạch để từng bước phát triển du lịch văn hoá lịch sử, sinh thái, nghỉdưỡng cao cấp ở hai khu bảo tồn Nam Nung và Tà Đùng.

Tiểu vùng phía <_st13a_country-region w:st="on"><_st13a_place w:st="on">Nam gồm cáchuyện Đăk R’lấp, Tuy Đức: Phương hướng chung là tập trung, phát triển công nghiệp khai khoáng,dịch vụ; tăng cường hợp tác với thành phố Hồ Chí Minh với nhiều dự án quy môlớn. Tiềm năng đất đai thuận lợi cho việc trồng cây công nghiệp dài ngày nhưđiều, cao su, tiêu, phát triển chăn nuôi đại gia súc và trồng rừng nguyên liệu.Trước mắt tập trung đầu tư sớm đưa vào vận hành nhà máy Alumin Nhân Cơ; quy hoạchphát triển các ngành công nghiệp phụ trợ, các dịch vụ phục vụ cho việc pháttriển tổ hợp Alumin - Nhôm ở khu vực này. Mặt khác, khuyến khích phát triển cácsản phẩm nông nghiệp kỹ thuật cao, chăn nuôi công nghiệp để đảm bảo nhu cầuthực phẩm cho khu công nghiệp. Cần có sự ưu tiên về vốn đầu tư và có cơ chếchính sách khuyến khích phù hợp nhanh chóng tăng cường hạ tầng kỹ thuật đô thịđể sau năm 2015 đưa thị trấn Kiến Đức thành trung tâm kinh tế, văn hoá của tiểuvùng.

6- Nâng cao chất lượng công tác lập vàquản lý quy hoạch:

Trên cơ sở quy hoạch tổng thể của tỉnh và các quyhoạch ngành của Trung ương; tiếp tục soát xét, điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiệnquy hoạch kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh và các quy hoạch ngành của tỉnhsao cho tối ưu hoá quá trình phát triển và giảm tối đa sự chồng chéo giữa cácquy hoạch. Xác định rõ ràng trách nhiệm quản lý đối với từng quy hoạch cho cácngành, các cấp một cách cụ thể. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việcquản lý quy hoạch. Đẩy nhanh việc lập quy hoạch chi tiết ở các đô thị; hoànthiện quy hoạch phân bổ dân cư nông thôn, chú trọng phân bổ lại dân cư nôngthôn phục vụ cho phát triển công nghiệp Bô xít. Hoàn thành bổ sung điều chỉnhquy hoạch đô thị Gia Nghĩa vào năm 2012 theo yêu cầu là đô thị hiện đại, xanh,sạch, đẹp; mang bản sắc văn hoá riêng vùng nam Tây Nguyên.

Bổ sung các nghiên cứu, khảo sát điều tra cơ bản đánh giá lại các tiềm năng về đấtđai, môi trường và khoáng sản để quy hoạch, quản lý và khai thác hợp lý có hiệuquả các nguồn tài nguyên, nhất là đối với rừng, đất đai, nguồn nước.

Thực hiện quản lý việc sử dụng đất đai một cách chặtchẽ, hiệu quả đồng thời có cơ chế, chính sách thích hợp đánh thức nguồn lực đấtđai phục vụ tốt nhất cho nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ an ninh- quốc phòng của tỉnh. Đánh giá, quy hoạch và thực hiện việc quản lý, sử dụngnguồn nước một cách hợp lý, hiệu quả. Xử lý kiên quyết đối với các trường hợpgây ô nhiễm nguồn nước vượt quá giới hạn cho phép. Đầu tư đồng bộ để xử lý cácnguồn nước thải, chất thải rắn ở các khu, cụm công nghiệp, các khu dân tậptrung, kể cả ở nông thôn. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát đối với cáccơ sở sản xuất có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao.

7- Đẩy mạnh hoạt động đối ngoại, mởrộng liên kết vùng để tăng cường hợp tác đầu tư và từng bước thực hiện việc hộinhập kinh tế quốc tế:

Đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế, mở rộng liên kếtvùng, nhất là các địa phương trong vùng kinh tế trọng điểm phía nam. Tăng cườnghợp tác đầu tư có hiệu quả với các tỉnh nhất là thành phố Hồ Chí Minh và cáctập đoàn, các tổng công ty kinh tế lớn của Trung ương. Chú trọng mở rộng quanhệ kinh tế, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư sang tỉnh Moldulkiri -Campuchia; tạo điều kiện để nhân dân 2 tỉnh trao đổi mua bán hàng hoá, thămthân, hình thành các tuyến du lịch quốc tế qua cửa khẩu Bu Prăng.

Khuyến khích phát triển s­ản xuất, mở rộng thị trườngnội địa và xuất khẩu, tăng tỷ lệ xuất khẩu sản phẩm tinh chế. Tăng cường cáchoạt động hỗ trợ của cơ quan nhà nước trong việc cung cấp thông tin cho cácdoanh nghiệp; tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xây dựng thương hiệu, thâmnhập, khai thác các thị trường, tạo sản phẩm mới, đáp ứng nhu cầu thị trường.Phấn đấu xây dựng một số doanh nghiệp xuất khẩu trực tiếp tại Đăk Nông.

8- Tạo sự chuyển biến tích cực tronghoạt động tài chính - tiền tệ:

Chấp hànhnghiêm pháp luật về tài chính - tiền tệ, thực hiện cân đối ngân sách hàng năm,tích cực và an toàn. Chủ động tạo ra và bồi dưỡng nguồn thu để tăng khả năngthu ngân sách. Có các giải pháp khơi dậy các nguồn lực trong mọi thành phầnkinh tế cho đầu tư phát triển. Quản lý chặt chẽ và sử dụng có hiệu quả vốn đầutư từ ngân sách và có nguồn gốc từ ngân sách, đầu tư có trọng tâm, trọng điểm.Chỉ đạo điều chỉnh quy định về thẩm quyền thu và trách nhiệm chi của ba cấpngân sách ổn định trong giai đoạn 2011 - 2015. Theo quy định của Luật ngânsách, việc phân công, phân cấp ngân sách phải nhằm mở rộng và quản lý chặt chẽcác nguồn thu đồng thời khuyến khích kêu gọi đầu tư mở rộng sản xuất kinhdoanh, để tăng nguồn thu ngân sách. Tiếp tục phát triển một cách đa dạng các tổchức tín dụng để vừa tăng cường khả năng huy động vốn nhàn rỗi trong dân, vừatăng cường lưu chuyển các nguồn vốn từ nơi khác đến, đáp ứng được yêu cầu vốnđầu tư phát triển của tỉnh, chú trọng bảo đảm chính sách tín dụng cho ngườinghèo, người dân tộc thiểu số, phục vụ xoá đói giảm nghèo và phát triển nôngthôn vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới.

B-VỀ VĂNHOÁ - XÃ HỘI:

1 -Tăng cường đầu tư nguồn lực cho sự nghiệp giáo dục - đào tạo, nâng cao chất lượnggiáo dục phổ thông, đẩy mạnh giáo dục hướng nghiệp - dạy nghề, nhất là dạy nghềở nông thôn, trong đồng bào dân tộc thiểu số; gắn đào tạo xây dựng nguồn nhânlực với các chương trình - mục tiêu phát triển, khai thác tiềm năng lợi thế củatỉnh.

Về giáo dục phổ thông: phát triển bậchọc mầm non đảm bảo cho trẻ em 5 tuổi phát triển ngôn ngữ tiếng Việt trước khivào lớp 1, nhất là con em đồng bào các dân tộc thiểu số. Đầu tư cơ sở vật chấtkỹ thuật để các trường Trung học cơ sở, Trung học phổ thông có đủ các phòng thínghiệm, thư viện, phòng học bộ môn, nối mạng Internet, học sinh được học ngoạingữ, tin học và nghề phổ thông. Hoàn thành phổ cập giáo dục đúng độ tuổi; củngcố và duy trì kết quả phổ cập trung học cơ sở, triển khai phổ cập giáo dục phổthông. Có biện pháp nâng cao chất lượng đào tạo bổ túc văn hoá và tại chức đảmbảo chất lượng đầu ra.

Nângcao chất lượng đào tạo các trường dạy nghề trên địa bàn tỉnh đủ sức thực hiện mục tiêu dạy nghề.Hoàn thành xây dựng trường dạy nghề thanh niên dân tộc của tỉnh. Liên kết vớimột số trường đại học trong nước mở 1 - 2 phân hiệu đại học tại tỉnh; xây dựngđội ngũ cốt cán, giảng viên, làm cơ sở để về lâu dài tiến tới thành lập trườngđại học đa ngành ở Đăk Nông. Đầu tư xây dựng và đưa vào hoạt động trường caođẳng cộng đồng Đăk Nông, trường trung học phổ thông chuyên, trung tâm giáo dụcthường xuyên của tỉnh, hoàn thành chương trình kiên cố hoá trường, lớp học vànhà công vụ cho giáo viên theo tiến độ.

Tiếptục triển khai công tác xã hội hoá giáo dục nhằm huy động các nguồn lực trong nhân dân để đầutư phát triển sự nghiệp giáo dục, phấn đấu trong giai đoạn 2011- 2015 mỗihuyện, thị có ít nhất 01 trường mầm non, 01 trường tiểu học ngoài công lập.

2- Nâng cao năng lực và hiệu quảhoạt động của khoa học công nghệ:

Chútrọng nghiên cứu và ứng dụng rộng rãi các thành tựu công nghệ sinh học phục vụ sản xuất nông nghiệp, thuỷsản. Đẩy nhanh nghiên cứu tuyển chọn và nhập khẩu các giống cây, con có năngsuất, chất lượng cao, áp dụng các tiến bộ công nghệ trong thâm canh, gia tăngsản lượng, cung cấp sản phẩm cho tiêu dùng và xuất khẩu. Nghiên cứu ứng dụngkhoa học, công nghệ tiên tiến để khai thác hợp lý và hiệu quả tài nguyên, bảovệ môi trường sinh thái, chú trọng lĩnh vực nông nghiệp và địa bàn nông thôn.

Xâydựng chiến lược đào tạo phát triển nguồn nhân lực và khoa học công nghệ, sử dụng và trọng dụng nhân tài nhằmkhuyến khích và phát huy sáng tạo, tăng nhanh số lượng và chất lượng các cảitiến, vận dụng sáng tạo ứng dụng khoa học kỹ thuật phục vụ yêu cầu phát triểnkinh tế, xã hội. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao hiệu quảhoạt động hoạt động quản lý, sản xuất kinh doanh và phát triển xã hội.

3- Chăm lo phát triển văn hoá, bảovệ nền tảng đạo đức xã hội:

Tiếp tục pháthuy và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, tạo điều kiện cho mọi người dân được tham gia cáchoạt động cộng đồng, xây dựng xã hội học tập, giáo dục sức khoẻ cộng đồng, thựchiện nghiêm pháp luật, phòng chống tham nhũng, đẩy lùi các tệ nạn xã hội. Từngbước xây dựng một xã hội văn hoá có lối sống văn minh, tôn trọng lợi ích cộngđồng.

Bảo tồn và phát huy các giá trị disản văn hoá dân tộclà nhiệm vụ quan trọng của hoạt động văn hoá, do đó cần tiếp tục đổi mới cáchoạt động văn hoá để giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc. Đầu tư cơ sở vật chất đểbảo quản giữ gìn tài liệu, hiện vật, di vật văn hoá tại cơ quan Bảo tàng củatỉnh và nhà truyền thống cấp huyện. Thực hiện các hình thức tôn vinh các nghệsỹ, nghệ nhân tiêu biểu. Xây dựng cụm tượng đài anh hùng Nơ Trang Lơng và anhhùng các dân tộc trên địa bàn thị xã Gia Nghĩa. Bên cạnh đó, phê phán đấu tranhvới những xu hướng xa rời với bản sắc văn hoá dân tộc. Phát triển mạnh thể dụcthể thao, kết hợp thể thao phong trào và thể thao thành tích cao; có chínhsách, cơ chế phù hợp để bồi dưỡng phát triển lực lượng huấn luyện viên, vậnđộng viên thể thao. Xây dựng Nhà thi đấu thể thao đa năng và sân vận động cấptỉnh; quy hoạch, bố trí quỹ đất và đầu tư xây dựng các điểm vui chơi giải trívà thể dục thể thao từ huyện đến xã.

Tăng cường hệ thống thông tin -truyền thông,đểchuyển kịp thời thông tin chính xác đến công chúng nhằm định hướng dư luận xãhội phù hợp với quan điểm của Đảng. Nâng cấp hệ thống phát thanh - truyềnthanh, truyền hình, báo chí và các hình thức thông tin khác.

4- Công tác bảo vệ chăm sóc sức khỏenhân dân:

Tập trung phát triển các nguồn lực ytế, trọng tâm làphát triển nguồn nhân lực và tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật y tế. Tiếp tụcđẩy mạnh công tác đào tạo cán bộ, nhất là cán bộ các chuyên khoa cho tuyếntỉnh, huyện và bác sỹ cho tuyến xã; phấn đấu đến năm 2015, các đơn vị sự nghiệpy tế tuyến tỉnh có trên 25% và tuyến huyện có trên 15% cán bộ chuyên khoa sauđại học, tuyến xã có trên 90% số xã có bác sỹ, 90% số xã đạt chuẩn quốc gia vềy tế. Phát triển y học cổ truyền dân tộc, kết hợp Đông - Tây y trong khám chữabệnh. Hoàn thành đưa vào sử dụng Bệnh viện đa khoa tỉnh và 5 huyện. Tranh thủcác kênh đầu tư đẩy nhanh tiến độ xây dựng các công trình y tế, cung cấp trangthiết bị đồng bộ cho các đơn vị sự nghiệp y tế từ tỉnh đến huyện và xã.

Tích cực và chủ động kiểm soát dịchbệnh, chú trọng đảmbảo an toàn vệ sinh thực phẩm, thực hiện tốt chương trình nước sạch tập trung,không để dịch lớn xảy ra; tăng cường chất lượng và hiệu quả các chương trình,dự án y tế nhằm tạo ra môi trường sức khỏe cộng đồng an toàn, cải thiện chấtlượng sức khỏe nhân dân; thực hiện tốt Chương trình mục tiêu y tế quốc gia.

Nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, tập trung mở rộng và nâng cao chấtlượng các dịch vụ y tế kỹ thuật cao; áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý,điều hành; phát huy truyền thống “lương y như từ mẫu” và y đức cho đội ngũ cánbộ, nhân viên y tế nhằm nâng cao chất lượng khám chữa bệnh phục vụ nhân dân,đặc biệt là các đối tượng chính sách. Khuyến khích và tạo mọi điều kiện để tổ chức,cá nhân tham gia đầu tư, xây dựng các cơ sở y tế nhằm tăng cường xã hội hóa củahoạt động y tế, đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh cho các tầng lớp nhân dân.

Tiếp tục thực hiện các giải phápkiềm chế tốc độ tăng dân số, xây dựng gia đình chỉ có 1 đến 2 con. Từng bước nâng caochất lượng dân số về thể chất, trí tuệ, đảm bảo cơ cấu dân số và phân bổ dân cưhợp lý giữa các vùng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội; mở rộng vànâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ trong lĩnh vực dân số, gia đình. Nâng caotrách nhiệm và tăng cường phối hợp giữa các cấp, các ngành và nhân dân, đồngthời huy động các thành phần kinh tế, tổ chức xã hội và nhân dân tham gia vàocông tác dân số, gia đình, phòng chống bạo lực gia đình, xây dựng gia đình vănhóa.

Thựchiện tốt công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em, tạo môi trường sinh hoạt lành mạnh, phù hợp với trẻem. Thực hiện đồng bộ, hiệu quả chương trình ngăn ngừa và giải quyết tình trạngtrẻ em lang thang, trẻ em bị xâm hại tình dục, bạo lực trẻ em, trẻ em phải laođộng nặng nhọc trong điều kiện độc hại, nguy hiểm.

5-Xóa đói, giảm nghèo; nâng cao đời sống, gắn với xây dựng nông thôn mới và buôn,bon toàn diện trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số:

Tiếp tục thực hiện Chương trình pháttriển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn trong giai đoạn 2011-2015, đảm bảođồng bào dân tộc thiểu số được hưởng lợi từ thành quả của quá trình phát triển,phấn đấu về cơ bản các xã có đủ các công trình, cơ sở hạ tầng thiết yếu, pháttriển các trung tâm cụm xã, quy hoạch bố trí lại dân cư; đẩy mạnh phát triểnsản xuất nông, lâm nghiệp, từng bước thu hẹp về khoảng cách về đời sống vậtchất và tinh thần giữa các dân tộc.

Xây dựng nông thôn mới theo hướng văn minh, từng bước hiệnđại, có kinh tế phát triển, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội tương đối đồng bộ;phấn đấu đến 2015 có 20% số xã đạt chuẩn nông thôn mới. Trước mắt xây dựng thíđiểm mô hình nông thôn mới gắn với xóa đói, giảm nghèo

tại một số xã để rút kinh nghiệm và nhân rộng.

Thực hiện tốt việc khoán rừng, giaorừng; hỗ trợ về đấtcanh tác, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt, chú trọng điều tra khảo sát quy hoạchcây trồng vật nuôi cho từng buôn, bon phù hợp. Tăng cường công tác khuyến nông,khuyến lâm, chuyển giao công nghệ và cung cấp thông tin nhằm hỗ trợ nâng cao tưduy sản xuất hàng hóa, trình độ sản xuất kinh doanh, tập quán làm ăn sinh sốngcủa đồng bào dân tộc thiểu số, làm cho đồng bào thực sự hưởng lợi từ quá trìnhtăng trưởng kinh tế.

Ưu tiên đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng đội ngũ cán bộ là con emđồng bào dân tộc thiểu số ngay tại địa phương. Đãi ngộ và sử dụng tốt đội ngũgià làng, trưởng bon, thực hiện tốt chính sách đại đoàn kết các dân tộc, đặcbiệt chú trọng đào tạo và có chính sách xây dựng đội ngũ cán bộ khuyến nông,văn hóa cơ sở là cán bộ trẻ có học vấn khá làm nòng cốt để nâng cao đời sốngvật chất, tinh thần cho đồng bào dân tộc thiểu số và vùng sâu, vùng xa. Tăngcường thông tin về chương trình xóa đói giảm nghèo bằng các phương pháp, hìnhthức tại các địa điểm thích hợp để đồng bào dễ tiếp cận. Khuyến khích tính tựlực, chủ động vươn lên thoát nghèo của đồng bào.

6- Về lao động việc làm và thực hiệncác chính sách xã hội:

Chú trọng đào tạo nghề, tạo việc làm cho người lao động, trước hết làcho nông dân, thanh niên. Đảm bảo không có sự phân biệt đối xử về giới trongviệc sử dụng lao động. Có cơ chế, chính sách nhà ở và phúc lợi xã hội để cảithiện đời sống người lao động trong các khu công nghiệp. Mở rộng hoạt động củacác trung tâm giới thiệu việc làm, tạo điều kiện phát triển thị trường laođộng. Nâng cao chất lượng nguồn lao động, đưa xuất khẩu lao động thành mộtchương trình đồng bộ theo hướng mở rộng sự tham gia của các thành phần kinh tếvà tạo nguồn lực quan trọng cho phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh.

Tăng cường mạng lưới an sinh xã hội thông qua phát triển và củng cố cácquỹ của xã hội và đoàn thể. Trợ giúp nhân đạo thường xuyên đối với người nghèo,người không có sức lao động và không nơi nương tựa, tổ chức, triển khai cáchoạt động của các quỹ này ngay tại làng, xã. Mở rộng sự tham gia và nâng caovai trò của các tổ chức xã hội trong việc phát triển mạng lưới an sinh xã hội.Tạo cơ hội để hộ nghèo tự lực vượt nghèo thông qua các chính sách trợ giúp vềphát triển cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, đất đai, tín dụng, dạy nghề, khuyếnnông… Đẩy mạnh công tác đào tạo, tập huấn cho người nghèo, nhất là phụ nữ vềkiến thức và sản xuất kinh doanh.

Cải thiện việc tiếp cận các dịch vụ xã hộicơ bản của người nghèo thôngqua các chính sách về y tế, giáo dục, nước sinh hoạt, nhà ở, đất đai, hạ tầngphục vụ dân sinh, thu hẹp chênh lệch trong việc sử dụng dịch vụ công và phúclợi xã hội, giữa các bộ phận dân cư. Tăng cường sự tham gia của người dân trongquá trình ra quyết định đối với dự án về xóa đói giảm nghèo.

Tiếptục đẩy mạnh công tác xã hội hóa để thực hiện các chính sách xã hội, thông qua các phongtrào “Đền ơn đáp nghĩa”, “Uống nước nhớ nguồn” nhằm huy động thêm các nguồn lựcđể nâng cao điều kiện sống cho người có công, người nghèo, đồng bào dân tộcthiểu số và nhân dân ở vùng sâu, vùng xa.

Đảmbảo quyền tự do tín ngưỡng và tự do không tín ngưỡng cho nhân dân. Tạo điều kiện cho cáctổ chức tôn giáo hoạt động tôn giáo tín ngưỡng theo đúng đường hướng hành đạovà pháp luật của Nhà nước.

III-TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUỐC PHÒNG - AN NINH VÀ ĐỐI NGOẠI.

Chăm lo xâydựng nền quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân và thế trận biênphòng toàn dân vững chắc: trọng tâm là xây dựng thực lực chínhtrị, xây dựng các lực lượng vũ trang của tỉnh vững mạnh toàn diện, cách mạng,chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại; chủ động đấu tranh làm thất bại âmmưu “Diễn biến hòa bình, bạo loạn lật đổ” của các thế lực thù địch, bảo vệ vữngchắc an ninh biên giới và chủ quyền lãnh thổquốc gia, không để xảy ra biểu tình, bạo loạn và vượt biên, xâm nhậptrái phép; đảm bảo an ninh nông thôn, kiên quyết đấu tranh với các loại tộiphạm; giữ vững trật tự an toàn xã hội từ tỉnh đến cơ sở.

Nâng cao hiệuquả công tác quản lý Nhà nước về quốc phòng - an ninh, gắn các quyhoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh và các địa phương với nhiệm vụ quốc phòng- an ninh, nâng cao chất lượng công tác bồi dưỡng, giáo dục kiến thức quốcphòng - an ninh cho cán bộ và nhân dân; tập trung đầu tư xây dựng các tiềm lựctrong khu vực phòng thủ, trong đó tiềm lực về kinh tế là cơ bản, tiềm lực vềquốc phòng - an ninh làm nòng cốt và tiềm lực chính trị tinh thần làm nền tảng;nâng cao chất lượng tổng hợp của các lực lượng vũ trang, lực lượng dân quân tựvệ và dự bị động viên; tổ chức diễn tập tác chiến phòng thủ đáp ứng yêu cầu bảovệ Tổ quốc trong tình hình mới.

Xây dựng và tổchức tốt các phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc; đấu tranh phòng chốngtội phạm, bảo đảm ổn định về an ninh chính trị, trật tự an toànxã hội; gắn cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sởvới xây dựng thôn, buôn, bon vững mạnh toàn diện; đẩy lùi tội phạm, hướng tớixây dựng xã hội sống, làm việc theo hiến pháp và pháp luật.

Chủ động mở rộng các mối quan hệ hợptác với tỉnh Mondulkiri theo hướng tăng cường quan hệ hợp tác giữa chính quyền, nhân dân và lựclượng vũ trang, đẩy mạnh hoạt động đối ngoại nhân dân, mở rộng quan hệ hợp táckinh tế bình đẳng, cùng có lợi nhằm phát triển mối quan hệ đoàn kết, gắn bó,hiểu biết, tin cậy lẫn nhau giữa chính quyền, nhân dân và lực lượng vũ trangcủa hai tỉnh, góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, bảo vệan ninh biên giới, phòng chống các loại tội phạm, vượt biên, xâm nhập, hoànthành công tác phân giới cắm mốc theo thỏa thuận của Chính phủ Cộng hòa xã hộichủ nghĩa Việt Nam và Vương quốc Campuchia, xây dựng đường biên giới hòa bình,hữu nghị.

IV- XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ HỆ THỐNG CHÍNHTRỊ.

A-NÂNG CAO NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO VÀ SỨC CHIẾN ĐẤU CỦA TỔ CHỨC ĐẢNG CÁC CẤP.

1- Tăng cường và nâng cao chất lượngcông tác tư tưởng;đẩy mạnh Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức HồChí Minh”.

Chủ động, sáng tạo, nâng cao hơn nữatính chiến đấu, sắc bén và tính thuyết phục của công tác tư tưởng, giữ vững vai trò định hướng củaĐảng trong lĩnh vực tư tưởng, thông tin, tuyên truyền, dư luận xã hội một cáchthường xuyên. Chăm lo củng cố sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng bộ, sự đồngthuận trong xã hội. Bám sát thực tiễn, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng để giảiđáp kịp thời những vướng mắc về tư tưởng của cán bộ, đảng viên và nhân dân; đấutranh khắc phục những biểu hiện phai nhạt lý tưởng, lối sống thực dụng, cơ hộichạy theo lợi ích cá nhân; chủ động và kiên quyết phê phán, bác bỏ những quanđiểm sai trái, luận điệu phản động, làm thất bại âm mưu “Diễn biến hòa bình”của các thế lực thù địch trên lĩnh vực tư tưởng văn hóa.

Tiếp tục thực hiện Cuộc vận động“Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; tăng cường các biện pháp tuyêntruyền, vận động, khơi dậy và phát huy tính tự giác rèn luyện của mỗi người;xây dựng các quy định về tiêu chuẩn đạo đức của cán bộ, đảng viên ở từng vị trícông tác và về quản lý, giám sát của cấp ủy, của nhân dân đối với cán bộ, đảngviên để tạo chuyển biến thực sự trong thực hiện cuộc vận động, mà trọng tâm là“làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; kiểm tra, sơ kết việc chỉ đạo điểm đểrút kinh nghiệm; phát hiện, nhân rộng các điển hình tiên tiến tập thể và cánhân trong quá trình tổ chức cuộc vận động. Bồi dưỡng lòng yêu nước, yêu nhândân,kiên định Chủ nghĩa Mác Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, giữvững độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; giáo dục đạo đức, phẩm chất cách mạngcho cán bộ, đảng viên và nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ.

2- Công tác tổ chức, cán bộ.Tiếp tục triển khai thực hiệncác nội dung đổi mới, kiện toàn bộ máy Đảng và của cả hệ thống chính trị,bảo đảm bộ máy tinh gọn, năng động, có hiệu lực, hiệu quả. Thường xuyên giữvững nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt Đảng, đổi mới và nâng cao năng lực lãnhđạo của Đảng bộ, phát huy tinh thần đoàn kết, giữ vững vai trò hạt nhân lãnhđạo của Đảng bộ. Đẩy mạnh công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng trong sạch -vững mạnh; đồng thời tiếp tục thực hiện Nghị quyết 02-NQ/TU của Tỉnh ủy vềđổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị gắn với xây dựng thôn, buôn,bon, tổ dân phố vững mạnh toàn diện. Chú trọng công tác xây dựng, củng cố tổchức cơ sở đảng trong các doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp ngoài quốc doanhvà doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Nâng cao chất lượng đảng viên mới,chú trọng phát triển đảng viên ở địa bàn nông thôn, đồng bào dân tộc thiểu số,phụ nữ, đoàn thanh niên, cán bộ khoa học kỹ thuật và đảng viên trong các doanhnghiệp ngoài quốc doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Căn cứ vào các tiêu chuẩn cán bộ docác cơ quan có thẩm quyền quy định, thực hiện một cách chặt chẽ từ khâu tuyểnchọn, bố trí, phâncông, phân cấp đến quy hoạch, bồi dưỡng, điều động, bổ nhiệm. Kết hợp chặt chẽgiữa đào tạo, bồi dưỡng và bố trí sử dụng cán bộ một cách hợp lý; chú ý cán bộtrẻ, cán bộ nữ, cán bộ là người dân tộc thiểu số. Có chính sách đãi ngộ, thuhút nhân lực có năng lực, trình độ chuyên môn cao về công tác tại tỉnh; trọngdụng nhân tài. Đẩy mạnh công tác luân chuyển cán bộ các cấp,nhằm tạođiều kiện nâng cao năng lực công tác của đội ngũ cán bộ. Tăng cường côngtác bảo vệ chính trị nội bộ, kiên quyết xử lý cán bộ, công chức, đảng viêntrong hệ thống chính trị thoái hóa biến chất, thiếu tinh thần trách nhiệm, biểuhiện địa vị, tranh chức, tranh quyền, gây mất đoàn kết nội bộ, bè phái cục bộđịa phương.

3- Tăng cường công tác kiểm tra,giám sát theotinh thần Nghị quyết số 14-NQ/TW ngày 30-7-2007 của Ban Chấp hành Trung ươngĐảng (khóa X). Chuyển biến mạnh mẽ, nâng cao nhận thức của cấp ủy, tổ chứcđảng, ủy ban kiểm tra các cấp, trước hết là người đứng đầu cấp ủy về công táckiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật trong Đảng. Nâng cao nhận thức về côngtác kiểm tra, giám sát, kỷ luật Đảng cả về lý luận, thực tiễn và kinh nghiệmcho cán bộ đảng viên. Tăng cường quản lý, giáo dục, rèn luyện đội ngũ cán bộ,đảng viên, nhằm chủ động phòng ngừa, ngăn chặn vi phạm.

Gắncông tác kiểm tra, giám sát của Đảng với vai trò, trách nhiệm của các tổ chứcđảng trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí theo tinh thần Nghị quyết Hội nghịlần thứ 3 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X). Nâng cao hiệu quả công táckiểm tra, giám sát trong Đảng. Chú trọng kiểm tra, giám sát người đứng đầu cấpủy, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể chính trị - xã hộiở các cấp trong việc lãnh đạo thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao.

Tập trung kiểm tra, giám sát việcchấp hành nghị quyết, chỉ thị, quy định của Đảngtrên các lĩnh vực như: chấp hànhnguyên tắc tổ chức và sinh hoạt Đảng; thực hành tiết kiệm, phòng, chống thamnhũng, lãng phí; cải cách hành chính và cải cách tư pháp; công tác tổ chức vàcán bộ; giải quyết khiếu nại, tố cáo; đầu tư xây dựng cơ bản và quản lý tàichính. Các cơ quan chức năng cần thực hiện Quy chế phối hợp để thực hiện tốtcông tác kiểm tra, giám sát.

Nângcao chất lượng tham mưu của ủy ban kiểm tra các cấp; tạo mọi điều kiện cho ủy ban kiểmtra thực hiện đầy đủ quyền hạn, trách nhiệm; đảm bảo chế độ, chính sách theoquy định; cải thiện điều kiện, phương tiện làm việc của ủy ban kiểm tra và cánbộ của ủy ban kiểm tra các cấp. Tiến hành công tác luân chuyển cán bộ kiểm tra;xây dựng đội ngũ cán bộ kiểm tra các cấp có phẩm chất chính trị, đạo đức, lốisống trong sáng, có năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng được yêucầu công tác kiểm tra, giám sát trong tình hình mới.

4-Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của hệ thốngchính trị;

Ràsoát, sửa đổi và thực hiện đồng bộ các quy chế, quy định, xác định rõ chứcnăng, nhiệm vụ, mối quan hệ lãnh đạo và quan hệ công tác giữa cấp ủy đảng, ban cán sự đảng,đảng đoàn với cơ quan chính quyền, mặt trận và các đoàn thể nhân dân ở các cấp,các ngành. Thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bìnhở các cấp, cấp trên luôn phải làm gương cho cấp dưới noi theo.

Đổimới sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, đảm bảo định hướng hoạt động của Hội đồng nhândân, tạo điều kiệncho Ủy ban nhân dân quản lý, điều hành và tổ chức thực hiện thắng lợi các nhiệmvụ đề ra; phát huy tinh thần tự chủ, sáng tạo của Mặt trận và các đoàn thể nhândân trong việc kiện toàn tổ chức và đổi mới phương thức hoạt động, có cơ chếlãnh đạo và quản lý phù hợp với từng loại tổ chức hội.

Đềphòng và khắc phục khuynh hướng tổ chức đảng buông lỏng sự lãnh đạo hoặc baobiện làm thay, cũngnhư khuynh hướng các cơ quan Nhà nước, mặt trận, các đoàn thể quần chúng thụđộng, né tránh trách nhiệm. Tiếp tục đổi mới phương pháp lãnh đạo, phong cách,lề lối làm việc của Đảng bộ theo hướng thực sự dân chủ, kỷ cương, thiết thực,sâu sát cơ sở, sâu sát quần chúng; làm việc có chương trình, kế hoạch, có trọngtâm, trọng điểm, nói đi đôi với làm.

B-PHÁT HUY SỨC MẠNH ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN TỘC, TIẾP TỤC ĐỔI MỚI PHƯƠNG THỨC CÔNGTÁC DÂN VẬN CỦA ĐẢNG VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA MẶT TRẬN VÀ CÁC ĐOÀN THỂ.

1- Tiếp tục “Phát huy sức mạnh đạiđoàn kết toàn dân tộc vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dânchủ, văn minh”.Động viên nhân dân tham gia các phong trào thi đua yêu nước, làm kinh tế giỏi,phát triển kinh tế đi liền với phát triển văn hóa - xã hội; mỗi người, mỗi hộđều phấn đấu làm giàu cho mình, cho cộng đồng và đất nước. Chăm lo và bảo vệlợi ích hợp pháp của các tầng lớp nhân dân, bảo đảm công bằng xã hội; tôn trọngvà phát huy vai trò gương mẫu của những người có uy tín trong cộng đồng dân cư,các dân tộc, các tôn giáo…

2- Phát huy dân chủ xã hội chủnghĩa: đẩy mạnhtuyên truyền, giáo dục, phổ biến kịp thời các chủ trương, chính sách của Đảngvà Nhà nước về phát huy dân chủ trong cán bộ, đảng viên, nhân dân. Xây dựng cáchình thức tổ chức và triển khai cơ chế để nhân dân thực hiện quyền dân chủ trêncác lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉđạo của các cấp ủy đảng đối với chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thểchính trị - xã hội trong thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở; gắn liền thực hiệnQuy chế dân chủ ở xã, phường, thị trấn với việc thực hiện các nhiệm vụ chínhtrị, phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở.

Tăng cường và nâng cao chất lượng công tác dân vậncủa Đảng, công tác dân vận của chính quyền và các tổ chức của hệ thống chínhtrị, phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng làm công tác dân vận. Gắn công tácdân vận với kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chính sách phát triển kinh tế- xã hội, xóa đói, giảm nghèo, chính sách dân tộc, tôn giáo, công tác cán bộ.Các cấp, các ngành quán triệt sâu sắc và tổ chức thực hiện tốt các Nghị quyếtcủa Trung ương và Chương trình hành động của Tỉnh ủy về thanh niên, công nhân,trí thức, phụ nữ, nông dân…

3- Đổi mới nội dung, phương thức,nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thểchính trị - xã hội theo hướng tập trung cho cơ sở, đa dạng hóa hình thức tập hợp quầnchúng; tổ chức, động viên quần chúng thực hiện thắng lợi đường lối của Đảng,chính sách, pháp luật của Nhà nước, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của cáctầng lớp nhân dân, của đoàn viên, hội viên; tham gia tích cực vào công tác xâydựng Đảng, xây dựng chính quyền; khắc phục tình trạng hành chính hóa, phôtrương, hình thức. Các cơ quan Đảng và Nhà nước cần giải quyết kịp thời cácphản ánh của Mặt trận và các đoàn thể về những tâm tư, nguyện vọng chính đángcủa nhân dân.

Triển khai thực hiện việc giám sátvà phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội vànhân dân đối vớihoạch định chủ trương, chính sách, quyết định lớn của Đảng bộ. Tập trung xâydựng, củng cố, kiện toàn các tổ chức cơ sở của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thểchính trị - xã hội vững mạnh, thu hút ngày càng nhiều đoàn viên, hội viên thamgia sinh hoạt.

Quan tâm đào tạo, bồi dưỡng đội ngũcông nhân, công chức, viên chức, nâng cao bản lĩnh chính trị, trình độ học vấn, chuyên môn,kỹ năng nghề nghiệp, tác phong công nghiệp, kỷ luật lao động; kiện toàn xâydựng tổ chức bộ máy công đoàn các cấp vững mạnh để chăm lo bảo vệ quyền, lợiích người lao động.

Phát huy vai trò của giai cấp nôngdân, hỗ trợ, khuyếnkhích nông dân học nghề, chuyển dịch cơ cấu lao động, tiếp nhận và ứng dụngtiến bộ khoa học công nghệ; tạo điều kiện để Hội Nông dân phát huy vai trò nòngcốt trong sản xuất nông nghiệp, xây dựng phát triển nông thôn mới.

Xây dựng đội ngũ trí thức lớn mạnh,đáp ứng yêu cầu phát triển địa phương. Trọng dụng trí thức trên cơ sở đánh giá đúng phẩm chất,năng lực và kết quả cống hiến. Coi trọng vai trò tư vấn, phản biện, giám địnhxã hội của liên hiệp các hội khoa học - kỹ thuật tỉnh trong việc hoạch định chủtrương, kế hoạch, chương trình, chính sách của Đảng bộ, chính quyền và các dựán phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội.

Làm tốt công tác giáo dục lý tưởng,truyền thống cách mạng, đạo đức và lối sống; tạo điều kiện học tập, lao động, phát triển thểlực, trí tuệ cho thế hệ trẻ. Khuyến khích, cổ vũ thanh niên xung kích, sángtạo, làm chủ khoa học, công nghệ hiện đại. Nâng cao trình độ mọi mặt và đờisống vật chất, tinh thần của phụ nữ, vai trò của phụ nữ trong việc xây dựng giađình và nuôi dạy con. Phát huy truyền thống Bộ đội Cụ Hồ, tích cực tham gia xâydựng Đảng bộ, chính quyền các cấp. Động viên cựu chiến binh giúp nhau làm kinhtế, cải thiện đời sống; thể hiện vai trò nòng cốt ở cơ sở, tích cực góp phầngiáo dục lý tưởng cho thanh niên.

C- XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHÍNH QUYỀNTHẬT SỰ LÀ CHÍNH QUYỀN CỦA DÂN.

1- Tiếp tục củng cố, kiện toàn vànâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành của bộ máy chính quyền các cấp; chăm lo xây dựng bộ máy chínhquyền cơ sở, gắn với đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cấp xã, phường, thị trấn, đápứng với yêu cầu cải cách hành chính. Thực hiện tốt Luật Cán bộ công chức và cácquy định của Trung ương về công tác cán bộ trong khâu tuyển dụng, quy hoạch,đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng cán bộ, công chức phải đạt tiêu chuẩn chức danh;xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất đạo đức tốt, bản lĩnh chính trịvững vàng và trình độ chuyên môn cao đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạncách mạng mới. Nâng cao chất lượng hoạt động của đại biểu và các kỳ họp Hộiđồng nhân dân các cấp.

2- Đẩy mạnh công tác cải cách hành chính,thực hiện khoán biên chế và kinh phí ở tất cả các cơ quan hành chính cấp tỉnh,huyện. Thựchiện nguyên tắc công khai, minh bạch trong hoạt động của các cơ quan quản lýNhà nước. Phân cấp mạnh và giao quyền chủ động hơn nữa cho chính quyền địaphương, nhất là trong việc quyết định các vấn đề về ngân sách, tài chính, đầutư, nguồn nhân lực… Triển khai thực hiện cơ chế kiểm tra, thanh tra, giám sátnhằm tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính. Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệthông tin, hiện đại hóa nền hành chính Nhà nước.

3- Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo côngtác phòng, chống tham nhũng, lãng phí; tích cực kiểm tra có trọng tâm, trọng điểm việcthực hiện công tác này ở các cấp, các ngành, tập trung những lĩnh vực, địa bàndễ phát sinh vi phạm. Làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng caonhận thức cho các cấp ủy, tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể chính trị - xãhội, nhất là người đứng đầu và cán bộ, đảng viên, công chức về phòng, chốngtham nhũng, lãng phí; thực hiện nghiêm Luật Phòng, chống tham nhũng và LuậtThực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Phát hiện và kiên quyết xử lý nghiêm minhcác trường hợp tham nhũng. Phát huy vai trò của các đoàn thể chính trị - xãhội, cơ quan báo chí và nhân dân trong công tác phòng, chống tham nhũng, lãngphí.