Đề xuất các giải pháp phát triển cây dược liệu theo chuỗi giá trị
Thời sự Đắk Nông - Ngày đăng : 16:13, 31/08/2022
Nhiệm vụ này do TS. Trần Thị Hoàng Mai, Trường Đại học Vinh làm chủ nhiệm. Đề tài được thực hiện từ tháng 6/2020-6/2022.
Các thành viên Hội đồng tham gia phản biện tại cuộc họp |
Đề tài đã tập trung đánh giá thực trạng, chính sách và giải pháp thúc đẩy các hình thức hợp tác, liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm từ cây dược liệu của Đắk Nông trong thời gian qua; đồng thời, bổ sung, hoàn thiện chính sách, giải pháp thúc đẩy phát triển các hình thức hợp tác, liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm trong thời gian tới.
Được biết, Đắk Nông là địa phương có nhiều tiềm năng, lợi thế phát triển cây dược liệu như: atiso, gừng, sả, nghệ, sâm Ngọc Linh, ngũ vị tử, thông đỏ, đinh lăng… Mặc dù, tỉnh Đắk Nông đã có những chủ trương, chính sách phát triển sản xuất cây dược liệu, nhưng chính sách phát triển liên kết sản xuất và tiêu thụ vẫn còn hạn chế, nhất là về phát triển chuỗi giá trị sản phẩm, mở rộng thị trường, tiếp cận thông tin…
Đề tài đã đề xuất 8 nhóm giải pháp chính để thực hiện các định hướng bảo tồn và phát triển cây dược liệu ở Đắk Nông, bao gồm: năng lực thực thi thị trường; đất đai; thu hút đầu tư, phát triển công nghệ; giải quyết lao động nông thôn; cải thiện thể chế về hợp tác và liên kết; huy động nguồn lực hỗ trợ đầu tư phát triển…