Thành phố trực thuộc Trung ương có diện tích lớn Việt Nam sau sáp nhập tỉnh thành

Chính sách - Ngày đăng : 15:31, 21/04/2025

Dưới đây là thành phố trực thuộc Trung ương có diện tích lớn Việt Nam sau sáp nhập tỉnh thành.

Thành phố trực thuộc Trung ương có diện tích lớn Việt Nam sau sáp nhập tỉnh thành

Theo Nghị quyết 60-NQ/TW ngày 12/4/2025 của Hội nghị lần thứ 11 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII. Đã thống nhất cả nước còn 34 tỉnh, thành sau sáp nhập kèm với đó là danh sách dự kiến tên gọi và trung tâm hành chính của các tỉnh, thành mới.

Trong đó, Việt Nam vẫn sẽ còn 06 thành phố trực thuộc Trung ương. Tuy nhiên thì chỉ có TP. Hà Nội và TP. Huế là được giữ nguyên, 04 thành phố còn lại đã có thay đổi về diện tích, dân số sau sáp nhập tỉnh, thành.

TT

Tên tỉnh, thành mới

(Tỉnh, thành được hợp nhất)

Diện tích

(Km2)

Dân số

(người)

1

TP. Hồ Chí Minh

(Bình Dương + TPHCM + Bà Rịa - Vũng Tàu)

6.772,6

13.608.800

2

TP. Hà Nội

3.359,84

8.435.650

3

TP. Hải Phòng

(Hải Dương + TP. Hải Phòng)

3.194,7

4.102.700

4

TP. Cần Thơ

(Sóc Trăng + Hậu Giang + TP. Cần Thơ)

6.360,8

3.207.000

5

TP. Đà Nẵng

(Quảng Nam + TP. Đà Nẵng)

11.859,6

2.819.900

6

TP. Huế

4.947,11

1.160.220

Như vậy, theo bảng số liệu trên thì TP. Đà Nẵng sẽ là thành phố trực thuộc Trung ương có diện tích lớn nhất Việt Nam sau sáp nhập tỉnh, thành.

Về dân số, TP. HCM sẽ là địa phương có dân số đông nhất cả nước sau khi sáp nhập với hai tỉnh Bình Dương và Bà Rịa – Vũng Tàu, lên tới hơn 13,6 triệu người.

Thành phố trực thuộc Trung ương có diện tích lớn Việt Nam sau sáp nhập tỉnh thành

Thành phố trực thuộc Trung ương có diện tích lớn Việt Nam sau sáp nhập tỉnh thành (Hình từ internet)

Tiêu chuẩn để lên thành phố trực thuộc Trung ương theo quy định

Tiêu chuẩn thành phố trực thuộc Trung ương được quy định tại Nghị quyết 1211/2016/UBTVQH13Nghị quyết 27/2022/UBTVQH15 bao gồm:

(1) Quy mô dân số

Thành phố trực thuộc Trung ương có dân số từ 1.000.000 người trở lên.

(2) Diện tích tự nhiên

Thành phố trực thuộc Trung ương có diện tích tự nhiên từ 1.500 km2 trở lên.

Theo Tổng cục Thống kê, diện tích tự nhiên của 05 thành phố trực thuộc Trung ương lần lượt là Hà Nội 3.359,82 km2; Hải Phòng 1.526,52 km2; Đà Nẵng 1.284,73 km2; TP.Hồ Chí Minh 2.095,39 km2; Cần Thơ 1.440,40 km2.

(3) Đơn vị hành chính trực thuộc

Thành phố trực thuộc Trung ương có số đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc có từ 09 đơn vị trở lên.

Tỷ lệ số quận, thị xã, thành phố trực thuộc trên tổng số đơn vị hành chính cấp huyện từ 60% trở lên, trong đó có ít nhất là 02 quận.

(4) Đã được công nhận là đô thị loại đặc biệt hoặc loại I; hoặc khu vực dự kiến thành lập thành phố trực thuộc trung ương đã được phân loại đạt tiêu chí của đô thị loại đặc biệt hoặc loại I.

(5) Cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội đạt quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị quyết 1211/2016/UBTVQH13. Cụ thể:

- Cân đối thu chi ngân sách: Dư;

- Thu nhập bình quân đầu người năm so với cả nước: 1,75 lần;

- Mức tăng trưởng kinh tế trung bình 3 năm gần nhất (%): Đạt bình quân của cả nước;

- Tỷ lệ hộ nghèo trung bình 3 năm gần nhất (%): Đạt bình quân của cả nước;

- Tỷ trọng công nghiệp, xây dựng và dịch vụ trong cơ cấu kinh tế: 90%;

- Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp nội thành, nội thị, thị trấn, quận và phường: 90%.

Lưu ý:Nghị quyết 27/2022/UBTVQH15 có tiêu chí đặc thù đối với thành phố trực thuộc trung ương.

Cụ thể, Thành phố trực thuộc trung ương có 02 yếu tố đặc thù sau đây thì mức tối thiểu của tiêu chuẩn quy mô dân số, tiêu chuẩn tỷ lệ số quận, thị xã, thành phố trực thuộc trên tổng số đơn vị hành chính cấp huyện bằng 50% mức quy định tại khoản 1 và điểm b khoản 3 Điều 4 của Nghị quyết 1211/2016/UBTVQH13; các tiêu chuẩn khác thực hiện theo quy định tại Mục 2 (Tiêu chuẩn của đơn vị hành chính đô thị):

- Có di sản văn hóa vật thể được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp quốc (UNESCO) công nhận;

- Được xác định là trung tâm du lịch quốc tế trong quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.