Hướng dẫn xử lý tài sản khi sắp xếp tổ chức bộ máy của Tòa án nhân dân tối cao
Chính sách - Ngày đăng : 10:02, 19/03/2025
Hướng dẫn xử lý tài sản khi sắp xếp tổ chức bộ máy của Tòa án nhân dân tối cao (Hình từ Internet)
Tòa án nhân dân tối cao ban hành Công văn 79/TANDTC-KHTC ngày 14/3/2025 về việc triển khai hướng dẫn xử lý tài sản khi thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy.
![]() | Công văn 79/TANDTC-KHTC |
Hướng dẫn xử lý tài sản khi sắp xếp tổ chức bộ máy của Tòa án nhân dân tối cao
Ngày 28/2/2025, Bộ Tài chính có Công văn 2454/BTC-QLCS ngày 28/02/2025 về việc hướng dẫn xử lý tài sản khi thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy.
![]() | Công văn 2454/BTC-QLCS |
Tòa án nhân dân tối cao đề nghị đề nghị Thủ trưởng các đơn vị dự toán trực thuộc Tòa án nhân dân tối cao, Chánh án Toà án nhân dân cấp cao tại Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh, Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo đơn vị mình và các đơn vị thuộc phạm vi quản lý nghiên cứu, triển khai văn bản nêu trên.
Trong quá trình triển khai thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị các đơn vị báo cáo về Tòa án nhân dân tối cao (thông qua Cục Kế hoạch - Tài chính) để được giải quyết.
Xem thêm tại Công văn 79/TANDTC-KHTC ban hành ngày 14/3/2025.
Nguyên tắc xử lý tài sản khi thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy
Nguyên tắc xử lý tài sản khi thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy theo Công văn 2454/BTC-QLCS ngày 28/02/2025 như sau:
- Các cơ quan, đơn vị thuộc đối tượng sắp xếp tổ chức bộ máy có trách nhiệm thực hiện thực hiện kiểm kê, phân loại, lập đầy đủ hồ sơ đối với tài sản thuộc quyền quản lý, sử dụng của cơ quan theo các nhóm:
(1) Tài sản của cơ quan, đơn vị (bao gồm cả tài sản đang sử dụng để cho thuê, liên doanh, liên kết, khai thác);
(2) Tài sản phát hiện thừa thiếu qua kiểm kê;
(3) Tài sản không phải của cơ quan (tài sản nhận giữ hộ, tài sản mượn, tài sản thuê của tổ chức, cá nhân khác...).
Trên cơ sở kết quả kiểm kê, phân loại tài sản, cơ quan, đơn vị thuộc đối tượng sắp xếp, tinh gọn bộ máy có trách nhiệm:
(i) Xử lý tài sản phát hiện thừa/thiếu qua kiểm kê (ghi nhận vào tài sản của cơ quan, đơn vị đối với tài sản phát hiện thừa; ghi giảm tài sản trên sổ kế toán và không tổng hợp vào tài sản của cơ quan, đơn vị đối với tài sản phát hiện thiếu);
(ii) Trả lại tài sản cho tổ chức, cá nhân khác đối với tài sản giữ hộ, mượn;
(iii) Chấm dứt việc thuê tài sản (nếu được sự thống nhất của bên cho thuê và việc chấm dứt thuê không làm ảnh hưởng tới hoạt động của cơ quan, đơn vị);
(iv) Bảo vệ, bảo quản tài sản của cơ quan, đơn vị tránh để mất, thất thoát tài sản.
Việc quản lý, xử lý đối với tài sản của cơ quan, đơn vị (bao gồm cả tài sản phát hiện thừa qua kiểm kê) và tài sản thuê của tổ chức, cá nhân khác mà không chấm dứt việc thuê được thực hiện tương ứng với từng hình thức sắp xếp tổ chức bộ máy.
- Căn cứ mô hình sắp xếp tổ chức bộ máy chính thức đã được cấp có thẩm quyền quyết định, các cơ quan, đơn vị thuộc đối tượng sắp xếp tổ chức bộ
máy có trách nhiệm bàn giao nguyên trạng tài sản cho cơ quan, đơn vị theo mô hình tổ chức bộ máy mới, bảo đảm sau khi sắp xếp mọi hoạt động của bộ máy nhà nước được thực hiện thông suốt, ổn định, hiệu quả. Trường hợp cơ quan, đơn vị theo mô hình tổ chức bộ máy mới không có nhu cầu tiếp nhận tài sản thì bàn giao tài sản cho cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp hoặc cơ quan, đơn vị được Bộ, cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao nhiệm vụ tiếp nhận, xử lý tài sản khi sắp xếp tổ chức bộ máy.
- Khi bàn giao, tiếp nhận tài sản giữa các cơ quan, đơn vị phải lập biên bản bàn giao, tiếp nhận giữa các bên theo Mẫu biên bản bàn giao, tiếp nhận tài sản ban hành kèm theo Nghị định 151/2017/NĐ-CP; tuyệt đối không để xảy ra tình trạng thất thoát tài sản khi thực hiện sắp xếp.