Giá gas hôm nay 17/3: Tăng nhẹ phiên đầu tuần

Thương mại - Dịch vụ - Ngày đăng : 11:57, 17/03/2025

Theo ghi nhận mới nhất, giá khí tự nhiên trên thị trường thế giới đảo chiều tăng gần 1% trong phiên giao dịch đầu tuần. Mexico có tiềm năng xuất khẩu LNG nhờ khí đốt rẻ tiền và chuyển tuyến ngắn, nhưng có nguy cơ xảy ra ro chính trị, bạo lực và chi phí cao. Mỹ Latinh có thể vẫn nhập LNG để làm giảm lượng và hạ tầng yếu.

Thị trường thế giới

Ghi nhận trên trang Oilprice.com vào lúc 11h11 ngày 17/3/2025 (giờ Việt Nam), giá khí tự nhiên thế giới tiếp đảo chiều tăng nhe 0,78% (tương đương 0,032 USD) lên mức 4.136 USD/mmBTU.

Giá gas hôm nay 173 Tăng nhẹ phiên đầu tuần
Nguồn: Oilprice.com

Trong thập kỷ qua, Mỹ Latinh đã thu hút sự chú ý nhờ vai trò quan trọng trong quá trình điện khí hóa toàn cầu, đặc biệt là nguồn cung lithium. Tuy nhiên, khu vực này ít được nhắc đến trong ngành công nghiệp LNG.

Hiện tại, chỉ Peru và Trinidad & Tobago xuất khẩu LNG, trong khi Brazil vẫn là nước nhập khẩu lớn dù có công suất tái hóa khí cao nhất khu vực. Tuy nhiên, Mexico có tiềm năng trở thành cường quốc LNG nhờ các dự án trên Bờ biển Thái Bình Dương. Kế hoạch xây dựng năm nhà ga xuất khẩu LNG có thể đưa nước này vào nhóm các nhà xuất khẩu hàng đầu, với nguồn khí đốt giá rẻ từ lưu vực Permian (Mỹ). Khí đốt tại trung tâm Waha có giá gần bằng 0 hoặc âm do dư thừa sản lượng, nhưng khi xuất khẩu sang châu Á, giá có thể đạt 10-14 USD/MMBtu, mang lại lợi nhuận lớn. Ngoài ra, hành trình từ Mexico đến châu Á ngắn hơn tới 55% so với tuyến từ Bờ Vịnh Hoa Kỳ, giúp giảm 1 USD/MMBtu chi phí vận chuyển.

Dù có lợi thế, ngành LNG của Mexico đối mặt với nhiều rủi ro như bạo lực băng đảng, rủi ro chính trị và chi phí tăng cao. Dự án Energía Costa Azul tại Baja California đã nhiều lần bị trì hoãn và đội vốn, đặt ra câu hỏi về tính khả thi của các dự án tương tự.

Nhìn chung, Mỹ Latinh có thể vẫn là nước nhập khẩu khí đốt ròng do sản lượng suy giảm, địa hình phức tạp và thiếu kết nối khu vực. Nếu không có sự phát triển mới, nhập khẩu LNG có thể tăng từ 5,2 tỷ lên 12 tỷ ft³/ngày vào năm 2035. Các chính phủ khu vực cần cân bằng giữa việc phát triển ngành LNG và đáp ứng nhu cầu nội địa khi nguồn thủy điện trở nên kém ổn định do biến đổi khí hậu, theo Oilprice.com.

Giá gas trong nước

Do giá gas thế giới giảm nhẹ, nhiều doanh nghiệp đã điều chỉnh giá gas bán lẻ trong nước giảm trong tháng 3, đây là tháng thứ hai trong năm 2025 giá gas giảm. Trong tháng 1/2025, giá gas đã giảm 3.500 đồng/12kg, nguyên nhân là do giá gas thế giới đã giảm 12,5 USD/tấn so với tháng 12/2024.

Cụ thể, giá gas bình Petrolimex bán lẻ (đã bao gồm VAT) tháng 3/2025 tại thị trường Hà Nội là 457.400 đồng/bình dân dụng 12kg; 1.829.600 đồng/bình công nghiệp 48kg , lần lượt giảm 2.700 đồng/bình 12kg và 10.500 đồng/bình 48kg (đã bao gồm VAT).

Tương tự như vậy, giá gas City Petro, Vimexco, Vina Pacific Petro tại Công ty cổ phần Thương mại dầu khí Thái Bình Dương (Gas Pacific Petro) giảm 167 đồng/kg.

Cụ thể, bình 6kg sẽ giảm 1.000 đồng/bình và giá bán mới là 275.500 đồng/bình 6kg; bình 12kg giảm 2.000 đồng/bình, còn 491.500 đồng/bình 12 kg; bình 45kg giảm 7.500 đồng, còn 1.842.000 đồng/bình 45kg; bình 50kg giảm 8.000 đồng/bình, còn 2.046.500 đồng/bình 50kg.

Cùng với xu hướng giảm, Công ty cổ phần Kinh doanh khí miền Nam (Gas South) thông báo điều chỉnh giảm giá gas bán lẻ với mức giảm từ 167 đồng/kg so với tháng trước, tương đương mức giảm từ 2.000 đồng/bình 12kg và 7.500 đồng/bình 45kg.

Sau điều chỉnh, giá gas bán lẻ đến tay người tiêu dùng dao động 475.400 đồng/bình 12kg và 1.784.111 đồng/bình 45kg (đã bao gồm VAT) tại khu vực miền Đông Nam Bộ. Mức giá mới này áp dụng cho các nhãn hiệu gas của công ty, bao gồm: Gas Dầu Khí, VT - Gas, A Gas và JP Gas.

Giá gas bán lẻ trong nước giảm, mang lại tín hiệu tích cực cho cả người tiêu dùng và các doanh nghiệp. Đặc biệt giai đoạn sau Tết, khi các hộ gia đình trở lại với nhịp sống thường ngày và các doanh nghiệp khôi phục hoạt động, việc giá gas giảm sẽ giúp tiết kiệm chi phí sinh hoạt và chi phí sản xuất.

Hoàng Hậu