Hành tây ngâm giấm có tác dụng gì?

Mẹo vặt - Ngày đăng : 09:50, 23/02/2025

Hành tây và giấm đều là những loại gia vị dùng trong nấu ăn, khi kết hợp chúng với nhau sẽ tạo ra hỗn hợp đem tới nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Công dụng của hành tây

Hành tây vị cay ngọt, tính bình, không độc, lợi vào can, tỳ và tâm, nên kiện tỳ vị, trừ đờm, giải độc, hoạt huyết. Loại hành này có giá trị dinh dưỡng cao, được các nước Âu Mỹ mệnh danh là “Nữ hoàng rau củ”.

Hành tây vị cay ngọt, tính bình (Nguồn ảnh: Epochtimes)
Hành tây vị cay ngọt, tính bình (Nguồn ảnh: Epochtimes)

Hành tây không chỉ chứa vitamin, axit amin, chất xơ, protein, canxi, sắt và phốt pho, mà còn chứa hai thành phần đặc biệt là prostaglandin A và quercetin.

Theo các chuyên gia, cứ 100g hành tây chứa khoảng 1,1g protein, 88g nước, 8mg vitamin C, 0,02mg carotene, 0,9g cellulose, 0,03mg vitamin B1, 0,14mg vitamin E, 24mg canxi, 0,23mg kẽm và 0,6mg sắt, 147mg kali, 20mg vitamin B, 15mg magie, 39mg phốt pho.

Ăn hành tây thường xuyên mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể dưới đây:

+ Tăng cường khả năng miễn dịch

+ Bổ sung canxi, giúp xương chắc khỏe

+ Ngăn ngừa cảm lạnh

+ Hỗ trợ hạ huyết áp

+ Ngăn ngừa ung thư

Công dụng của giấm

Giấm là gia vị không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày, nó cũng đem lại một số lợi ích cho sức khỏe tiêu biểu dưới đây:

+ Giảm cholesterol

+ Hỗ trợ hạ huyết áp

+ Kiểm soát cân nặng

+ Hỗ trợ kiểm soát đường huyết

+ Tăng cảm giác thèm ăn, thúc đẩy tiêu hóa

Hành tây ngâm giấm có tác dụng nổi bật gì?

Hành tây và giấm đều có những công dụng riêng đối với sức khỏe. Khi ngâm hành tây trong giấm có thể kích thích ăn ngon miệng, giải cảm, trừ lạnh, chống lão hóa.

Hành tây và giấm đều có những công dụng riêng đối với sức khỏe (Nguồn ảnh: Epochtimes)
Hành tây và giấm đều có những công dụng riêng đối với sức khỏe (Nguồn ảnh: Epochtimes)

Những tác dụng chính của hành tây ngâm giấm như sau:

Hạ huyết áp và làm chậm quá trình đông máu

Chất sunfua trong hành tây có tác dụng làm chậm quá trình đông máu, giúp máu sạch hơn. Các axit amin trong hành tây có thể ngăn chặn quá trình oxy hóa của hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu.

Acid citric trong giấm có thể ức chế sự tập kết tiểu cầu, giúp máu lưu thông trơn tru. Sau khi quá trình tuần hoàn máu của cả cơ thể được cải thiện, áp lực lên thành mạch máu giảm xuống, huyết áp tự nhiên cũng giảm theo.

Hành tây còn chứa quercetin và glutathione cùng các thành phần chống oxy hóa khác, có thể tăng cường khả năng miễn dịch và chống lão hóa. Châu Đông Khoan (Zhou Dongkuan) - bác sĩ nội khoa đang làm việc tại Nhật Bản cho biết, kết quả nghiên cứu cho thấy, trong số những người ăn hành tây mỗi ngày, có rất nhiều người có tuổi mạch máu trẻ hơn 10~20 tuổi so với những người không ăn.

Hỗ trợ hạ đường huyết

Diallyl disulfide và quercetin trong hành tây có thể làm giảm lượng đường và lipid dư thừa trong máu. Axit axetic trong giấm và chất xơ trong hành tây đều có thể ức chế và làm chậm quá trình tăng lượng đường trong máu sau bữa ăn.

Glutathione trong hành tây có tác dụng thúc đẩy quá trình tiết insulin. Sự kết hợp giữa hành và giấm có thể đạt được tác dụng kép cho sức khỏe, kiểm soát lượng đường trong máu và giúp ích cho việc giảm cholesterol.

Cải thiện mỡ máu, giảm cân

Bản thân hành tây là một loại thực phẩm phù hợp để giảm cân. Các oligosacarit trong hành tây có vị ngọt, nhưng lượng calo chưa bằng một nửa đường, và chúng hầu như không được cơ thể hấp thụ.

Diallyl sulfide có thể làm giảm lượng lipid và đường dư thừa trong cơ thể, đồng thời loại bỏ phù nề. Quercetin có thể ức chế cơ thể hấp thụ lipid, đồng thời nâng cao hiệu quả đốt cháy chất béo trong cơ thể. Bệnh nhân mỡ máu cao sau khi ăn hành tây ngâm giấm cũng có những cải thiện đáng kể.

Bác sĩ Châu Đông Khoan (Zhou Dongkuan) còn liệt kê nhiều tác dụng khác của hành tây ngâm giấm như tăng cường khả năng miễn dịch, điều chỉnh môi trường đường ruột, phòng ngừa và cải thiện tình trạng lạnh tay chân. Một số tác dụng khác phải kể đến như hiệu quả làm đẹp da, cải thiện chóng mặt và ù tai, giảm mỏi mắt, cải thiện đau khớp, loại bỏ chứng mất ngủ và cảm giác bồn chồn.

Thu Hiền(Nguồn Epochtimes)

Thu Hiền(Nguồn Epochtimes)