Giá sầu riêng hôm nay 6/2: Xuất khẩu đầu năm gặp nhiều khó khăn

Nông nghiệp - Nông thôn - Ngày đăng : 09:08, 06/02/2025

Xuất khẩu đầu năm gặp nhiều khó khăn, đặc biệt với sầu riêng - mặt hàng chủ lực. Nguyên nhân là do nhiều nước đã siết chặt kiểm định về chất lượng hoa quả nhập khẩu từ Việt Nam.
Giá sầu riêng hôm nay 62 Xuất khẩu đầu năm gặp nhiều khó khăn

Giá sầu riêng hôm nay 6/2, các kho thu mua sầu riêng tùy vào nhu cầu, nên giá tùy thuộc vào nhu cầu của kho đó. Sầu Thái A có giá cao nhất ở mức 90.000 đồng/kg.

Giá thu mua sầu riêng  ở khu vực ĐBSCL như sau:  Ri6 A ở mức 60.000 - 62.000 đồng/kg và sầu riêng Ri6 B ở mức 40.000 -42.000 đồng/kg; Ri6 C-D thương lượng. Hàng kem có giá từ 10.000 đồng/kg.

Sầu riêng Thái A có giá 70.000 - 90.000 đồng/kg, loại B có giá  47.000 - 60.000 đồng/kg, loại C-D 35.000- 40.000 đồng/kg.             

 Thái Lột múi A-B có giá  48.000 – 50.000 đồng/kg, loại C-D có giá 35.000 – 40.000 đồng/kg; Hàng kem từ 10.000 – 13.000 đồng/kg.

Xuất khẩu đầu năm gặp nhiều khó khăn, đặc biệt với sầu riêng - mặt hàng chủ lực. Nguyên nhân là do nhiều nước đã siết chặt kiểm định về chất lượng hoa quả nhập khẩu từ Việt Nam. Tháng 2 này, kim ngạch xuất khẩu rau quả có thể sẽ tiếp tục giảm do nhu cầu tiêu thụ ít sau Tết Nguyên đán . Tuy nhiên, riêng sầu riêng dự báo sẽ tăng mạnh trong những tháng tiếp theo. Đặc biệt là trong tháng 4, khi các tỉnh thành miền Tây Nam bộ bắt đầu mùa thu hoạch sầu riêng chính vụ

Kết quả sụt giảm bất ngờ của ngành rau quả - vốn đạt mức xuất khẩu kỷ lục trong năm qua - phần lớn đến từ những thay đổi quy định giám sát chất lượng từ các nước nhập khẩu. Như câu chuyện Trung Quốc - thị trường nhập khẩu hơn 60% sản lượng rau quả của Việt Nam - tăng cường kiểm định chất lượng với hai chất là cadimi và vàng ô.

Nhiều lô hàng sầu riêng đang gặp cảnh ách tắc tại cửa khẩu khi Trung Quốc tăng cường kiểm định chất lượng với cadimi và vàng ô. Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu đã tạm dừng bán sầu riêng sang thị trường này trong tháng đầu năm.

Không chỉ Trung Quốc, nhiều thị trường khác cũng nâng tiêu chuẩn nhập khẩu. Như Mỹ cấm 7 hoạt chất dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và yêu cầu mã số vùng trồng, mã số đóng gói do Bộ Nông nghiệp Mỹ cấp. Châu Âu tăng tỷ lệ kiểm tra thuốc bảo vệ thực vật trên nhiều loại trái cây từ 10% lên 20%.

Hoàng Hậu (t/h)