Kinh tế

Đắk Nông tập trung gỡ vướng 425 dự án chồng lấn quy hoạch khoáng sản

Lê Dung 06/01/2025 06:56

Những vướng mắc trong chồng lấn quy hoạch khai thác khoáng sản đang được Đắk Nông quyết liệt tháo gỡ với những giải pháp linh hoạt.

Thách thức trong quy hoạch

Quy hoạch tỉnh Đắk Nông đã xác định ba động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế; trong đó, sẽ tập trung đầu tư hoàn thiện chuỗi giá trị sản xuất bô xít - alumin -nhôm, sau nhôm; trở thành trung tâm công nghiệp nhôm của quốc gia.

Đắk Nông đang con nhiều vướng mắc trong đầu tư tổ hợp dự án bô xít - alumin - nhôm trên địa bàn
Đắk Nông đang tập trung đầu tư hoàn thiện chuỗi giá trị sản xuất bô xít - alumin -nhôm, sau nhôm

Theo thống kê, Đắk Nông hiện có khoảng 2.396 km2 đã được đánh giá xác định tài nguyên, trữ lượng bôxít, chiếm khoảng 1/3 diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Trong Quy hoạch 866, tổng diện tích khu vực phân bố quặng bô xít là hơn 1.670 km2, chiếm 25% diện tích tự nhiên của Đắk Nông.

Với thân quặng mỏng, phân bố rộng khắp trên đỉnh đồi, sườn đồi nên diện tích có quặng bô xít không tránh khỏi bao trùm lên các mỏ khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường và các khu vực diễn ra hoạt động kinh tế, xã hội khác. Đây là nguyên nhân chủ yếu gây lên tình trạng chồng lấn giữa các quy hoạch tại Đắk Nông.

Khai thác bô xít ở tầm xa sẽ tốn chi phí vận chuyển rất lớn, làm tăng giá thành sản phẩm và giảm hiệu quả kinh t
Quặng bô xít trải rộng, chiếm khoảng 1/3 diện tích tự nhiên toàn tỉnh Đắk Nông

Cụ thể, Đắk Nông đang có 425 dự án đầu tư công có nhu cầu sử dụng đất phục vụ cho các công trình, với diện tích đất chồng lấn với quy hoạch bô xít chiếm khoảng 6.692 ha.

Các dự án nằm trong khu vực chồng lấn chủ yếu liên quan tới phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh, dự án sử dụng vốn đầu tư công, sử dụng vốn ngân sách, kể cả các công trình, dự án trọng điểm quốc gia đã được Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư…

Thêm vào đó, tại Quy hoạch 1757 đã phê duyệt 232 mỏ khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường cho Đắk Nông, với tổng trữ lượng 239 triệu m3. Tuy nhiên, 83 trong số đó lại bị chồng lấn với quy hoạch bôxít, khiến nhiều khu vực mỏ vật liệu san lấp khó có thể khai thác.

dji_0883.jpg
Đắk Nông đang đẩy mạnh thu hút các nhà đầu tư vào triển khai các dự án liên quan tới bô xít

Để tháo gỡ những vướng mắc, Đắk Nông đã có nhiều văn bản, báo cáo Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành; trong đó, có 3 nhóm vấn đề mà Đắk Nông mong được giải quyết.

Đó là: khó khăn về giải pháp thu hồi, bảo vệ khoáng sản để thực hiện các dự án trong vùng quy hoạch bô xít; khó khăn về khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường trong vùng quy hoạch bô xít; khó khăn trong cấp phép, điều chỉnh chủ trương đầu tư các dự án phát triển kinh tế, xã hội.

Dự kiến đến năm 2030 sẽ đưa vào vận hành Nhà máy Điện phân nhôm Đắk Nông. Đồng thời, Nhà máy Alumin Nhân Cơ sẽ nâng công suất từ 650.000 tấn/năm lên 2 triệu tấn/năm. Tỉnh cũng sẽ đầu tư mới các dự án nhà máy alumin Đắk Nông 2, 3, 4, 5 gắn với các khu vực, cụm mỏ khai thác theo quy hoạch.

Ứng xử linh hoạt

Ngày 23/4/2024, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 333/QĐ-TTg, giao nhiệm vụ cụ thể cho Bộ TN-MT, nhằm tăng cường quản lý vùng khoáng sản, giải quyết vướng mắc trong khai thác tài nguyên.

img_6139.jpg
Thứ trưởng Bộ Công thương Trương Thanh Hoài (ngoài cùng bên trái) thực địa các dự án bô xít tại Đắk Nông

Theo quyết định, Bộ TN-MT sẽ phối hợp xem xét, đề xuất các hình thức hạn chế, cấm hoặc tạm thời cấm hoạt động khai thác khoáng sản ở những khu vực có tính chất đặc thù. Quyết định này nhằm bảo vệ tài nguyên quý giá, bảo đảm cho sự phát triển bền vững và giảm thiểu ảnh hưởng tới môi trường.

Đồng thời, triển khai đề án khoanh định tọa độ khép góc cho các khu vực sẽ cấp phép khai thác. Việc này nhằm giảm diện tích đất bị ảnh hưởng bởi hoạt động khai thác, trong khi vẫn bảo đảm khai thác đúng khu vực đã quy hoạch.

Ngoài ra, các khu vực không chứa khoáng sản hoặc khoáng sản có trữ lượng phân tán, thấp và không mang lại hiệu quả kinh tế cũng được loại bỏ khỏi quy hoạch.

khai-truong-alumin (1)
Việc triển khai đề án khoanh định tọa độ khép góc cho các khu vực sẽ cấp phép khai thác sẽ giúp giảm diện tích đất bị ảnh hưởng,vừa bảo đảm khai thác khoáng sản trong quy hoạch

Phần diện tích đã loại bỏ khỏi quy hoạch khoáng sản sẽ được phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Địa phương có thể triển khai các dự án phát triển kinh tế, xã hội trên phần diện tích này.

Tiến sĩ Đỗ Nam Bình, đại diện Cục Công nghiệp (Bộ Công thương) cho hay, với những định hướng này, thời gian tới, Đắk Nông cần đẩy nhanh việc lựa chọn các nhà đầu tư khai thác, chế biến quặng bô xít. Việc làm này nhằm sớm triển khai khai thác, hoàn trả quỹ đất cho địa phương thực hiện các dự án phát triển kinh tế, xã hội.

Ông Bình cũng thông tin, địa phương phải tiếp tục chủ động rà soát, báo cáo cơ quan có thẩm quyền hướng dẫn các nội dung liên quan đến phương án bảo vệ, tập kết, lưu trữ khoáng sản thu hồi nhưng chưa sử dụng trong quá trình thi công dự án đầu tư theo quy định.

Cùng với đó là xem xét, quyết định hình thức hạn chế hoạt động khoáng sản để trước mắt tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc liên quan đến thực hiện dự án phát triển kinh tế tại địa phương.

TUV, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Trọng Yên nhấn mạnh rằng, trong thời gian tới, các ngành và địa phương cần tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền để cộng đồng dân cư hiểu rõ hơn về quy hoạch bô xít cũng như tiềm năng phát triển của tỉnh.

Qua đó, khuyến khích người dân đề xuất và hiến kế các giải pháp nhằm giúp Đắk Nông tháo gỡ khó khăn trong quá trình triển khai quy hoạch và thực thi Luật Địa chất Khoáng sản khi có hiệu lực.

O YEN MT

Đồng thời, các ngành và địa phương cần phối hợp chặt chẽ, chủ động đồng hành với các kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành liên quan để tìm hướng xử lý hiệu quả, vừa bảo đảm khai thác, vừa bảo vệ nguồn tài nguyên bô xít của tỉnh.

“Đắk Nông hiện có 425 dự án bị ảnh hưởng bởi quy hoạch bô xít, chứ ko phải tất cả. Do đó, những vướng mắc này, chúng ta phải có cách ứng xử linh hoạt để tháo gỡ. Từ đó, ưu tiên cho việc triển khai các dự án cấp bách, các công trình trọng điểm cho địa phương”, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Trọng Yên cho biết.

Lê Dung