Nhiều nông sản Đắk Nông đang được sản xuất bài bản theo các tiêu chuẩn nông nghiệp an toàn, bền vững và đáp ứng các tiêu chuẩn châu Âu.
Mô hình sản xuất cà phê nông lâm kết hợp tại xã Thuận An, huyện Đắk Mil (Đắk Nông)HTX Nông sản hữu cơ Bechamp Đắk Nông, xã Trường Xuân, huyện Đắk Song (Đắk Nông) hướng dẫn thành viên ứng dụng công nghệ sinh học vào sản xuất cà phêNông dân Đắk Nông ứng dụng công nghệ vào tưới nước tiết kiệm cho cà phêNhiều người dân ở Đắk Nông sử dụng phân bón hữu cơ để trồng và chăm sóc cà phêHuyện Tuy Đức (Đắk Nông) hiện có 3.610ha mắc ca, trong đó có 1.480ha cho thu hoạch, sản lượng đạt hơn 2.113 tấnĐắk Nông hiện có khoảng 400ha ca cao được trồng chủ yếu tại huyện Krông Nô, Đắk Mil, Đắk Song. Ca cao được sản xuất hữu cơ và đáp ứng quy định không gây mất rừngHạt ca cao phơi trên giàn lưới của HTX nông nghiệp Krông Nô, huyện Krông Nô (Đắk Nông)Đắk Nông hiện có 143.000ha cà phê và hầu hết được hình thành từ trước năm 2020. Nhiều diện tích cà phê của Đắk Nông sản xuất bền vững, đạt tiêu chuẩn châu ÂuCà phê được người dân Đắk Nông áp dụng các quy trình sản xuất sơ chế, chế, chế biến theo hướng chất lượng cao, đáp ứng chất lượng xuất khẩuLô hàng cà phê xuất khẩu của HTX Nông nghiệp Công Bằng Thuận An, huyện Đắk Mil (Đắk Nông)Sản xuất cao su tại Công ty Cổ phần Cao su Daknoruco, huyện Đắk Mil (Đắk Nông)Vùng sản xuất cà phê ứng dụng công nghệ cao rộng 335ha tại xã Thuận An, huyện Đắk Mil (Đắk Nông). Vùng cà phê này đã được xác lập cơ sở để đáp ứng quy định EUDR
Ngày 29/6/2023, EUDR quy định cấm nhập khẩu những mặt hàng nông sản có quy trình sản xuất trên đất có nguồn gốc từ phá rừng và gây suy thoái rừng gồm: chăn nuôi bò, ca cao, cà phê, dầu cọ, cao su, đậu nành và gỗ. Quy định được áp từ tháng 31/12/2025, riêng đối với các doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ là từ 30/6/2026.