Kinh tế

Những việc Đắk Nông cần làm ngay để thích ứng quy định EUDR

Trần Thị Thoan 03/01/2025 09:18

Dù đã nỗ lực nhưng để thích ứng hiệu quả với quy định của châu Âu về chống phá rừng (EUDR), Đắk Nông còn nhiều việc phải làm cả trước mắt và lâu dài.

Nhiều việc phải làm

Hạn cuối để các doanh nghiệp lớn thực hiện quy định EUDR là ngày 30/12/2025, các doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ là ngày 30/6/2026.

Từ thời điểm này, các công ty không thể xuất khẩu cà phê vào thị trường châu Âu nếu không chứng minh được sản phẩm của họ không liên quan đến nạn phá rừng sau ngày 31/12/2020.

Thời gian chỉ còn 1 năm trong khi đó khối lượng công việc là rất lớn, nhiều việc tỉnh Đắk Nông cần phải hành động nhanh, hiệu quả, chính xác để đáp ứng quy định này.

cacao.jpg
Hạn cuối để các doanh nghiệp lớn xuất khẩu chuẩn bị tuân thủ quy định EUDR là ngày 30/12/2025

Theo ông Phạm Tuấn Anh, Giám đốc Sở NN - PTNT, tỉnh đã sớm có nhiều hoạt động nhằm sớm thích ứng với các quy định của EUDR. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều một khối lượng lớn việc phải làm để đáp ứng các tiêu chí khác nhau.

Cụ thể, việc thực hiện quy định EUDR vẫn còn gặp phải nhiều khó khăn, thách thức. Đó là văn bản hướng dẫn và tài liệu có liên quan còn hạn chế.

Cơ sở dữ liệu về rừng và vùng trồng của tỉnh chưa được đồng bộ, chi tiết đến từng lô, mảnh vườn. Việc truy xuất nguồn gốc và đăng ký mã số vùng trồng tỉnh đang gặp nhiều khó khăn.

Sự tham gia, đồng hành của các bên có liên quan; doanh nghiệp thu mua, xuất khẩu còn nhiều hạn chế. Nguồn lực, kỹ thuật để thực hiện các nội dung, giải pháp can thiệp cần thiết của tỉnh trong vấn đề ứng xử với quy định EUDR gặp khó khăn.

5 khâu quan trọng

Theo các chuyên gia, có 5 khâu quan trọng Đắk Nông cần làm ngay để thích ứng với quy định EURD: xây dựng và công nhận cơ sở dữ liệu về vùng trồng; thiết lập tiêu chí phân vùng theo mức độ rủi ro phù hợp với thực tế của địa phương cho các ngành hàng; xây dựng cơ sở dữ liệu vườn cây; xây dựng và triển khai hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm theo vùng; xây dựng cơ chế chia sẻ và phản hồi thông tin sản phẩm.

Trước hết, Đắk Nông cần nhanh chóng xây dựng bộ dữ liệu chuẩn về rừng và vùng trồng không gây mất rừng. Bộ dữ liệu này đòi hỏi cụ thể, chính xác, bảo đảm tính thống nhất, cập nhật hàng năm để các doanh nghiệp thuận lợi trong xuất khẩu cà phê.

z6007706866207_4983d2c8d3f80a331973de00b2097828.jpg
Ông Bùi Đức Hào, đại diện Tổ chức Sáng kiến thương mại bền vững Việt Nam (IDH) cho rằng, bộ dữ liệu về rừng, vùng trồng đồng bộ là rất quan trọng

Liên quan đến điều này, tại Hội thảo về quy định EUDR diễn ra ở TP. Gia Nghĩa vào tháng 11/2024, ông Bùi Đức Hào, đại diện Tổ chức Sáng kiến thương mại bền vững Việt Nam (IDH) cho rằng, có được bộ dữ liệu đồng bộ về rừng, vùng trồng là rất quan trọng.

Theo ông Hào, IDH đã triển khai dự án xây dựng cơ sở dữ liệu vùng trồng tại Lâm Đồng và Đắk Lắk. IDH đã xây dựng bộ khung dữ liệu về rừng và vùng trồng.

Dữ liệu gồm nền tảng về quy hoạch sử dụng đất nông, lâm nghiệp; rừng, địa chính, đất chưa có trích lục địa chính. Đây là những kinh nghiệm, cách làm để Đắk Nông có thể học hỏi, tham khảo, định hình cách làm phù hợp trong đáp ứng quy định EUDR.

dsc_1151-4b98629d6251872e7537ccad5d8e430e.jpg
Ca cao là một trong nhưng loại nông sản của Đắk Nông chịu tác động bởi quy định EUDR

Cũng tại hội thảo trên, ông Bạch Thanh Tuấn, Phó Chủ tịch Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam cho rằng, Đắk Nông đã tích cực hành động để thích ứng với EUDR nhưng điều cần thiết nhất vẫn là sự phối hợp để cho ra bộ dữ liệu về rừng, vùng trồng chuẩn.

Đắk Nông cần hỗ trợ các địa phương, doanh nghiệp đề xuất khung hành động của Bộ NN-PTNT về quy định EUDR và luật hóa nó để đi vào cuộc sống một cách bài bản.

TRANG 3
Đồ họa: Nguyễn Hiền

Việc áp dụng khoa học công nghệ là cần thiết nhằm số hóa, chính xác số liệu, dữ liệu trong nước, quốc tế về vùng sản xuất nông nghiệp của tỉnh.

Ông Nguyễn Tiến Dũng, Giám đốc Phát triển nông nghiệp, Công ty TNHH MVT Xuất nhập khẩu Simexco Đắk Lắk, cho rằng, doanh nghiệp cần tích cực hơn trong việc tham gia các hoạt động liên quan đến quy định EUDR.

Ông Nguyễn Tiến Dũng, Giám đốc Phát triển nông nghiệp, Công ty TNHH MVT xuất nhập khẩu Simexco Đắk Lắk cho rằng, bộ dữ liệu chính xác, không trùng lặp là rất cần thiết

Hiện nay, nhiều doanh nghiệp mong muốn tỉnh có được số liệu cụ thể, chính xác, không trùng lặp về vùng trồng để đáp ứng được các nội dung, điều kiện chính của quy định EUDR: tọa độ, nguồn gốc xuất xứ, lao động, thỏa thuận...

Ông Trương Tất Đơ, Cục Lâm nghiệp, Bộ NN - PTNT cho rằng, Cục sẽ phối hợp tích cực với Đắk Nông xây dựng bản đồ các vùng trồng theo kiểu đáp ứng tốt, nguy cơ, nguy cơ cao. Chính quyền, ngành chức năng Đắk Nông sớm xác nhận cụ thể diện tích sản xuất nông nghiệp từng vùng để bảo đảm sự thống nhất, hợp pháp về dữ liệu.

z6007858311825_9fc596ac32b673d37c83f24ca301e8fb.jpg
Đắk Nông tích cực tham vấn ý kiến các bên để có bộ dữ liệu vùng trồng chuẩn để thích ứng với quy định EUDR

Thông tin thêm nội dung này, ông Phạm Tuấn Anh, Giám đốc Sở NN - PTNT khẳng định, đơn vị đang đẩy mạnh phối hợp với các sở, ngành, địa phương để có được con số thống nhất, rõ ràng và bước đầu đã có kết quả.

Từ đây, tỉnh có được cơ sở dữ liệu và bản đồ diện tích có nguồn gốc phá rừng sau 30/12/2020. Tỉnh xây dựng bản đồ rừng và đất rừng toàn tỉnh để tích hợp vào cơ sở dữ liệu quốc gia, tạo hệ thống dữ liệu, bản đồ và thông tin rừng đáp ứng các yêu cầu quy định EUDR.

Từ bộ dữ liệu, tỉnh dễ dàng thực hiện các bước tiếp theo để xây dựng và công nhận cơ sở dữ liệu về vùng trồng; xây dựng cơ sở dữ liệu vườn cây gồm định vị GPS, Polygon cho từng vườn cây; xây dựng cơ chế chia sẻ và phản hồi thông tin…

z6007374644885_e2bc8c172e880347e5c3652a8cfeeefc.jpg
Sở NN - PTNT đang chủ động phối hợp với các đơn vị có liên quan tham mưu UBND tỉnh điều chỉnh khung kế hoạch hành động thích ứng với quy định EUDR

Giám đốc Sở NN - PTNT Phạm Tuấn Anh thông tin, đơn vị đang chủ động phối hợp với các cơ quan có liên quan tham mưu UBND tỉnh điều chỉnh khung kế hoạch hành động thích ứng với quy định EUDR phù hợp với thời gian quy định.

Sở NN - PTNT phối hợp với IDH xây dựng kế hoạch phối hợp trong việc hỗ trợ tỉnh Đắk Nông tạo cơ sở dữ liệu vùng trồng và truy xuất nguồn gốc đáp ứng yêu cầu quy định EUDR.

Trước mắt, hai bên thống nhất thực hiện tại 1 - 2 huyện ở Đắk Nông. Từ các mô hình này sẽ định hướng, đề xuất các giải pháp can thiệp hỗ trợ các khu vực khác.

dsc_1238.jpg
Cơ sở dữ liệu vùng trồng và truy xuất nguồn gốc đáp ứng yêu cầu quy định EUDR là một yêu cầu căn cơ

Trong khuôn khổ Dự án Quản lý cảnh quan bền vững toàn diện thông qua cách tiếp cận địa bàn phát triển bền vững không gây mất rừng tại Lâm Đồng và Đắk Nông, Việt Nam (iLandscape), Sở NN - PTNT cùng với sự hỗ trợ của Bộ NN-PTNT, IDH và UNDP đã đạt được sự đồng thuận về xây dựng diễn đàn ngành hàng cà phê cấp tỉnh.

Đây là một trong các bước đi chiến lược nhằm tăng cường sự phối hợp giữa các bên liên quan, bảo đảm hoạt động sản xuất và thương mại cà phê bền vững, phù hợp với quy định EUDR.

Trần Thị Thoan