Kinh tế

Cà phê Đắk Nông rộn ràng niềm vui

Nguyễn Thị Hiền XB 28/12/2024 10:31

Cà phê tiếp tục đem đến một vụ mùa thắng lợi cho Đắk Nông và khẳng định vị thế chủ lực của ngành Nông nghiệp tỉnh.

mt.jpg

Cà phê tiếp tục đem đến một vụ mùa thắng lợi cho Đắk Nông và khẳng định vị thế chủ lực của ngành Nông nghiệp tỉnh.

tit 1

Gắn bó hàng chục năm trời với cây cà phê, ông Trần Quốc Hùng, ở thôn Đức Vinh, xã Đức Mạnh, huyện Đắk Mil đã chứng kiến sự thăng trầm của cây trồng này qua nhiều thập kỷ.

dsc02561.jpg
Vườn cà phê trĩu quả của ông Trần Quốc Hùng, ở thôn Đức Vinh, xã Đức Mạnh, huyện Đắk Mil (Đắk Nông)

Riêng vụ cà phê năm nay đem đến cho ông cảm xúc của niềm vui, niềm hạnh phúc khi vừa được mùa, được giá.

Thành quả năm nay khiến ông vui mừng khó tả bởi những năm tháng lao động cần mẫn đã đơm hoa, kết trái.

Vườn cà phê của ông Hùng rộng hơn 1ha. Ông trồng gần 1.200 cây cà phê giống M38 cách đây 6 năm. Năm nay, vườn cà phê của ông Hùng dự kiến cho thu hoạch khoảng 4,5 tấn nhân.

Ông Hùng cho biết: "Năm nay, vườn cà phê đạt cả năng suất, chất lượng và giá nên tôi rất vui. Năm nay có thể nói là một năm thắng lợi của tôi và nhiều người làm cà phê ở Đắk Nông".

1-1-.jpg
Nhiều người dân Đắk Nông đã đầu tư công nghệ để sơ chế cà phê

Ông Hùng thuộc diện những nông dân tiến bộ và ham học hỏi. Ông thường xuyên tìm hiểu cách sản xuất cà phê hiệu quả, chất lượng để áp dụng trên vườn cây.

"Dù năm nay thắng lợi nhưng có thể nói là thành quả của cả một quá trình lao động của gia đình sau nhiều năm chăm bón cho cà phê", ông Hùng chia sẻ.

Rẫy cà phê cách khá xa nhà nhưng ngày nào anh Hồ Trang Long, ở thị trấn Đắk Mil, huyện Đắk Mil cũng vào. Anh Long có hơn 1.000 cây cà phê trồng xen với hồ tiêu. Cà phê của gia đình anh đang cho thu hoạch khoảng 3,5 tấn nhân/ha.

7(1).jpg

Hiện nay, anh Long áp dụng quy trình sản xuất cà phê bền vững, cắt cỏ để duy trì độ ẩm cho đất. Anh sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu hợp lý. Ngoài ra, anh Long còn hái cà phê với tỷ lệ quả chín cao để nâng cao chất lượng sản phẩm.

Để đề phòng mất trộm cà phê, anh đầu tư làm cổng, rào lưới quanh rẫy để bảo vệ tài sản. Anh Long cho biết: "Tôi rất vui vì sau những năm tháng lao động vất vả, gắn bó với cà phê đã có thành quả tốt. Năm nay giá như thế này thì nông dân có lãi cao".

dsc02598.jpg
Anh Hồ Trang Long, ở thị trấn Đắk Mil, huyện Đắk Mil (Đắk Nông) rất vui vì sau những năm tháng lao động vất vả, gắn bó với cà phê đã có thành quả tốt

Tỉnh Đắk Nông có điều kiện về đất, khí hậu phù hợp với nhiều loại cây trồng, đặc biệt đất đỏ bazan thích hợp cho việc phát triển cà phê. Cà phê là một trong 4 cây trồng chủ lực của tỉnh.

Niên vụ cà phê 2024 toàn tỉnh có khoảng 143.000ha, trong đó cho thu hoạch 131.000ha, sản lượng ước đạt hơn 343.000 tấn. Sản lượng cà phê có giảm nhẹ cục bộ ở một số vùng do hạn hán.

Thế nhưng, qua đánh giá của ngành Nông nghiệp, vụ cà phê năm nay đem đến thắng lợi lớn cho Đắk Nông. Cà phê Đắk Nông mang đến nguồn thu nhập cho khoảng 400.000 hộ dân.

info-san-luong-caphe.jpg
tit 2

Cà phê Đắk Nông không chỉ là cây trồng chủ lực, mang lại thu nhập cao cho người dân mà còn là niềm tự hào chung của tỉnh. Thành quả của cây cà phê cũng là sự nỗ lực không ngừng của người dân, sự hỗ trợ của các cấp chính quyền.

dsc04309-1-.jpg
Đắk Nông đang tập trung phát triển các vùng sản xuất cà phê đặc sản

Thời gian qua, Đắk Nông đã triển khai nhiều dự án sản xuất cà phê ứng dụng công nghệ cao.

Tỉnh xây dựng các vùng sản xuất cà phê đạt các tiêu chuẩn như VietGAP, GlobalGAP, RA, hữu cơ...

Đến năm 2024, diện tích cà phê của tỉnh đạt các tiêu chuẩn chứng nhận chất lượng là gần 29.000ha, sản lượng trên 85.000 tấn/vụ. Cà phê ngày càng đáp ứng yêu cầu của thị trường và tạo nền tảng phát triển vững chắc.

cf-1-.jpg
HTX Nông nghiệp thương mại công bằng Đắk Ka, huyện Đắk R'lấp (Đắk Nông) sản xuất cà phê đặc sản

Năm 2024, giá cà phê liên tục tăng cao. Có thời điểm giá cà phê đạt trên 130.000 đồng/kg. Các doanh nghiệp xuất khẩu Đắk Nông hi vọng kim ngạch xuất khẩu cà phê đạt 5 tỷ USD trong năm 2024.

Giá cà phê tăng cao và duy trì tương đối ổn định trên 100.000 đồng/kg là yếu tố giúp người dân yên tâm đầu tư vào cây trồng này một cách bài bản hơn.

6.jpg

Điều này giúp cây cà phê phát triển bền vững, nâng cao chất lượng và giá trị, góp phần thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu phát triển kinh tế năm 2024 của tỉnh.

Giá cà phê cao cũng tạo động lực để các HTX, doanh nghiệp và người dân cùng liên kết sản xuất cà phê theo chuỗi giá trị bền vững.

Các mô hình liên kết sẽ giúp tối ưu hóa quá trình sản xuất, chế biến và tiêu thụ cà phê. Từ đó, mang lại lợi ích lâu dài cho cả người trồng và các doanh nghiệp cà phê.

z6047968812926_2f6b7f36bf874e5d471522dc8e41d8c0.jpg
Đắk Nông có 17 sản phẩm cà phê của 12 chủ thể được chứng nhận OCOP

Ông Ngô Xuân Đông, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Đắk Nông cho biết, năm nay giá cà phê ở mức cao kỷ lục, mang lại niềm vui lớn cho người trồng cà phê tỉnh Đắk Nông.

Đây là cơ hội để Đắk Nông nâng cao giá trị sản phẩm, cải thiện đời sống nông dân và phát triển ngành hàng cà phê theo hướng chuyên nghiệp và chất lượng cao.

dji_0764.jpg

Đắk Nông có 15 nhãn hiệu cà phê được đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Tỉnh đang thực hiện các bước để xây dựng Chỉ dẫn địa lý cà phê Đắk Nông. Đắk Nông đã xây dựng 25 chuỗi liên kết cà phê, với khoảng 13.284ha, sản lượng 40.788 tấn/vụ, chiếm 12,8% sản lượng cà phê toàn tỉnh...

Trong thời gian tới, ngành Nông nghiệp tỉnh Đắk Nông tiếp tục triển khai thực hiện các định hướng và giải pháp để ngành hàng cà phê phát triển theo quy hoạch, nâng cao chất lượng, giá trị, cân bằng cung cầu.

Trong đó, ngành Nông nghiệp tập trung đa dạng các hình thức tổ chức sản xuất, liên kết theo chuỗi giá trị.

BIEU DO (HUY -HIEN) (11).jpgMOI

Tỉnh liên kết, hợp tác giữa doanh nghiệp với hộ nông dân để phát triển chuỗi giá trị cà phê theo dạng sản xuất - chế biến - tiêu thụ. Tỉnh hình thành các vùng sản xuất cà phê tập trung gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Đắk Nông cũng tập trung phát triển các vùng sản xuất cà phê đặc sản…

Nhóm phóng viên

8.jpg

Nguyễn Thị Hiền XB