Đắk Nông là tỉnh ở cực Nam của tây Nguyên. Theo thống kê sơ bộ, có 725 loài thực vật, nấm, khoáng vật có công dụng làm thuốc và nhiều loại dược liệu quý hiếm nằm trong sách đỏ Việt Nam được tìm thấy trên địa bàn tỉnh Đắk Nông.
Các thành viên cùng nhau trao đổi về cây dược liệu vừa được phát hiện thu háiCây nhân trần nhiều lá bắc còn gọi là nhân trần tía, nhân trần Tây Ninh... có vị cay, hơi đắng, mùi thơm, tính ấm, tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, lợi mật, kích thích tiêu hóa. Toàn cây nhân trần bỏ rễ chữa viêm gan, vàng da, ăn uống kém tiêu, sốt, cảm cúm, ngộ độc.Công dụng của cây nấm linh chi: Ổn định huyết áp, cân bằng chỉ số cholesterol, hạn chế nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tăng cường chức năng cho gan và thận, phòng ngừa bệnh đường hô hấp như hen suyễn...Cùng nhau hái cây thuốc quý cốt toái bổDược liệu sau khi thu hái về sẽ được bà Nguyễn Thị Băng, Chủ tịch HĐQT HTX Dược liệu An Phúc Khang, xã Đắk Ha, huyện Đắk Glong sơ chế chế sạch sẽ và đem đi chế biếnNhân viên Công ty TNHH MTV Đầu tư phát triển Đại Thành, xã Đắk Lao (Đắk Mil) sản xuất rượu dược liệu (Ảnh tư liệu)Bà Mai Thị Thái (bên trái), thôn 8, xã Đắk Búk So, huyện Tuy Đức trồng nấm linh chi dưới tán rừng mang lại hiệu quảSản phẩm chế biến từ cây dược liệu của Hợp tác xã Dược liệu An Phúc Khang, xã Đắk Ha, huyện Đắk Glong (Ảnh tư liệu)Dưới tán rừng Đắk Nông hiện có nhiều dược liệu quý