Kinh tế

Nông nghiệp công nghệ cao Đắk Nông - Từ nghị quyết đến cuộc sống

Đức Hùng 30/11/2024 21:44

Nghị quyết về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (NNƯDCNC) của Đắk Nông đã đi vào cuộc sống một cách thiết thực, để lại nhiều kết quả rõ rệt.

CNCNQTINHUY (2)

Nghị quyết về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (NNƯDCNC) của Đắk Nông đã đi vào cuộc sống một cách thiết thực, để lại nhiều kết quả rõ rệt.

Bản sao của TitEmegazin (3)

Đầu năm 2022, Công ty Cổ phần Nông nghiệp sạch Đắk Nông, xã Đắk Nia, TP. Gia Nghĩa (Đắk Nông) đầu tư xây dựng 2 khu nhà màng rộng hơn 4.500 m2.

dsc07661.jpg
Sản xuất ớt trong nhà kính của Công ty Cổ phần Nông nghiệp sạch Đắk Nông, xã Đắk Nia, TP. Gia Nghĩa (Đắk Nông)

Công ty chuyên trồng dưa lưới, dâu tây, dưa leo, hoa, các loại rau. Ngoài nhà kính, công ty đầu tư hệ thống tưới nước, bón phân tự động 100%.

Các chỉ số về độ ẩm, nhiệt độ, dưỡng chất... trong vườn cây đều được Công ty kiểm soát bằng thiết bị cảm biến. Các chỉ số về dinh dưỡng trong nước, độ pH đều được đo mỗi ngày bằng máy móc hiện đại.

Bà Bùi Thị Khánh Hòa, Giám đốc Công ty Cổ phần Nông nghiệp sạch Đắk Nông cho biết, sử dụng công nghệ để kiểm soát các yếu tố tác động đến quá trình cây trồng phát triển đã giúp công ty giảm rủi ro về thời tiết, sâu bệnh.

Hiệu quả sản xuất của công ty hầu như đều đạt tối đa. Trong đó, các sản phẩm đều đạt tiêu chuẩn GlobalGAP, được thị trường trong và ngoài nước đón nhận.

dsc07682.jpg
Tại Đắk Nông đã có hàng trăm người dân, doanh nghiệp đầu tư sản xuất nông nghiệp bằng công nghệ cao

Ứng dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp giúp công ty hầu như không cần dùng tới sức người và không phụ thuộc vào thời tiết.

Hiện nay, công ty sản xuất hơn 12.000 m2 nhà màng, các công đoạn chăm sóc cây trồng được điều khiển qua hệ thống máy móc.

Các quá trình chăm sóc cây trồng, nếu xảy ra hiện tượng bất thường, máy sẽ báo về app trên điện thoại và sẽ được nhân viên phụ trách kiểm tra, xử lý nhanh chóng.

Tại Đắk Nông đã có hàng trăm người dân, doanh nghiệp đầu tư sản xuất nông nghiệp bằng ứng dụng công nghệ cao. Hướng đầu tư này đã giúp người dân nâng cao giá trị sản xuất, tạo ra sản phẩm chất lượng, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.

Sản xuất nông nghiệp công nghệ cao còn giúp người dân giảm thiểu sự tác động của thời tiết, nhất là biến đổi khí hậu; kiểm soát tốt dịch bệnh và tăng hiệu quả kinh tế.

Năm 2022, Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ An Phát, TP. Gia Nghĩa (Đắk Nông) đầu tư mua máy sấy thăng hoa để phục vụ chế biến nông sản.

dsc00278.jpg
Sầu riêng sấy thăng hoa của Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ An Phát, TP. Gia Nghĩa (Đắk Nông)

Từ đó đến nay, công ty đã sử dụng công nghệ này sấy nhiều loại nông sản của Đắk Nông như mắc ca, sầu riêng, măng cụt, mít, bơ, nấm, hồ tiêu…

Nhiều loại trái cây được các nhà vườn áp dụng quy trình chăm sóc chất lượng tốt cộng với sử dụng công nghệ sấy thăng hoa đã giúp nông sản nâng cao chất lượng. Nông sản sau khi chế biến bằng công nghệ sấy thăng hoa, công ty đã xây dựng thương hiệu, kết nối đầu ra.

Công nghệ sấy thăng hoa giúp chị chủ động trong sản xuất và nâng cao chất lượng, mẫu mã sản phẩm. Trong đó, sản phẩm sầu riêng, ngũ cốc sấy thăng hoa của công ty đạt giải nhất Cuộc thi Dự án khởi nghiệp thanh niên nông thôn năm 2023 do Trung ương Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam tổ chức.

dsc00301.jpg
Nhờ ứng dụng công nghệ hiện đại này mà nhiều doanh nghiệp mạnh dạn tiếp nhận các đơn hàng lớn

Chị Trần Thị Dịu, Giám đốc Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ An Phát cho biết, công nghệ sấy thăng hoa giúp nâng cao chất lượng cũng như bảo quản sản phẩm hiệu quả. Nhờ ứng dụng công nghệ hiện đại này mà doanh nghiệp mạnh dạn tiếp nhận các đơn hàng lớn.

Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, bền vững theo chuỗi giá trị; phát triển kinh tế rừng, trồng và chế biến dược liệu; tăng sức cạnh tranh, nâng cao giá trị gia tăng các sản phẩm nông nghiệp chủ lực.

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XII, nhiệm kỳ 2020-2025

Đắk Nông xác định, nông nghiệp là 1 trong 3 trụ cột của nền kinh tế địa phương và là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, thường xuyên và lâu dài. Trong đó, nông nghiệp ƯDCNC được áp dụng ngày càng rộng rãi trong quá trình sản xuất.

Ông Phạm Tuấn Anh, Giám đốc Sở NN-PTNT Đắk Nông cho biết, việc thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XII, nhiệm kỳ 2020-2025 về NNƯCNC đã làm thay đổi về nhận thức, hành động của người dân, doanh nghiệp.

THUYETCNC (9)

Các doanh nghiệp, HTX, người dân trên địa bàn tỉnh đã có nhiều thay để về cách nghĩ, cách làm nông nghiệp, chú trọng áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị cao.

dsc02903.jpg

Đắk Nông đặt mục tiêu đến năm 2025, giá trị sản xuất NNƯDCNC và ứng dụng một số CNC chiếm từ 15 - 20% trong giá trị sản xuất nông nghiệp. Tỉnh công nhận thêm 3 doanh nghiệp NNƯDCNC, nâng tổng số doanh nghiệp NNƯDCNC lên 5 doanh nghiệp.

Nhiều loại giống mới đã được đưa vào sản xuất. Các doanh nghiệp, người dân ngày càng quan tâm đến quy trình sản xuất, đầu tư hệ thống máy móc, trang thiết bị phục vụ sản xuất NNƯDCNC.

Bản sao của TitEmegazin (4)

Để hiện thực hóa Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XII, nhiệm kỳ 2020-2025, những năm qua, Đắk Nông đã ban hành các nghị quyết, đề án, kế hoạch để phát triển NNƯDCNC.

dji_0370.jpg
Đắk Nông có khoảng trên 95.000ha các loại cây trồng thực hiện ứng dụng một phần CNC

Đắk Nông đã ban hành nhiều chính sách tạo đột phá cho phát triển nông nghiệp. Tỉnh tập trung vào các mục tiêu mở rộng diện tích ứng dụng NNƯDCNC để tăng năng suất và chất lượng nông sản.

Tỉnh chủ trọng phát triển chế biến và xuất khẩu để nâng cao giá trị gia tăng cho nông sản. Thời gian qua, tỉnh Đắk Nông huy động nguồn lực và hỗ trợ từ các chính sách để khuyến khích doanh nghiệp và nông dân đầu tư NNƯDCNC, đồng thời đào tạo nguồn nhân lực và chuyển giao công nghệ cho nông nghiệp.

Đến năm 2024, Đắk Nông có khoảng trên 95.000ha các loại cây trồng thực hiện ứng dụng một phần CNC như giống mới, tưới tiết kiệm nước, sản xuất chứng nhận, áp dụng quy trình sản xuất tiên tiến…, với tổng sản lượng hàng năm ước đạt trên 420.000 tấn.

dji_0342.jpg
Khu nông nghiệp ứng dụng CNC của tỉnh Đắk Nông

Giá trị sản xuất bình quân trên 1ha đất trồng trọt, chăn nuôi của tỉnh năm 2023 ước đạt 117 triệu đồng, cao hơn so với mục tiêu đến năm 2025 là 22 triệu đồng/ha. Tỉnh đã kêu gọi được 7 nhà đầu tư có tiềm lực thực hiện các dự án NNƯDCNC.

Đắk Nông đã triển khai hỗ trợ, xây dựng nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp hiệu quả. Đặc biệt là việc sử dụng các giống cây trồng mới năng suất cao, chất lượng, kháng sâu bệnh, chịu hạn tốt,… góp phần thay đổi cơ cấu cây trồng, thích ứng với biến đổi khí hậu. Từ đó nâng cao giá trị nông sản của tỉnh.

dsc02749(1).jpg
Người dân, doanh nghiệp ở Đắk Nông áp dụng nhiều công nghệ hiện đại vào chăn nuôi

Đắk Nông đã công nhận được 4 vùng NNƯDCNC với 2.423ha gồm: vùng sản xuất cà phê tại xã Thuận An, huyện Đắk Mil; 2 vùng sản xuất hồ tiêu tại xã Thuận Hà và xã Thuận Hạnh, huyện Đắk Song; vùng sản xuất lúa tại Buôn Choáh, huyện Krông Nô.

Hiện ngành Nông nghiệp đang trình UBND tỉnh xem xét, công nhận 3 vùng NNƯDCNC gồm: vùng xoài Đắk Gằn (Đắk Mil); vùng cà phê Nam Bình (Đắk Song); vùng cà phê Nâm Nung (Krông Nô). Tỉnh đang xem xét công nhận 3 doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

dsc02903(1).jpg
Từ năm 2020 đến nay, Đắk Nông đã thu hút được 28 dự án chăn nuôi heo quy mô lớn, với tổng đàn 496.200 con

Từ năm 2020 đến nay, Đắk Nông đã thu hút được 28 dự án chăn nuôi heo quy mô lớn, với tổng đàn 496.200 con. Các dự án này đều áp dụng các công nghệ vào chăn nuôi heo như áp dụng chuồng lạnh, chuồng kín, hệ thống máng ăn, máng uống tự động, quản lý đàn vật nuôi qua các camera giám sát…

Trên địa bàn tỉnh hiện có 564 trang trại chăn nuôi, trong đó 313 trang trại chăn nuôi heo, 75 trang trại chăn nuôi gia cầm, 176 trang trại chăn nuôi trâu, bò.

Đắk Nông hiện có khoảng 142.059 ha cà phê, được trồng hầu hết trên địa bàn các huyện, TP. Gia Nghĩa
Vùng cà phê ứng dụng CNC tại xã Thuận An, huyện Đắk Mil (Đắk Nông)

Nhiều mô hình NNƯDCNC đã mang hiệu quả cao bước đầu tạo tổ chức lại sản xuất, khai thác được tiềm năng và thế mạnh của tỉnh. Qua đó, thúc đẩy phát triển nông nghiệp nói riêng, kinh tế xã hội của tỉnh nói chung.

Cũng theo Giám đốc Sở NN-PTNT Phạm Tuấn Anh, nghị quyết về NNƯDCNC đã tạo nền tảng vững chắc để ngành Nông nghiệp Đắk Nông chuyển mình.

THUYETCNC (15)
Nông nghiệp ứng dụng CNC được áp dụng ngày càng rộng rãi trên địa bàn tỉnh Đắk Nông

Đắk Nông từ một tỉnh nông nghiệp truyền thống trở thành điểm sáng của nông nghiệp hiện đại ở Tây Nguyên. Với những kết quả đạt được, NNƯDCNC Đắk Nông đang mở ra cơ hội tạo đột phá và phát triển bền vững, góp phần nâng cao đời sống người dân, đưa nông sản của tỉnh ra thị trường trong nước và quốc tế.

THUYETCNC (11)

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông Lê Trọng Yên cho biết, Đắk Nông lấy NNƯDCNC làm động lực để phát triển ngành Nông nghiệp. Đây cũng là lĩnh vực tỉnh đang kêu gọi, thu hút các doanh nghiệp đầu tư.

Đắk Nông có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp để bảo đảm doanh nghiệp phát triển bền vững, hài hòa lợi ích giữa doanh nghiệp, nhà nước.

cnccnc-.jpg

Đức Hùng

Đức Hùng