Mô hình giáo dục phòng ngừa thiên tai cho học sinh ở các trường trung học Việt Nam
Tử vi vui - Ngày đăng : 09:05, 19/11/2024
Những năm gần đây, thiên tai trên thế giới cũng như trong nước diễn biến ngày càng phức tạp với những yếu tố cực đoan, khó lường gây thiệt hại rất lớn về người, tài sản. Việt Nam là một trong những quốc gia trên thế giới chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của thiên tai và biến đổi khí (Harmeling, D. Eckstein, 2013) khiến gần 400 người chết và mất tích, gây thiệt hại nặng nề về kinh tế khoảng 1-1,5% GDP mỗi năm. Thiên tai còn tác động đến môi trường, các hoạt động kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng, đồng thời ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của đất nước.
phòng chống thiên ta |
Trẻ em (<18 _tue1bb95_i29_="" _c491_c6b0_e1bba3_c="" xem="" _lc3a0_="" _c491_e1bb91_i="" _tc6b0_e1bba3_ng="" _de1bb85_="" _be1bb8b_="" _te1bb95_n="" _thc6b0_c6a1_ng="" _hc3a0_ng="" _c491_e1baa7_u="" _be1bb9f_i="" _tc3a1_c="" _c491_e1bb99_ng="" _ce1bba7_a="" _thic3aa_n="" tai.="" _nc483_m="" _20212c_="" _vie1bb87_t="" nam="" _cc3b3_="" _172c_9="" _trie1bb87_u="" _he1bb8d_c="" sinh="" _phe1bb95_="" _thc3b4_ng="" _chie1babf_m="" _khoe1baa3_ng="" _182c_225_="" _dc3a2_n="" _se1bb91_="" _28_te1bb95_ng="" _ce1bba5_c="" _the1bb91_ng="" _kc3aa_2c_="" _202129_="" _c491_c3a3_="" _che1bb8b_u="" _ne1bab7_ng="" _ne1bb81_="" _cc3a1_c="" _loe1baa1_i="" tai="" _e1bb9f_="" _nhie1bb81_u="" _me1bba9_c="" _c491_e1bb99_="" _khc3a1_c="" nhau.="" _nghic3aa_n="" _ce1bba9_u="" _vc3a0_="" _be1bab1_ng="" _che1bba9_ng="" cho="" _the1baa5_y2c_="" _the1bb83_="" _ngc483_n="" _nge1bbab_a2c_="" _gie1baa3_m="" _nhe1bab9_="" _tc3ad_ch="" _thie1bb87_t="" _he1baa1_i="" do="" _bie1bb87_n="" _phc3a1_p="" _gic3a1_o="" _de1bba5_c.="" _de1bba5_c="" _phc3b2_ng="" _nge1bbab_a="" _hoe1baa1_t="" _te1baa1_o="" _de1bbb1_ng="" con="" _ngc6b0_e1bb9d_i="" _nhe1bbaf_ng="" _nhe1baad_n="" _the1bba9_c="" _me1bb91_i="" quan="" _tc3a2_m="" _c491_e1babf_n="" _ve1baa5_n="" _c491_e1bb81_="" _tai2c_="" cung="" _ce1baa5_p="" _kie1babf_n="" _the1bba9_c2c_="" _kc4a9_="" _nc483_ng2c_="" _le1bbb1_c="" _he1bb8d_="" _the1bbb1_c="" _hie1bb87_n="" _hc3a0_nh="" _nhe1bab1_m="" _thie1bb83_u="" _tc3ad_nh="" _trc6b0_e1bb9b_c="" trong="" _the1baad_m="" _chc3ad_2c_="" gdpntt="" _cc3b2_n="" ra="" _hie1bb87_u="" _que1baa3_="" _ce1bb99_ng="" _c491_e1bb93_ng.="" trung="" _28_bao="" _ge1bb93_m="" _cc6a1_="" _se1bb9f_="" _thc3b4_ng29_="" _me1bab7_c="" _dc3b9_="" _re1bba7_i="" ro="" _c491_e1bab7_c="" _bie1bb87_t="" _nhc6b0_ng="" em="" _khc3b4_ng="" _phe1baa3_i="" _ne1baa1_n="" _nhc3a2_n="" _the1bba5_="" _mc3a0_="" tham="" gia="" _vc3a0_o="" _te1baa1_i="" _c491_c3ac_nh2c_="" _trc6b0_e1bb9d_ng="" _c491_e1bb93_ng="" _c491_e1bb83_="" _c491_c3b3_="" _vie1bb87_c="" _lc3a0_m="" _ce1baa7_n="" _thie1babf_t="" _bc3a1_ch="">18>
Trong những năm gần đây, Chính phủ cũng như Bộ Giáo dục và Đào tạo, các Sở Giáo dục tại nhiều tỉnh thành đã chú trọng GDPNTT trong trường học thông qua các thông tư, nghị định, chính sách, kế hoạch hành động, các chương trình, dự án giáo dục, dự án liên kết với các tổ chức trong và ngoài nước... Kết quả là nhiều học sinh trung học trong cả nước đã có những chuyển biến tích cực về khả năng phòng ngừa thiên tai. Tuy nhiên, do hạn chế về kinh phí, thời gian, địa điểm, tài liệu và khó khăn trong việc tích hợp vào chương trình giảng dạy ở trường phổ thông nên hiệu quả GDPNTT chưa thật sự lâu dài và rộng khắp cả nước. Khảo sát trên 1387 học sinh và 274 giáo viên trung học ở khu vực Miền Trung và Tây Nguyên cuối năm 2021 cho thấy: Nhận thức, kiến thức, kĩ năng về phòng ngừa thiên tai của học sinh vẫn còn nhiều hạn chế, tuy nhiên, học sinh đã ý thức được tầm quan trọng của việc phòng ngừa thiên tai và có nhu cầu được GDPNTT. Những giáo viên tham gia mặc dù nhận thức được tầm quan trọng của GDPNTT cho học sinh song việc thực hiện vẫn chủ yếu ở mức độ thỉnh thoảng và hiệu quả chưa cao. Giáo viên cũng thể hiện sự sẵn sàng tham gia các hoạt động GDPNTT khi được hướng dẫn và tạo điều kiện.
Mặc dù đã có rất nhiều chương trình, dự án, tài liệu, hoạt động được thực hiện nhằm GDPNTT trong trường học ở Việt Nam, song chưa có mô hình GDPNTT trong trường trung học nào ở Việt Nam được thiết kế và thực hiện. Nghiên cứu này nhằm mục đích đề xuất mô hình GDPNTT cho các trường trung học, đặc biệt là ở những khu vực thường xuyên xảy ra thiên tai nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động GDPNTT cho học sinh ở các trường trung học, đáp ứng được nhu cầu của học sinh, gia đình và xã hội.
Bài viết đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết như thu thập, lựa chọn, tổng hợp, hệ thống, phân tích, đánh giá các nghiên cứu liên quan ở trong và ngoài nước.
- Phương pháp chuyên gia: nghiên cứu đã tham khảo ý kiến các chuyên gia trong lĩnh vực phòng chống thiên tai và giáo dục.
- Phương pháp khảo sát điều tra bằng bảng hỏi trên giáo viên và học sinh trung học.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm được áp dụng nhằm kiểm chứng tính hiệu quả khả thi của mô hình giáo dục phòng ngừa thiên tai đã đề xuất.
Công cụ: Phần mềm SPSS được sử dụng làm công cụ thống kê trong nghiên cứu.
Căn cứ trên các cơ sở pháp lý, cơ sở lý luận và thực tiễn, nghiên cứu đề xuất mô hình giáo dục phòng ngừa thiên tai như sau (Hình 1):
Hình 1. Mô hình giáo dục phòng ngừa thiên tai cho các trường trung học |
Cấu trúc mô hình được diễn giải như sau:
Khảo sát thực tiễn, nhu cầu phòng ngừa thiên tai của trường trung học
Trước khi thực hiện GDPNTT ở trường trung học nào, cần thực hiện khảo sát thực tiễn ở trường học đó trên các khía cạnh: Loại thiên tai thường xảy ra trên địa bàn? Nhận thức, kiến thức, thái độ, kĩ năng phòng ngừa thiên tai của học sinh; Thực trạng thực hiện GDPNTT ở trường: mức độ thường xuyên, hình thức thực hiện, phương pháp thực hiện, điều kiện thực hiện, hiệu quả thực hiện, nguyên nhân….; Nhận thức và mức độ quan tâm của nhà trường, giáo viên đến vấn đề GDPNTT cho học sinh trung học; Nhu cầu của nhà trường, giáo viên và học sinh trong vấn đề GDPNTT. Hình thức để khảo sát có thể thông qua phiếu hỏi bằng giấy hoặc đường link trên Google Form, hoặc thông qua phỏng vấn, hoặc kết hợp cả 2 hình thức trên.
Xác định mục tiêu giáo dục phòng ngừa thiên tai
- Nâng cao nhận thức cho HS trung học về những hậu quả do thiên tai gây ra, sự cần thiết của việc phòng ngừa thiên tai, và trách nhiệm của bản thân trong công tác phòng ngừa thiên tai.
- Trang bị cho HS những kiến thức cơ bản về thiên tai và phòng ngừa thiên tai.
- Hình thành và rèn luyện, phát triển cho học sinh các kĩ năng phòng ngừa thiên tai để học sinh có thể chủ động phòng ngừa trước khi thiên tai xảy ra, ứng phó khi thiên tai xảy ra và góp phần khắc phục, giảm nhẹ hậu quả sau thiên tai.
- Xây dựng thái độ chủ động, tích cực, hợp tác, sẵn sàng phòng ngừa, ứng phó với thiên tai cho học sinh trung học.
Xây dựng nội dung giáo dục phòng ngừa thiên tai
- Nội dung kiến thức phòng ngừa thiên tai cho học sinh bao gồm: Khái niệm cơ bản về thiên tai; Phân loại, nhận diện một số loại hình thiên tai; Nguyên nhân gây ra thiên tai; Thực trạng thiên tai ở Việt Nam và địa phương; Tác động của thiên tai đến con người và môi trường; Những đối tượng chịu tổn thương do thiên tai; Biện pháp phòng ngừa thiên tai.
- Rèn luyện cho học sinh các kĩ năng cơ bản để phòng ngừa trước, trong và sau thiên tai: xác định địa điểm an toàn, chuẩn bị nhu yếu phẩm, thoát hiểm, sơ cứu vết thương…
- Giáo dục học sinh nhận thức được trách nhiệm của bản thân trong việc phòng ngừa thiên tai để học sinh có thái độ tích cực, chủ động sẵn sàng phối hợp với gia đình, nhà trường, địa phương trong công tác phòng ngừa thiên tai nhằm bảo vệ bản thân và những người xung quanh; Giáo dục học sinh về sự bình đẳng giới trong phòng ngừa thiên tai và sự quan tâm, thông cảm và chia sẻ giúp đỡ với những người, những vùng bị tác động bởi thiên tai; Giáo dục học sinh tôn trọng môi trường tự nhiên, ứng xử thân thiện và có ý thức trong việc giữ gìn, bảo vệ môi trường tự nhiên; Giáo dục học sinh ý thức và thái độ tích cực, chủ động tham gia bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng, xây dựng cuộc sống an toàn và bền vững của bản thân.
Lựa chọn hình thức giáo dục phòng ngừa thiên tai
Hai hình thức chính trong GDPNTT ở các trường trung học là: tích hợp, lồng ghép vào các môn học liên quan và tổ chức các hoạt động GDPNTT trong nhà trường. Hiện nay, trong chương trình giáo dục phổ thông 2018 có rất nhiều môn học có những mảng kiến thức liên quan và có thể tích hợp GDPNTT cho học sinh trung học như: Cấp trung học cơ sở: môn Lịch sử và Địa lí, Khoa học tự nhiên, Giáo dục công dân, Công nghệ; Cấp trung học phổ thông (THPT): Môn Địa lí, Vật lí, Sinh học, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Công nghệ. Mỗi môn học tuỳ thuộc vào đặc thù về nội dung kiến thức, thời lượng lên lớp mà có thể tích hợp, lồng ghép GDPNTT ở mức độ khác nhau. Việc tích hợp GDPNTT trong các môn học có liên quan thường được thực hiện theo 3 mức độ là tích hợp toàn phần, tích hợp bộ phận và lồng ghép liên hệ.
Tổ chức các hoat động GDPNTT trong nhà trường có thể diễn ra theo nhiều phương thức khác nhau, có thể lồng ghép vào chương trình hoạt động chính khoá, cũng có thể đưa vào thành các hoạt động giáo dục trải nghiệm riêng theo chủ đề của mỗi trường. Các hình thức chủ yếu để tổ chức các hoạt động GDPNTT ở trường trung học bao gồm: Tọa đàm, báo cáo, cuộc thi, lớp dạy kĩ năng, thực địa, tham quan, hoạt động tuyên truyền, diễn tập ứng phó thiên tai…
Phương pháp giáo dục phòng ngừa thiên tai
Tổ chức các hoạt động GDPNTT theo hướng tích cực hoá hoạt động của học sinh, trong đó giáo viên là người tổ chức, hướng dẫn, khuyến khích, học sinh học tập chủ động, tích cực, sáng tạo để trang bị kiến thức và rèn luyện các kĩ năng phòng ngừa thiên tai. Nâng cao vai trò và sự tham gia của học sinh thông qua làm việc nhóm và cá nhân, trải nghiệm, tham gia lập kế hoạch, hành động, đánh giá. Tăng cường các hoạt động mang tính trải nghiệm, thực hành cho học sinh, gắn nội dung GDPNTT với thực tiễn địa phương, đất nước. Tăng cường các hoạt động trò chơi, hoạt động mang tính tương tác để tạo không khí học tập tích cực sôi nổi và thu hút sự hứng thú, quan tâm của học sinh đến nội dung GDPNTT. Sử dụng linh hoạt, đa dạng các phương pháp dạy học, giáo dục để phù hợp với nội dung GDPNTT, đặc điểm tâm sinh lý, trình độ và nhu cầu nhận thức, phong cách học tập của học sinh, điều kiện giáo dục của giáo viên, nhà trường, địa phương. Một số phương pháp GDPNTT cụ thể có thể sử dụng thường xuyên và mang lại hiệu quả như: phương pháp trực quan, dạy học dự án, trò chơi, đóng vai, dạy học theo tình huống.
Huy động các nguồn lực đảm nhiệm công tác giáo dục phòng ngừa thiên tai
Nhân lực chủ chốt để thực hiện công tác GDPNTT trong trường trung học bao gồm toàn bộ cán bộ quản lý giáo dục, ban giám hiệu, giáo viên, nhân viên ở các cơ sở giáo dục trung học với vai trò và mức độ tác động khác nhau. Ngoài ra, để việc GDPNTT trong trường học được thực hiện có hệ thống và thường xuyên cũng cần có sự hỗ trợ từ các chuyên gia trong lĩnh vực phòng ngừa thiên tai, ban đại diện cha mẹ học sinh và hội phụ huynh, sự hỗ trợ từ cộng đồng và chính quyền địa phương cũng như các cấp quản lý giáo dục từ trung ương đến địa phương, các cơ quan, tổ chức trong nước và quốc tế khác…
Phương tiện tiến hành công tác giáo dục phòng ngừa thiên tai
Phương tiện hỗ trợ cho công tác GDPNTT trong trường trung học có thể bao gồm: cơ sở vật chất, hạ tầng; phương tiện và thiết bị dạy học; đồ dùng học tập; kinh phí tổ chức. Tuỳ thuộc vào điều kiện và đặc trưng của mỗi khu vực mà mỗi trường học có thể hoàn thiện các cơ sở vật chất, hạ tầng trên ở mức độ khác nhau.
Tổ chức thực hiện giáo dục phòng ngừa thiên tai
Công tác tổ chức thực hiện GDPNTT cho trường trung học được thực hiện dựa trên khung kế hoạch GDPNTT đã được xây dựng. Mỗi hình thức/ loại hình GDPNTT trong kế hoạch sẽ được hiện thực hoá thông qua các hoạt động cụ thể cho phù hợp với mục đích, nội dung, điều kiện thực hiện tại mỗi trường trung học. Cần thông báo rộng rãi để toàn thể giáo viên trong trường, phụ huynh và học sinh biết và thực hiện theo kế hoạch.
Đánh giá kết quả giáo dục phòng ngừa thiên tai
Đánh giá kết quả giáo dục là công tác quan trọng để xác định mức độ hiệu quả và khả thi của các hoạt động GDPNTT. Mục tiêu nhằm đánh giá mức độ tiến bộ của học sinh về nhận thức, kiến thức, thái độ, kĩ năng phòng ngừa thiên tai. Có thể đánh giá kết quả GDPNTT của học sinh trung học bằng những phương pháp và công cụ đánh giá khác nhau như câu hỏi, bài kiểm tra, sản phẩm học tập, quan sát, bảng kiểm, rubric, thang đo…
Đánh giá mô hình giáo dục phòng ngừa thiên tai
Mô hình GDPNTT được xây dựng mang những đặc điểm cơ bản của một mô hình giáo dục có thể áp dụng được với nhiều trường trung học tại các địa phương hay xảy ra thiên tai. Để xem xét mức độ phù hợp và hiệu quả của mô hình, nghiên cứu đã tiến hành xin ý kiến của 18 chuyên gia trong lĩnh vực “Giáo dục” và “Phòng chống thiên tai”, 24 cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên trung học. Các tiêu chí đánh giá về mô hình GDPNTT ở trường trung học bao gồm: Sự cần thiết của mô hình GDPNTT ở các trường trung học; Tính rõ ràng của mô hình GDPNTT; Tính hợp lý của mô hình GDPNTT; Tính khả thi của mô hình GDPNTT; Sự phù hợp của mô hình GDPNTT trong bối cảnh các trường trung học Việt Nam.
Dựa trên các tiêu chí trên, các thang đo được thiết kế theo thang Liker 5 mức độ. Số lượng người tham gia đánh giá là 42 người. Dữ liệu được xử lí và phân tích bằng phần mềm SPSS 22.0 Kết quả đánh giá của các chuyên gia và giáo viên về mô hình GDPNTT trong trường trung học được thể hiện qua bảng dưới đây:
Bảng 1. Tiêu chí đánh giá mô hình giáo dục phòng ngừa thiên tai ở trường trung học
STT | Tiêu chí đánh giá | ĐTB | ĐLC |
Sự cần thiết của mô hình giáo dục phòng ngừa thiên tai cho học sinh ở các trường trung học | 4,47 | 0,54 | |
Tính rõ ràng của mô hình giáo dục phòng ngừa thiên tai | 4,64 | 0,52 | |
Tính hợp lý của mô hình giáo dục phòng ngừa thiên tai | 4,58 | 0,53 | |
Tính khả thi của mô hình giáo dục phòng ngừa thiên tai | 4,41 | 0,59 | |
Sự phù hợp của mô hình giáo dục phòng ngừa thiên tai trong bối cảnh các trường trung học Việt Nam | 4,29 | 0,56 |
Kết quả đánh giá của các chuyên gia cho thấy mô hình GDPNTT mà nghiên cứu xây dựng nhận được sự đồng ý và đánh giá cao, có thể áp dụng vào thực hiện trong các trường trung học.
- Thí điểm mô hình giáo dục phòng ngừa thiên tai
Chúng tôi đã tiến hành thí điểm mô hình GDPNTT cho học sinh trung học ở trường THPT Phan Đăng Lưu trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Đây là một trường THPT gần biển Thuận An, nơi chịu ảnh hưởng khá lớn bởi các trận bão, lũ lụt ở Thừa Thiên Huế. Đối tượng thực nghiệm là 80 học sinh của 2 lớp 10, được lấy ngẫu nhiên. Thời gian thực nghiệm được tiến hành ở học kỳ I năm học 2021-2022, bởi lẽ đây là thời điểm bão, lụt thường xảy ra với người dân trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Nghiên cứu sử dụng hình thức thực nghiệm không có nhóm kiểm soát, và sử dụng hình thức đánh giá trước và sau tác động trên một nhóm duy nhất.
Các hoạt động GDPNTT thực nghiệm được tổ chức bao gồm: mời chuyên gia báo cáo, tổ chức cuộc thi Rung chuông vàng, tập huấn kĩ năng ứng phó với bão lụt cho học sinh, thành lập câu lạc bộ ứng phó với thiên tai và biến đổi khí hậu, thiết kế “Cẩm nang an toàn trong thiên tai”.
Để đo lường sự thay đổi kỹ năng ứng phó với thiên tai của học sinh sau 2,5 tháng tác động, nghiên cứu cứu đã sử dụng kiểm định t-test với 2 mẫu phụ thuộc để so sánh kỹ năng ứng phó thiên tai trước và sau tác động. Kết quả được trình bày ở bảng số liệu 2.
Bảng 2. Kiểm định t-test về sự khác biệt kỹ năng ứng phó với thiên tai của nhóm thực nghiệm trước và sau tác động
STT | Kỹ năng | Trước tác động | Sau tác động | t(79) | ||
ĐTB | ĐLC | ĐTB | ĐLC | |||
Kĩ năng tìm kiếm thông tin liên quan đến thiên tai | 1.61 | 0.490 | 2.19 | 0.618 | 5.827*** | |
Kĩ năng chằng chống nhà cửa | 1.94 | 0.460 | 2.15 | 0.506 | 3.653*** | |
Kĩ năng sơ cứu vết thương | 1.98 | 0.420 | 2.29 | 0.482 | 5.159*** | |
Kĩ năng bơi và xử lí khi rơi xuống nước | 2.20 | 0.736 | 2.44 | 0.633 | 4.171*** | |
Kĩ năng thoát hiểm và tìm nơi trú ẩn an toàn khi gặp thiên tai | 1.81 | 0.553 | 2.16 | 0.538 | 4.903*** | |
Kĩ năng vệ sinh nơi ở và xử lí nguồn nước sau lũ lụt | 1.74 | 0.568 | 2.26 | 0.497 | 6.775*** |
Ghi chú: ĐTB: Điểm trung bình (1≤ ĐTB ≤ 3), ĐLC: Độ lệch chuẩn ***: p
Kết quả thực nghiệm có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về kỹ năng ứng phó với thiên tai của học sinh trước và sau tác động. Sau tác động, kỹ năng ứng phó với thiên tai của học sinh cao hơn so với trước tác động. Kết quả cho thấy, mô hình GDPNTT cho học sinh trung học có tính khả thi, giúp học sinh nâng cao kỹ năng ứng phó với thiên tai.
- KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
Thiên tai đang diễn biến ngày càng phức tạp và khó dự đoán. Việc xây dựng mô hình GDPNTT cho học sinh trung học là hết sức cần thiết, nhằm hướng dẫn các trường học thực hiện GDPNTT một cách hiệu quả. Mô hình giáo dục phòng ngừa thiên tai cần được phổ biến rộng rãi đến các trường trung học, đặc biệt là những trường nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề của thiên tai. Khi áp dụng mô hình này, cần có sự linh hoạt theo thực tiễn tại nhà trường và địa phương. Các Sở và Phòng Giáo dục và Đào tạo cần có sự phối hợp với các trường trung học và các cơ quan ban ngành tại địa phương để hướng dẫn, tổ chức thực hiện mô hình giáo dục phòng ngừa thiên tai cho giáo viên và học sinh. Hướng dẫn, chỉ đạo, động viên, khuyến khích và có những chính sách hỗ trợ các trường trung học thực hiện mô hình GDPNTT. Các trường trung học cần nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh và phụ huynh về tầm quan trọng của công tác GDPNTT cho học sinh.