Giá tiêu hôm nay 11/11/2024 trong nước và thế giới
Giá tiêu hôm nay 11/11/2024 trong khoảng 139,500 - 141,200 đồng/kg. Tổng kết tuần giá tiêu giảm trung bình từ 500 đến 1,000 đồng/kg.
Giá tiêu trong nước ngày 11/11/2024
Cụ thể, giá tiêu Đắk Lắk được thu mua ở mức 141,000 đồng/kg, ổn định so với cùng kỳ tuần trước. Giá tiêu Chư Sê (Gia Lai) thu mua ở mức 140,000 đồng/kg, ổn định so với cùng kỳ tuần trước. Giá tiêu Đắk Nông hôm nay ghi nhận ở mức 141,200 đồng/kg.
Tại khu vực Đông Nam Bộ, giá tiêu hôm nay giảm từ 500 đến 1,000 đồng/kg so với cùng kỳ tuần trước. Cụ thể, tại Bà Rịa – Vũng Tàu hiện ở mức 140,000 đồng/kg, giảm 1,000 đồng/kg so với tuần trước; tại Bình Phước giá tiêu hôm nay ở mức 139,500 đồng/kg.
Tỉnh/huyện (khu vực khảo sát) | Giá thu mua (Đơn vị: VNĐ/kg) | Thay đổi so với tuần trước (Đơn vị: VNĐ/kg) |
Đắk Lắk | 141,000 | 0 |
Gia Lai | 140,000 | 0 |
Đắk Nông | 141,200 | +200 |
Bà Rịa - Vũng Tàu | 140,000 | -1,000 |
Bình Phước | 139,500 | -500 |
Đồng Nai | 140,000 | -1,000 |
Giá tiêu thế giới hôm nay
Cập nhật giá tiêu thế giới từ Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế (IPC), kết thúc phiên giao dịch gần nhất, IPC niêm yết giá tiêu đen Lampung của Indonesia đạt 6.706 USD/tấn, giá tiêu trắng Muntok đạt 9.180 USD/tấn.
Giá tiêu đen ASTA 570 của Brazil ở mức 6.300 USD/tấn. Giá tiêu đen ASTA của Malaysia duy trì ổn định ở mức 8.400 USD/tấn; giá tiêu trắng ASTA của nước này đạt 10.500 USD/tấn.
Giá tiêu đen Việt Nam hôm nay ổn định ở mức cao, giao dịch ở 6.500 USD/tấn với loại 500 g/l; loại 550 g/l mức 6.800 USD/tấn; giá tiêu trắng ở mức 9.500 USD/tấn.
Ông Lê Anh Sơn, Giám đốc Hợp tác xã (HTX) Bình Minh tại xã Ea Pô, huyện Cư Jút, cho biết thị trường hồ tiêu từ đầu năm 2024 đến nay có nhiều biến động lớn.
Vào năm 2023, giá hồ tiêu dao động từ 65.000 - 70.000 đồng/kg, nhưng đến năm 2024 đã tăng lên mức 140.000 - 150.000 đồng/kg, thậm chí có thời điểm lên đến 160.000 đồng/kg.
Nguyên nhân chính của sự tăng giá này là do hồ tiêu Việt Nam chủ yếu để xuất khẩu và nguồn cung đang giảm sút, khiến các đơn vị kinh doanh gặp khó khăn trong việc thu mua vì sản lượng thấp.
Trước đây, nông dân thường thu hoạch, phơi khô rồi mang toàn bộ sản phẩm đến đại lý hoặc doanh nghiệp để ký gửi hoặc bán hết ngay. Tuy nhiên, trong vài năm gần đây, nông dân đã chú trọng hơn đến thông tin thị trường, thay đổi phương thức bán hàng bằng cách xây kho lưu trữ hồ tiêu tại nhà và chỉ bán khi cần tiền.
Việc nông dân giữ hàng trong kho đã giúp họ tham gia sâu hơn vào việc quyết định giá bán. Họ ít ký gửi hàng hơn, dẫn đến các đại lý, doanh nghiệp và đơn vị xuất khẩu khó xác định chính xác sản lượng hồ tiêu của Việt Nam, đặc biệt là ở Đắk Nông. Điều này cũng là một phần nguyên nhân khiến giá hồ tiêu tăng cao.
Những thay đổi này hoàn toàn phù hợp với quy luật cung – cầu của thị trường, buộc các doanh nghiệp mua bán hồ tiêu phải điều chỉnh chiến lược kinh doanh. Ông Sơn lưu ý, nếu doanh nghiệp vẫn thu mua theo kiểu ký hợp đồng khống về số lượng như trước đây thì sẽ dễ gặp rủi ro thiếu hàng.