Đoàn đại biểu Quốc hội - HĐND

Cần làm rõ như thế nào là “Trường hợp thật sự cần thiết”

Đức Diệu 06/11/2024 15:54

Nhưng tôi cũng đề nghị cần phải làm rõ hơn thế nào là “trường hợp thật sự cần thiết” để được tách, và ở đây gọi là tách hay là hình thành một dự án bồi thường cho rõ hơn để tránh việc làm sai hoặc sợ sai khi triển thực hiện.

Tham gia thảo luận tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV về dự án Luật Đầu tư công sửa đổi vào ngày 6/11, đại biểu Dương Khắc Mai, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH Đắk Nông cho rằng, Trường hợp thật sự cần thiết tách riêng việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng thành dự án độc lập” tại khoản 1, Điều 5 dự án Luật quy giúp tháo gỡ những vướng mắc của các dự án đã và đang triển khai. Hiện nay, đa số các dự án chậm, nguyên nhân là ở khâu giải phóng mặt bằng. Bây giờ tách ra hai thành phần của dự án sẽ tạo điều kiện để các địa phương chủ động hơn để giải quyết khâu mặt bằng bảo đảm cho dự án được triển khai đồng bộ. Tuy nhiên, dự án Luật cần phải có làm rõ hơn thế nào là “trường hợp thật sự cần thiết” để được tách, và ở đây gọi là tách hay là hình thành một dự án bồi thường cho rõ hơn để tránh việc làm sai hoặc sợ sai khi triển khai thực hiện. Đồng thời, nếu như tách ra thì cũng cần phải có những cơ chế, quy định chặt chẽ, tránh tình trạng là có những dự án sau khi giải phóng xong, lại không triển khai, thì lại gây lãng phí nguồn lực của cả Nhà nước. Vì thực tế, trên cả nước hiện nay có rất nhiều dự án với diện tích đất lớn, có những nơi ở vị trí đắc địa nhưng đất để hoang nhiều năm không đưa vào sử dụng.

Đại biểu Dương Khắc Mai kiến nghị Trung ương sớm tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc liên quan đến quy hoạch, khai thác bô xít, đất đai, nông lâm trường, dân di cư không có kế hoạch trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
Đại biểu Dương Khắc Mai kiến nghị cần có sự đánh giá cụ thể, làm rõ cơ sở cho việc tăng vốn đầu tư của các dự án để đạt tiêu chí quan trọng quốc gia tại sao là 30.000 tỷ đồng trở lên

Đối với Tiêu chí phân loại Dự án quan trọng quốc gia: Có 5 tiêu chí phân loại công trình quan trọng quốc gia, trong đó quy định tại khoản 1 về “Sử dụng vốn đầu tư công từ 30.000 tỷ đồng trở lên”, như vậy là nâng so với mức 10.000 tỷ đồng theo luật hiện hành. Đại biểu Dương Khắc Mai cho rằng, trong điều kiện phát triển kinh tế - xã hội như hiện nay cũng như giá đầu vào của việc đầu tư các dự án tăng, việc tăng mức vốn đầu tư cho các dự án là cần thiết. Tuy nhiên, cần có sự đánh giá cụ thể, làm rõ cơ sở cho việc tăng vốn đầu tư của các dự án để đạt tiêu chí quan trọng quốc gia tại sao là 30.000 tỷ đồng trở lên mà không con số khác thấp hơn hoặc cao hơn. Ngoài ra, cần đánh giá tác động của nó đối với các dự án đang triển khai cũng như thực tiễn phát triển của từng địa phương để xác định tiêu chí ở mức nào là phù hợp để các đại biểu Quốc hội có cơ sở đưa ra quyết định.

Toàn cảnh phiên thảo luận tại hội trường ngày 4/11
Toàn cảnh phiên thảo luận tại hội trường

Điều kiện để chương trình, dự án, nhiệm vụ, đối tượng đầu tư công khác được bố trí vốn kế hoạch đầu tư công hằng năm (điều 57 dự thảo Luật sửa đổi quy định: Để chuẩn bị tốt cho việc xây dựng kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn sau, việc bố trí chuẩn bị đầu tư cho một số dự án lớn, trọng điểm của địa phương có kỹ thuật phức tạp, yêu cầu phải thực hiện ngay từ đầu giai đoạn triển khai kế hoạch đầu tư công trung hạn. Do đó, cần bố trí vốn chuẩn bị đầu tư từ những năm cuối giai đoạn trước. Vì vậy, để chủ động bố trí kế hoạch vốn cho các dự án thực hiện bước chuẩn bị đầu tư, chuẩn bị tốt danh mục dự án có chất lượng, phù hợp thực tiễn hơn, cần có cơ chế bố trí vốn hằng năm để thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư mà không cần đưa vào kế hoạch đầu tư công trung hạn.

Từ đó, đại biểu Dương Khắc Mai đề xuất điều chỉnh, bổ sung khoản 2 Điều 57 như sau: "Chương trình dự án, nhiệm vụ, đối tượng đầu tư công khác phải có trong kế hoạch đầu tư công trung hạn, trừ dự án đầu tư công khẩn cấp dự án đầu tư sử dụng vốn ODA viện trợ không hoàn lại và nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư cho dự án dự kiến đưa vào thực hiện trong giai đoạn sau".

Đức Diệu