Chính sách

Chương trình 1719 nâng cao đời sống người dân Đắk R’lấp

Lê Tuấn 28/09/2024 16:29

Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2025 giúp nâng cao đời sống người dân huyện Đắk R’lấp.

Cải thiện hạ tầng, nâng cao đời sống người dân

Ngoài việc đầu tư mở rộng, nâng cấp trường học, từ nguồn vốn của Chương trình 1719, xã Quảng Tín đã đầu tư tu sửa 4 nhà văn hóa với tổng kinh phí hơn 1,4 tỷ đồng. Các thiết chế văn hóa được đưa vào sử dụng bảo đảm cho việc sinh hoạt, hội họp của người dân.

Cũng từ nguồn vốn Chương trình 1719, Quảng Tín đã hỗ trợ người dân khó khăn về cây giống, kỹ thuật chăm cây trồng; xây nhà ở cho 4 hộ dân, mỗi căn nhà trị giá 70 triệu đồng, ngân sách trung ương 40 triệu đồng, số còn lại là ngân sách địa phương.

Địa phương nâng cấp công trình cấp nước sinh hoạt tập trung và hỗ trợ 10 hộ dân trong xã, mỗi hộ 2 triệu đồng. Xã Quảng Tín đang thực hiện đề án hỗ trợ bò giống cho 19 hộ dân, mỗi hộ được hỗ trợ 19 triệu đồng.

054ce16ffab85ce605a9(1).jpg
Hộ nghèo xã Đắk Quảng Tín, huyện Đắk R’lấp được hỗ trợ nhà ở từ Chương trình 1719

Theo ông Nguyễn Trung Sang, Phó Chủ tịch UBND xã Quảng Tín (Đắk R’lấp), giai đoạn 2021-2025, xã được bố trí khoảng hơn 30 tỷ đồng nguồn vốn từ 3 chương trình MTQG. Ngoài thực hiện các dự án hỗ trợ sản xuất, đa dạng hóa sinh kế, xã lồng ghép các nguồn lực, ưu tiên đầu tư trên 30 dự án xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng, chủ yếu là hạ tầng giao thông, giáo dục, nhà văn hóa, công trình thủy lợi…

Chương trình mục tiêu quốc gia đã tác động lớn đến việc phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn xã, góp phần hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng thiết yếu. Qua đó tạo điều kiện cho người dân đi lại lao động sản xuất, giao thương hàng hóa, đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân được nâng lên, nhất là đồng bào các dân tộc thiểu số.

22(1).jpg
Tuyến đường về bon Bu Bir, xã Quảng Tín, huyện Đắk R’lấp được đầu tư từ nguồn vốn 3 chương trình mục tiêu quốc gia

Huyện Đắk R’lấp có 11 xã, thị trấn, với 97 thôn, 12 bon và 1 cụm dân cư là người đồng bào DTTS tại chỗ, với 25 dân tộc sinh sống. Toàn huyện có 23.970 hộ, 93.897 nhân khẩu. Đồng bào DTTS chiếm trên 12,79% dân số toàn huyện. Tuy nhiên, trong đó có tới 4 bon, đặc biệt khó khăn, trình độ dân trí chưa đồng đều, tỷ lệ hộ nghèo còn 1,95%, với 468 hộ, 1.836 khẩu; hộ cận nghèo là 2,87% với 687 hộ, 2.752 khẩu. Đời sống của người dân chưa cao, nhất là đồng bào DTTS.

Trong 3 năm 2022-2024, thực hiện Chương trình 1719, huyện huyện Đắk R’lấp đã hỗ trợ đất ở, đất sản xuất cho 36 hộ; nhà ở cho 12 hộ đã xây dựng xong (23 triệu đồng/hộ).

UBND huyện Đắk R’lấp

Từ nguồn vốn chương trình, huyện đã chi hơn 4 tỷ đồng chuyển đổi nghề và giải quyết việc làm cho hàng trăm người lao động vùng dân tộc thiểu số; hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán 190 triệu đồng cho 61 hộ và 1 công trình cấp nước tập trung tại bon Châu Mạ, xã Hưng Bình.

Về chính sách tín dụng ưu đãi, Ngân hàng Chính sách xã hội huyện cho 447 hộ được vay hỗ trợ nhà ở và chuyển đổi nghề với tổng số tiền gần 2,1 tỷ đồng.

1(1).jpg
Lồng ghép nguồn vốn Chương trình 1719 và các chương trình khác, Trường THCS Lý Tự Trọng, xã Quảng Tín, huyện Đắk R’lấp được đầu tư tu sửa, nâng cao chất lượng dạy và học

Riêng năm 2024, thực hiện Chương trình 1719 với các tiểu dự án, huyện Đắk R’lấp triển khai thực hiện mới 3 công trình, trong đó có 2 công trình thủy lợi và 1 công trình giao thông.

Đẩy nhanh giải ngân đầu tư

Từ nguồn vốn Chương trình 1719, huyện Đắk R’lấp đã đầu tư xây dựng, nâng cấp nhiều công trình giao thông, kênh mương nội đồng, trường học, công trình cấp nước… phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu sản xuất, sinh hoạt, học tập của Nhân dân.

Các dự án được thực hiện bước đầu góp phần tạo động lực cho người dân, nhất là đồng bào DTTS phát huy nội lực, tin tưởng vào các chủ trương của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước.

Giai đoạn 2022 - 2023, tổng kế hoạch giao thực hiện chương trình 1719 tại huyện Đắk R’lấp là hơn 24,461 tỷ đồng với 12 công trình đã thực hiện, lập thẩm định, phê duyệt.

Theo UBND huyện Đắk R’lấp, qua 3 năm triển khai Chương trình 1719, huyện đã đạt được một chỉ tiêu đề ra. Trong đó có một số dự án đã thực hiện giải ngân vốn đạt trên 90%. Đến hết tháng 8/2024, các đơn vị, địa phương được giao vốn đã triển khai thực hiện và giải ngân đạt kế hoạch vốn được giao. Việc triển khai hỗ trợ các dự án đầu tư bảo đảm đúng, trúng đối tượng thụ hưởng.

32(1).jpg
Giai đoạn 2022-2023, huyện đã đầu tư thêm 4 thiết chế văn hóa từ nguồn Chương trình 1719

Một số dự án đạt 100% kế hoạch như Dự án 1 quy hoạch, sắp xếp, bố trí, ổn định dân cư, cung cấp nước sạch tập trung tại thôn,bon; Dự án 5 phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; Dự án 7 về chăm sóc sức khỏe Nhân dân, nâng cao thể trạng, tầm vóc người DTTS, phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em; Dự án 8 về thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em; Dự án 10, tiểu dự án 3 kiểm tra, đánh giá về thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Đắk R’lấp…

200203dsc_1265(1).jpg
Lồng ghép các nguồn vốn từ 3 chương trình mục tiêu quốc gia huyện Đắk R'lấp đã đầu tư làm mới, sửa chữa, nâng cấp nhiều tuyến đường trên địa bàn

Riêng đối với Dự án 4 về đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào DTTS và miền núi và các đơn vị sự nghiệp công của lĩnh vực dân tộc, tổng vốn kế hoạch giao năm 2022 - 2024 là hơn 4,8 tỷ đồng. Đến nay đã giải ngân được 3,65 tỷ đồng, đạt 75,71% kế hoạch vốn.

Theo kế hoạch, tổng nguồn vốn đầu tư 3 chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025 tại huyện Đắk R’lấp là gần 173 tỷ đồng. Các công trình, dự án đầu tư cả giai đoạn là 243 công trình.

UBND huyện Đắk R’lấp

Theo bà Võ Thị Kiều Linh, Phó Chủ tịch UBND huyện Đắk R’lấp, địa phương đang tập trung, tăng tốc thực hiện các mục tiêu của Chương trình 1719. Trong đó, huyện đặt mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo DTTS từ 1-2% trở lên.

9(1).jpg
Nhờ được hỗ trợ vốn và hướng dẫn kỹ thuật, người dân bon Pi Nao, xã Nhân Đạo có điều kiện chăm sóc cây trồng nâng cao thu nhập thoát nghèo bền vững

Bên cạnh việc hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế cho đồng bào DTTS, địa phương đã hỗ trợ người dân chuyển đổi nghề, nông cụ, cây, con giống… để đẩy mạnh phát triển sản xuất, giảm nghèo bền vững trong vùng đồng bào DTTS, để phấn đấu huyện đạt chuẩn nông thôn mới trong năm 2025.

Lê Tuấn