Tin Tây Nguyên
Lâm Đồng: Chú trọng cảnh báo sớm sạt lở đất, lũ quét trên địa bàn
Ông Trần Hồng Thái – Phó bí thư tỉnh ủy – Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng chủ trì hội nghị trực tuyến toàn tỉnh về việc triển khai Đề án cảnh báo sớm sạt lở đất, lũ quét trên địa bàn tỉnh; xây dựng bản đồ sạt trượt và giải pháp phòng, chống, xử lý sạt trượt trên địa bàn tỉnh.
Tham dự có ông Phạm S – PCT UBND tỉnh, đại diện Bộ tài nguyên môi trường, các sở, ngành liên quan, các địa phương trong toàn tỉnh và các chuyên gia trong lĩnh vực địa chất, môi trường.
Vào mùa mưa tình trạng sạt lở đất thường xảy ra nhất là các tuyến đường đèo đoạn qua vùng đồi núi có độ dốc lớn và các đô thị như thị trấn Dran (huyện Đơn Dương), thành phố Đà Lạt. Đặc biệt sạt lở đất do tai biến địa chất xảy ra nghiêm trọng ở thị trấn Di Linh và các xã Đinh Lạc, Tân Nghĩa, Gia Hiệp (huyện Di Linh), xã Đông Thanh (huyện Lâm Hà), đèo Bảo Lộc (thành phố Bảo Lộc), xã Đạ K’Nàng (huyện Đam Rông).
Qua rà soát, toàn tỉnh hiện có 510 vị trí có nguy cơ sạt lở, lũ quét, ngập lụt trong đó có 396 vị trí sạt lở và nguy cơ sạt lở, 101 vị trí ngập úng và lũ quét, 3 vị trí sụt lún. Nguyên nhân tình trạng trên là do Lâm Đồng có lượng mưa luôn cao hơn bình quân chung cả nước, kéo dài nhiều ngày. Địa hình chủ yếu là đồi núi, độ dốc cao với các nhóm đất chính là đất đỏ bazzan, đất phù sa, kết cấu đất yếu. Bên cạnh đó, hoạt động xây dựng, san gạt, đào đắp tạo mặt tại các vị trí, khu vực sườn dốc, tayluy âm/dương cao cũng là nguyên nhân gây sạt trượt.
Thời gian qua Lâm Đồng đã triển khai thực hiện Đề án Cảnh báo sớm sạt lở đất, lũ quét khu vực miền núi, trung du Việt Nam. Theo đó, đã tổ chức Hội thảo đánh giá thực trạng, nguyên nhân và giải pháp phòng chống sạt trượt, ngập lụt;Rà soát các công trình tiềm ẩn nguy cơ sạt lở; Rà soát các đồ án quy hoạch để đảm bảo hạn chế tối đa sạt trượt, ngập lụt;Xây dựng hệ thống quan trắc, dự báo, cảnh báo sớm sạt lở, ngập lụt. Từ đó, tổng hợp, báo cáo đề xuất UBND tỉnh chấp thuận chủ trương xây dựng nhiệm vụ “Điều tra, đánh giá, khảo sát bổ sung cơ sở dữ liệu về thiên tai sạt lở đất, lũ quét lập bản đồ phân vùng nguy cơ, bản đồ phân vùng rủi ro sạt lở đất, lũ quét.
Qua rà soát, toàn tỉnh hiện có 510 vị trí có nguy cơ sạt lở, lũ quét, ngập lụt trong đó có 396 vị trí sạt lở và nguy cơ sạt lở, 101 vị trí ngập úng và lũ quét, 3 vị trí sụt lún. Nguyên nhân tình trạng trên là do Lâm Đồng có lượng mưa luôn cao hơn bình quân chung cả nước, kéo dài nhiều ngày. Địa hình chủ yếu là đồi núi, độ dốc cao với các nhóm đất chính là đất đỏ bazzan, đất phù sa, kết cấu đất yếu. Bên cạnh đó, hoạt động xây dựng, san gạt, đào đắp tạo mặt tại các vị trí, khu vực sườn dốc, tayluy âm/dương cao cũng là nguyên nhân gây sạt trượt.
Thời gian qua Lâm Đồng đã triển khai thực hiện Đề án Cảnh báo sớm sạt lở đất, lũ quét khu vực miền núi, trung du Việt Nam. Theo đó, đã tổ chức Hội thảo đánh giá thực trạng, nguyên nhân và giải pháp phòng chống sạt trượt, ngập lụt;Rà soát các công trình tiềm ẩn nguy cơ sạt lở; Rà soát các đồ án quy hoạch để đảm bảo hạn chế tối đa sạt trượt, ngập lụt;Xây dựng hệ thống quan trắc, dự báo, cảnh báo sớm sạt lở, ngập lụt. Từ đó, tổng hợp, báo cáo đề xuất UBND tỉnh chấp thuận chủ trương xây dựng nhiệm vụ “Điều tra, đánh giá, khảo sát bổ sung cơ sở dữ liệu về thiên tai sạt lở đất, lũ quét lập bản đồ phân vùng nguy cơ, bản đồ phân vùng rủi ro sạt lở đất, lũ quét.
Để chủ động phòng, chống sạt lở, bảo đảm an toàn tính mạng, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về tài sản của người dân, Lâm Đồng, tiếp tục kiểm tra, rà soát, thống kê và theo dõi, giám sát chặt chẽ các khu vực có nguy cơ sạt lở, lũ quét; xây dựng phương án xử lý cụ thể cho từng vị trí; theo dõi chặt chẽ các bản tin cảnh báo, dự báo; tăng cường công tác quản lý về hoạt động san gạt tạo mặt bằng xây dựng và quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn.
Tuy nhiên, hiện nay chưa có quy định cụ thể các nội dung liên quan đến cơ sở đánh giá mức độ sạt trượt, phạm vi khoanh định khu vực sạt trượt cũng là vướng mắc để Lâm Đồng triển khai những giải pháp sạt lở.
Tại hội nghị, các đại biểu cho rằng công tác cảnh báo sớm nguy cơ sạt lở là rất quan trọng; vấn đề quy hoạch sử dụng đất, bố trí dân cư với bản đồ số hóa cần được triển khai. Lâm Đồng cũng mong muốn được đào tạo, chuyển giao kỹ thuật vận hành các thiết bị phân tích, cảnh báo mưa lũ.
Đại diện các ngành chức năng Trung Ương cho biết, Lâm Đồng hiện có 5 điểm cảnh báo sạt lở, lũ quét nguy cơ cao mà Tổng cục thủy văn đang theo dõi. Cục địa chất đã xây dựng bản đồ nhạy cảm, sạt lở, nhóm nguy cơ cao rất lớn và đưa ra giải pháp ứng dụng viễn thám, khảo sát thực địa, ứng dụng các bản đồ hiện trạng, bản đồ nguy cơ, bản đồ hiểm họa để theo dõi, cảnh báo, phòng chống sạt lở, lũ quét ở Lâm Đồng.
Phát biểu tại buổi làm việc, ông Phạm S – PCT UBND tỉnh nhận định các nguyên nhân gây nên tình trạng sạt lở, lũ lụt tại Lâm Đồng như: Lượng mưa tăng lên theo hàng năm, mật độ đô thị hóa tăng, dân số tăng và sống chủ yếu trên vùng đất đó bazan trong đó thảm thực vật suy giảm. Đồng thời PCT UBND tỉnh mong muốn các bộ ngành liên quan hỗ trơk tỉnh Lâm Đồng theo dõi và có phương án cảnh báo sớm, ứng phó thiên tai đối với các khu vực có nguy cơ cao tại xã Lộc Nam - Huyện Bảo Lâm, xã Đạ K Nàng - Huyện Đam Rông; Đường Minh Khai - TT Di Linh Huyện Di Linh và Phường B’ Lao - TP Bảo Lộc.
Tuy nhiên, hiện nay chưa có quy định cụ thể các nội dung liên quan đến cơ sở đánh giá mức độ sạt trượt, phạm vi khoanh định khu vực sạt trượt cũng là vướng mắc để Lâm Đồng triển khai những giải pháp sạt lở.
Tại hội nghị, các đại biểu cho rằng công tác cảnh báo sớm nguy cơ sạt lở là rất quan trọng; vấn đề quy hoạch sử dụng đất, bố trí dân cư với bản đồ số hóa cần được triển khai. Lâm Đồng cũng mong muốn được đào tạo, chuyển giao kỹ thuật vận hành các thiết bị phân tích, cảnh báo mưa lũ.
Đại diện các ngành chức năng Trung Ương cho biết, Lâm Đồng hiện có 5 điểm cảnh báo sạt lở, lũ quét nguy cơ cao mà Tổng cục thủy văn đang theo dõi. Cục địa chất đã xây dựng bản đồ nhạy cảm, sạt lở, nhóm nguy cơ cao rất lớn và đưa ra giải pháp ứng dụng viễn thám, khảo sát thực địa, ứng dụng các bản đồ hiện trạng, bản đồ nguy cơ, bản đồ hiểm họa để theo dõi, cảnh báo, phòng chống sạt lở, lũ quét ở Lâm Đồng.
Phát biểu tại buổi làm việc, ông Phạm S – PCT UBND tỉnh nhận định các nguyên nhân gây nên tình trạng sạt lở, lũ lụt tại Lâm Đồng như: Lượng mưa tăng lên theo hàng năm, mật độ đô thị hóa tăng, dân số tăng và sống chủ yếu trên vùng đất đó bazan trong đó thảm thực vật suy giảm. Đồng thời PCT UBND tỉnh mong muốn các bộ ngành liên quan hỗ trơk tỉnh Lâm Đồng theo dõi và có phương án cảnh báo sớm, ứng phó thiên tai đối với các khu vực có nguy cơ cao tại xã Lộc Nam - Huyện Bảo Lâm, xã Đạ K Nàng - Huyện Đam Rông; Đường Minh Khai - TT Di Linh Huyện Di Linh và Phường B’ Lao - TP Bảo Lộc.
Phát biểu kết luận hội nghị, ông Trần Hồng Thái – Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng cảm ơn sự quan tâm, phối hợp của các bộ, ngành trung ương, đánh giá cao sự vào cuộc tích cực của các sở, ngành địa phương trong tỉnh.
Nhằm triển khai Đề án cảnh báo sớm sạt lở đất, lũ quét trên địa bàn tỉnh; xây dựng bản đồ sạt trượt và giải pháp phòng, chống, xử lý sạt trượt trên địa bàn tỉnh một cách hiệu quả, Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị:
Tổng cục khí tượng thủy văn nghiên cứu hỗ trợ các bản đồ cảnh báo, cục địa chất phân tích tính chất đất. Cácsở ngành địa phương căn cứ nhiệm vụ bám sát, triển khai cụ thể từng phần việc.
Chủ tịch UBND tỉnh Trần Hồng Thái nhấn mạnh, công tác cảnh báo sớm sạt lở đất, lũ quét cần sự vào cuộc của các nhà khoa học với sự rà soát, nghiên cứu chuyên môn gắn với thực tiễn. Từ đó xây dựng tại Lâm Đồng một mô hình mẫu ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại, hiệu quả nhằm ứng phó kịp thời với các tình huống thiên tai nguy hiểm, hạn chế thấp nhất thiệt hại có thể xẩy ra.