Thị xã Buôn Hồ nỗ lực bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc
Tin Tây Nguyên - Ngày đăng : 13:09, 13/08/2024
Trao đổi với chúng tôi, Bí thư Thị ủy Buôn Hồ Nguyễn Thị Thu Nguyệt cho biết, sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nhấn mạnh, trong công cuộc kiến thiết nước nhà có bốn vấn đề cần được coi trọng ngang nhau. Đó là: chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk lần thứ XVII và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thị xã Buôn Hồ lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020-2025 đã nhấn mạnh nhiệm vụ “Giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, nhất là đồng bào các dân tộc thiểu số… xử lý đúng đắn mối quan hệ giữa bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, lịch sử truyền thống dân tộc trong xây dựng con người và phát triển kinh tế, xã hội”.
Các hoạt động văn hóa, văn nghệ truyền thông luôn được các cơ quan, ban, ngành ở thị xã Buôn Hồ duy trì thường xuyên. |
Thấm nhuần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong những năm qua, cùng với lãnh đạo phát triển kinh tế, xã hội, chăm lo xây dựng Đảng, hệ thống chính trị, Đảng bộ thị xã Buôn Hồ luôn chú trọng đến công tác xây dựng, phát triển văn hóa, con người và gìn giữ bản sắc văn hóa cộng đồng các dân tộc trên địa bàn. Đặc biệt, trong dịp kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh 19/5/2024, Ban Thường vụ Thị ủy Buôn Hồ tổ chức đợt sinh hoạt chuyên đề “Tự soi, tự sửa trong việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc trên địa bàn thị xã Buôn Hồ”.
Đợt sinh hoạt chuyên đề “tự soi, tự sửa” này nhằm thực hiện lời dạy của Bác và cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội trong công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa các dân tộc trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đặc biệt là văn hóa truyền thống.
Đồng bào dân tộc Ê Đê ở buôn Klia, phường Đạt Hiếu, thị xã Buôn Hồ tôn tạo và bảo tồn bến nước truyền thống của dân tộc mình. |
Phó Bí thư Thường trực Thị ủy Buôn Hồ H’Blă Mlô cho biết, đến nay trên địa bàn thị xã Buôn Hồ có 1 quảng trường, 1 hoa viên thị xã, 2 hoa viên xã, phường; 1 trung tâm văn hóa thị xã, 1 Khu văn hóa buôn Kli A, 1 đội tuyên truyền lưu động, 5 nhà tập luyện, nhà thi đấu; 16 sân bóng đá mini; 15 sân cầu lông; 18 sân bóng chuyền; 7 sân quần vợt; 4 bể bơi.
Đặc biệt, từ năm 2023, thị xã Buôn Hồ đã bước đầu hoàn thành và đưa vào sử dụng Khu văn hóa buôn Kli A, phường Đạt Hiếu là nơi trưng bày các hiện vật, tư liệu cho sự nghiệp bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa, lịch sử thị xã Buôn Hồ.
Bên cạnh đó, trên địa bàn thị xã Buôn Hồ có 5 di tích lịch sử cấp tỉnh, đây trở thành “địa chỉ đỏ” trong các hoạt động truyền thống của địa phương.
Trên địa bàn thị xã Buôn Hồ có 5 di tích lịch sử cấp tỉnh, đây trở thành “địa chỉ đỏ” trong các hoạt động truyền thống của địa phương.
Công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể được chú trọng, một số lễ hội, nghi lễ, các làn điệu dân gian, trò chơi dân gian, các môn thể thao truyền thống... được phục dựng.
Các lễ hội truyền thống và không gian văn hóa cồng chiêng thường xuyên được tổ chức ở các cộng đồng dân cư và tại các nhà văn hóa cộng đồng; có 11/12 xã, phường có hội trường, nhà văn hóa, quy mô từ 200 chỗ ngồi trở lên, được đầu tư các trang thiết bị như bàn, ghế, hệ thống âm thanh, tủ sách, sân bóng chuyền và có 83/123 thôn, buôn, tổ dân phố có nhà sinh hoạt phục vụ nhân dân...
Hàng ngày, đồng bào Ê Đê ở buôn Klia, phường Đạt Hiếu, thị xã Buôn Hồ xuống bến nước để lấy nước về sinh hoạt. |
Tuy nhiên, so với yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống trên địa bàn thị xã Buôn Hồ có lúc, có nơi chưa được quan tâm đúng mức.
Một số cấp ủy, chính quyền chưa thật sự dành nhiều tâm huyết, chưa tạo được chiều sâu trong công tác bảo tồn, phục dựng các giá trị truyền thống. Việc ngăn chặn, bài trừ các hủ tục lạc hậu, các tệ nạn xã hội chưa được thường xuyên và chưa được triệt để.
Các sản phẩm văn hóa độc hại thâm nhập vào đời sống xã hội, gây tác hại phần nào đến thuần phong mỹ tục, lối sống, bản sắc văn hóa, nhất là trong một bộ phận thanh, thiếu niên.
Công tác tôn tạo, sửa chữa một số di tích còn chậm, chưa đáp ứng nhu cầu thực tế. Nhiệm vụ phát triển kinh tế gắn với việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc chưa rõ nét.
Công tác tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu văn hóa truyền thống, di sản văn hóa, các di tích lịch sử gắn với phát triển du lịch chưa phong phú, đa dạng….
Chính vì vậy, thông qua đợt sinh hoạt chính trị “tự soi, tự sửa” để nhìn thấy những khiếm khuyết, hạn chế, bất cập trong công tác lãnh đạo, ch
Từ đó đưa ra các biện pháp bảo tồn, phục dựng, góp phần gìn giữ và phát huy những giá trị tinh túy của văn hóa đồng bào các dân tộc trên địa bàn thị xã, nhất là bản sắc văn hóa đồng bào các dân tộc thiểu số để văn hóa thực sự trở thành nguồn lực nội sinh, là “sức mạnh mềm” thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế-xã hội đúng tinh thần Đại hội XIII của Đảng.
Một buổi sinh hoạt chuyên đề “Tự soi, tự sửa trong việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc'' của chi bộ thôn 1B, xã Ea Siên, thị xã Buôn Hồ. |
Việc tổ chức sinh hoạt “tự soi, tự sửa” gắn với các chuyên đề cụ thể ở địa phương, như năm 2024 là bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc trên địa bàn, tạo không khí sinh hoạt cởi mở, phát huy tinh thần trách nhiệm của cán bộ, đảng viên trong việc tham gia đóng góp nhiều ý kiến hay, thiết thực cho chi bộ, đảng bộ nhằm tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo công tác bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc trên địa bàn.
Bí thư Đảng ủy phường Đạt Hiếu, thị xã Buôn Hồ Nguyễn Thị Trúc
Bí thư Đảng ủy phường Đạt Hiếu, thị xã Buôn Hồ Nguyễn Thị Trúc cho rằng: Việc tổ chức sinh hoạt “tự soi, tự sửa” gắn với các chuyên đề cụ thể ở địa phương, như năm 2024 là bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc trên địa bàn, tạo không khí sinh hoạt cởi mở, phát huy tinh thần trách nhiệm của cán bộ, đảng viên trong việc tham gia đóng góp nhiều ý kiến hay, thiết thực cho chi bộ, đảng bộ nhằm tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo công tác bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc trên địa bàn.
Nhờ đó, công tác bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trên địa bàn có nhiều chuyển biến tích cực, các nghề truyền thống như dệt thổ cẩm, làm rượu cần hay công tác bảo tồn bến nước và các lễ hội văn hóa.
Cụ thể như: Lễ hội cồng chiêng, các làn điệu dân gian, trò chơi dân gian, các môn thể thao truyền thống… luôn được phát huy, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần trong nhân dân.
Dù vào sinh sống ở Đắk Lắk đã lâu nhưng đồng bào Nùng ở thôn 1B, xã Ea Siên, thị xã Buôn Hồ vẫn gìn giữ và bảo tồn trang phục truyền thống của dân tộc mình. |
Bí thư Thị ủy Buôn Hồ Nguyễn Thị Thu Nguyệt cho biết, thông qua đợt sinh hoạt chuyên đề “Tự soi, tự sửa trong việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc trên địa bàn thị xã Buôn Hồ” năm 2024 giúp Đảng bộ thị xã nghiêm túc “tự soi, tự sửa” kiểm điểm, đánh giá một cách sâu sắc hơn những việc đã làm được, chỉ ra những hạn chế, tồn tại trong công tác bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trên địa bàn thị xã.
Qua đó, nhận thấy những hạn chế do nhiều nguyên nhân, song nguyên nhân cơ bản vẫn là nhận thức và ý thức trách nhiệm của một số cấp ủy, tổ chức đảng, lãnh đạo cơ quan, đơn vị, nhất là người đứng đầu về công tác bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc chưa thật sự đầy đủ, sâu sắc, toàn diện.
Đặc biệt, việc duy trì, bảo tồn lễ hội truyền thống, sử dụng thiết chế văn hóa chưa có những giải pháp đồng bộ, khả thi; chưa xây dựng được các làng nghề truyền thống mang tính tập trung, có quy mô và tạo sự lan tỏa; vai trò tham mưu của các cơ quan chuyên môn trong việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc trên địa bàn thị xã Buôn Hồ gắn với nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội có lúc chưa thật sự phát huy và có sự chủ động.
Bí thư Thị ủy Buôn Hồ Nguyễn Thị Thu Nguyệt phát biểu trong đợt sinh hoạt chuyên đề “Tự soi, tự sửa trong việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc trên địa bàn thị xã Buôn Hồ” dịp sinh nhật Bác Hồ ngày 19/5/2024. |
Vì vậy, để tiếp tục phát huy những kết quả đạt được, khắc phục hạn chế, tồn tại trong thời gian qua về công tác bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trên địa bàn thị xã, Bí thư Thị ủy Buôn Hồ Nguyễn Thị Thu Nguyệt cho biết, trong thời gian tới, Đảng bộ thị xã sẽ tăng cường chỉ đạo các cấp ủy các đơn vị, địa phương, nhất là người đứng đầu cần tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo việc quán triệt và tổ chức thực hiện có hiệu quả các nhóm giải pháp về xây dựng văn hóa theo tinh thần Nghị quyết số 33-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về “xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”; Kết luận số 76-KL/TW, ngày 4/6/2020 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW cùng các nghị quyết, chỉ thị, văn bản của Đảng các cấp về văn hóa, con người, văn học, nghệ thuật; triển khai có hiệu quả các nhóm nhiệm vụ, giải pháp chuyên đề năm 2024 của Tỉnh ủy Đắk Lắk “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc tỉnh Đắk Lắk trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” và đặc biệt là ý kiến chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc vào 11/2021.
Lãnh đạo thị xã Buôn Hồ trao giấy chứng nhận cho các tổ chức và cá nhân trong và ngoài thị xã hiến tặng các tài liệu, hiện vật, kỷ vật, hình ảnh có giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số, liên quan đến quá trình hình thành và phát triển thị xã Buôn Hồ, góp phần bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thị xã Buôn Hồ. |
Bên cạnh đó, thị xã sẽ tăng cường đầu tư, nâng cấp và xây dựng mới các thiết chế văn hóa nhằm bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc từ ngân sách Nhà nước và nguồn xã hội hóa sự nghiệp văn hóa; tạo ra ngày càng nhiều sản phẩm văn hóa lành mạnh, có chất lượng cao, góp phần nâng cao mức hưởng thụ văn hóa của nhân dân, xây dựng con người thị xã Buôn Hồ phát triển toàn diện về trí, đức, thể, mỹ, có năng lực sáng tạo, có ý thức cộng đồng, biết giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
Mỗi xã, phường có ít nhất một hoạt động bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống; từng cán bộ, đảng viên phải có một hoạt động, việc làm cụ thể góp phần bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân.
Kêu gọi tổ chức và cá nhân trong và ngoài thị xã hiến tặng các tài liệu, hiện vật, kỷ vật, hình ảnh có giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số, liên quan đến quá trình hình thành và phát triển thị xã Buôn Hồ, hoặc liên quan đến quá trình du nhập và phát triển cây trồng, vật nuôi đặc trưng của thị xã… để phục vụ công tác bảo quản, trưng bày tại Nhà văn hóa Buôn Kli A, góp phần bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thị xã Buôn Hồ.
Trong đó, mỗi xã, phường có ít nhất một hoạt động bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống; từng cán bộ, đảng viên phải có một hoạt động, việc làm cụ thể góp phần bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân.
Lãnh đạo Thị ủy Buôn Hồ trao tặng sổ tiết kiệm "Búa Liềm vàng" cho những đảng viên có hoàn cảnh khó khăn tại buổi sinh hoạt chuyên đề “Tự soi, tự sửa trong việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc trên địa bàn thị xã Buôn Hồ” dịp sinh nhật Bác Hồ ngày 19/5//2024. |
Trước mắt, trong năm 2024 triển khai thực hiện có hiệu quả các nhóm nhiệm vụ, giải pháp chuyên đề học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về “Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc thị xã Buôn Hồ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” nhằm góp phần hiện thực hóa tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về xây dựng đất nước phồn vinh, nhân dân ấm no, hạnh phúc và nhất là trong việc xây dựng thị xã Buôn Hồ giàu đẹp, sinh thái, văn minh, nghĩa tình, sớm trở thành đô thị loại III.