Trồng dưa công nghệ cao cho thu nhập cao
Nhiều nông dân Đắk Nông mạnh dạn đầu tư công nghệ, xây dựng nhà kính, nhà màng để trồng dưa, giúp ứng phó với biến đổi khí hậu, mang lại thu nhập cao.
Chị Nguyễn Thị Ngọc Sen, ở phường Nghĩa Đức là nông dân tiên phong đầu tư nhà kính để trồng dưa lưới CNC trên địa bàn TP. Gia Nghĩa. Đến nay chị đã gắn bó với nghề trồng dưa lưới được gần 5 năm.
Từ 1,5 sào dưa lưới ban đầu, nhận thấy đây là mô hình sản xuất hiệu quả, thu nhập cao, chị Sen đã đầu tư và mở rộng diện tích lên 5 sào.
1 sào dưa trồng trong 70 ngày, chị Sen thu trung bình được 3 tấn quả, với giá bán trung bình 35.000 - 40.000 đồng/kg. Mỗi năm, chị Sen có thể trồng 3 vụ dưa, đem lại nguồn thu nhập khá cao so với các cây trồng khác trên cùng một diện tích đất.
Chị Sen cho biết: “Trồng dưa lưới ứng dụng CNC giúp cho cây dưa sinh trưởng phát triển tốt hơn, ít bị ảnh hưởng của thời tiết bất thuận, ít sâu bệnh hại, tiết kiệm công lao động hơn rất nhiều so với cách canh tác truyền thống”.
Còn gia đình anh Nguyễn Anh Tuấn, xã Kiến Thành, huyện Đắk R’lấp có hơn 1 sào nhà lưới chuyên trồng dưa lê. Năm nay, thời tiết tại địa phương khá thuận lợi nên vườn dưa cho năng suất, chất lượng trái khá tốt.
Ngày bình thường giá bán dưa từ 45.000 đồng/kg, còn vào dịp lễ, tết giá có thể tăng lên 60.000 đồng/kg tại vườn. Ngoài trồng dưa tại vườn của gia đình, anh Tuấn còn liên kết với các hộ nông dân tại địa phương trồng dưa cung ứng cho các siêu thị. "Có thời điểm chúng tôi nhận đơn hàng lên đến 30 tấn dưa", anh Tuấn cho hay.
Tương tự, gia đình anh Nông Văn Quân ở xã Đắk R’la, huyện Đắk Mil đầu tư 1,5 sào dưa lê. Đây là mô hình trồng dưa lê CNC đầu tiên trên địa bàn xã Đắk R’la.
Cách đây 1 năm, anh Quân đầu tư 250 triệu đồng làm nhà kính để trồng cà chua, nhưng thấy không hiệu quả, anh chuyển sang trồng dưa lê.
Qua thời gian trồng, anh Quân thấy dưa lê khá phù hợp với thời tiết nắng nóng tại địa phương, lại ít sâu bệnh hại, cho năng suất cao. Với diện tích 1,5 sào, mỗi năm anh trồng được 3 vụ dưa, mỗi vụ thu về khoảng 100 triệu đồng, thu nhập khá cao so với trồng cà chua.
Anh Nông Văn Quân cho hay: “Trong những tháng nắng hạn vừa qua, nhiều diện tích cây trồng tại địa phương khô héo vì thiếu nước tưới, nhưng vườn dưa lê của tôi vẫn xanh tốt. Đó là nhờ canh tác theo ng công nghệ cao, áp dụng nhà lưới, phương pháp tưới nước hợp lý”.
Theo ông Huỳnh Văn Trí, Chủ tịch Hội Nông dân xã Đắk R’la, thời gian qua, Hội Nông dân xã đã hỗ trợ hội viên tiếp cận vốn vay, phát triển sản xuất, cải thiện thu nhập.
Trong đó, đối với mô hình dưa lưới, dưa lê, địa phương khuyến khích hội viên nông dân áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, sản xuất theo hướng hữu cơ để thích ứng với biến đổi khí hậu, tạo ra sản phẩm tốt.
Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện Đắk R’lấp Nguyễn Tư cho biết, trồng dưa trong nhà giúp người dân quản lý được sâu bệnh, giảm phụ thuộc vào thời tiết, tạo ra sản phẩm sạch, được người tiêu dùng ưa chuộng nên tiêu thụ khá thuận lợi.
Lãnh đạo Sở NN-PTNT đánh giá, ng dưa trong nhà là một trong những giải pháp phát triển nông nghiệp thích ứng với đổi khí hậu, giúp nông dân chủ động trong sản xuất, giảm lệ thuộc vào những thời điểm mùa vụ gặp thời tiết bất thuận.
Hiện nay, ngành Nông nghiệp tỉnh đang khuyến khích nông dân đầu tư, ứng dụng công nghệ vào sản xuất các loại cây trồng, trong đó có dưa lưới.
Mục tiêu của ngành Nông nghiệp là thông qua công nghệ để lấy chất lượng bù cho số lượng. Ngoài các kế hoạch, chiến lược, ngành Nông nghiệp có các giải p hỗ trợ để nông dân đầu tư công nghệ vào sản xuất.
Theo Sở NN-PTNT, Đắk Nông hiện có khoảng 100 hộ dân tham gia trồng dưa lưới trong nhà, ứng dụng công nghệ cao, với tổng diện tích lên đến hàng chục ha. Dưa lưới có đầu ra tương đối ổn định, giúp nông dân có thu nhập khá.