Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy
Chính sách - Ngày đăng : 15:31, 14/05/2024
Quang cảnh phiên họp. |
Bên cạnh đó, hoạt động CNCH của lực lượng PCCC&CNCH có tác động trực tiếp, làm hạn chế quyền con người, quyền công dân và theo quy định tại khoản 2 Điều 14 Hiến pháp năm 2013 thì "quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật"; song, hiện nay mới chỉ có hoạt động PCCC được quy định trong Luật PCCC.
Đồng thời, qua rà soát các luật hiện hành cho thấy, mới chỉ có quy định về hoạt động tìm kiếm, CNCH khi xảy ra sự cố, tai nạn do thiên tai, thảm hoạ, xảy ra trên quy mô lớn, diện rộng hoặc trong các lĩnh vực chuyên ngành đường sắt, đường bộ, đường thủy nội địa, hàng không dân dụng, trong lĩnh vực phòng, chống thiên tai, phòng thủ dân sự, năng lượng nguyên tử, hóa chất, biển, hải đảo, môi trường…, còn đối với hoạt động CNCH đối với những tai nạn, sự cố thông thường xảy ra trong đời sống hằng ngày mà lực lượng PCCC&CNCH đang thực hiện như sự cố, tai nạn cháy, nổ, sập, đổ nhà, công trình, sạt lở đất, đá, có người bị mắc kẹt, tai nạn đuối nước và những sự cố, tai nạn thông thường khác lại chưa được quy định cụ thể trong luật, chưa bảo đảm đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật và không phù hợp với Hiến pháp, không bảo đảm cơ sở pháp lý đúng quy định để lực lượng PCCC&CNCH thực hiện nhiệm vụ.
Thứ trưởng Nguyễn Văn Long trình bày Tờ trình về dự án Luật PCCC&CNCH. |
Thực tiễn hiện nay cho thấy, lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH vẫn đang triển khai thực hiện các nhiệm vụ liên quan tới quản lý nhà nước về CNCH và là lực lượng giữ vai trò nòng cốt, thường trực trong công tác CNCH, có đầy đủ các điều kiện, khả năng để thực hiện nhiệm vụ. Theo thống kê, trong 10 năm trở lại đây, lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH đã trực tiếp thực hiện nhiệm vụ CNCH được 20.857 vụ; trong đó thực hiện CNCH đối với 13.613 vụ cháy; cứu được 6.468 người; tìm kiếm được 3.129 xác nạn nhân, bàn giao cho lực lượng chức năng xử lý.
Chủ nhiệm Uỷ ban Quốc phòng và An ninh Lê Tấn Tới trình bày báo cáo thẩm tra. |
Dự thảo Luật PCCC&CNCH gồm 9 chương, 65 điều, quy định về PCCC, CNCH; xây dựng, bố trí lực lượng, nhiệm vụ của lực lượng PCCC&CNCH; về phương tiện, đảm bảo điều kiện cho hoạt động PCCC&CNCH; quản lý nhà nước về PCCC, CNCH...
Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp Lê Thị Nga thảo luận tại phiên họp. |
"Dự thảo Luật đã cơ bản bám sát chủ trương, đường lối của Đảng về công tác PCCC&CNCH; phù hợp với quy định của Hiến pháp; cơ bản bảo đảm tính thống nhất trong hệ thống pháp luật; tương thích với điều ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam là thành viên" - Chủ nhiệm UBQPAN Lê Tấn Tới nêu rõ. Đồng thời đề nghị Cơ quan soạn thảo tiếp tục nghiên cứu, thể chế đầy đủ, toàn diện và cụ thể hơn các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với công tác PCCC&CNCH, rà soát kỹ các luật có liên quan để bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất trong hệ thống pháp luật; nghiên cứu, bổ sung đánh giá về khả năng bảo đảm nguồn nhân lực, nguồn tài chính để làm căn cứ trình Quốc hội xem xét quyết định...
Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu tại phiên họp. |
Thảo luận tại phiên họp, UBTVQH đều tán thành với sự cần thiết ban hành Luật PCCC&CNCH để thể chế hoá Chỉ thị số 47 ngày 25/6/2015 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác PCCC; Kết luận số 02 ngày 18/5/2021 của Ban Bí thư về việc tiếp tục thực hiện hiệu quả Chỉ thị số 47. Theo Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp Lê Thị Nga, việc xây dựng và ban hành luật góp phần khắc phục những bất cập, vướng mắc trong thực tiễn; nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước, thanh tra, kiểm tra PCCC; đẩy mạnh công tác xã hội hoá trong lĩnh vực PCCC... Hồ sơ dự án Luật được Cơ quan soạn thảo chuẩn bị kỹ lưỡng, công phu, đủ điều kiện trình Quốc xem xét, cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7.
Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương điều hành nội dung thảo luận. |
Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn khẳng định, vừa qua, Cơ quan soạn thảo đã tổng kết Luật PCCC 2001; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật PCCC 2013, cho thấy hơn 10 năm qua chúng ta rất quan tâm công tác PCCC&CNCH, huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc để lo cho công tác này. Tuy nhiên, tình hình cháy, nổ, tai nạn xảy ra liên tục hàng năm, ảnh hưởng đến tính mạng và tài sản của xã hội. Những vụ cháy lớn ở TP Hồ Chí Minh, Hà Nội những năm qua là bài học kinh nghiệm đắt giá cho công tác PCCC&CNCH. "Thực sự người dân trong xã hội lo nhất là tính mạng và tài sản; trong đó, TNGT, tai nạn lao động, vấn đề cháy, nổ là 3 vấn đề mà người dân quan tâm", Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội nhấn mạnh.