Giá sầu riêng ngày 2/4: Xuất khẩu sầu riêng càng nhiều càng phải chú trọng chất lượng
Nông nghiệp - Nông thôn - Ngày đăng : 13:00, 02/04/2024
Cập nhật mới nhất giá sầu riêng hôm nay 2/4
Giá sầu riêng hôm nay 2/4/2024 tiếp tục đứng ở mức cao. Sầu riêng Ri6 hàng đẹp đứng ở mức cao nhất là 136.000 đồng/kg. Giá sầu riêng Thái tại khu vực miền Tây Nam bộ đứng mức cao nhất là 212.000 đồng/kg.
Cụ thể, giá sầu riêng tại vườn hôm nay: Sầu riêng Ri6 ở mức 65.000 – 136.000 đồng/kg; giá sầu riêng Thái ở mức 95.000 – 210.000 đồng/kg; sầu riêng Musangking giữ mức 160.000 – 190.000 đồng/kg.
Giá sầu riêng hôm nay tại khu vực miền Tây Nam bộ: Chủng sầu riêng Ri6 đẹp và sầu riêng Ri6 xô đạt 120.000 – 136.000 đồng/kg, sầu riêng Ri6 đẹp đứng ở mức 133.000-136.000 đồng/kg; sầu riêng Thái đẹp ở mức 210.000 – 212.000 đồng/kg; sầu riêng Thái xô ở mức 185.000 – 190.000 đồng/kg.
Giá sầu riêng hôm nay tại khu vực miền Đông Nam bộ: Giá sầu riêng Ri6 đẹp và sầu riêng Ri6 xô có mức giá thương lái thu mua 115.000 – 135.000 đồng/kg; sầu riêng Thái đẹp ở mức 208.000 -210.000 đồng/kg; trong khi đó sầu riêng Thái xô đứng ở mức 185.000 – 190.000 đồng/kg.
Giá sầu riêng hôm nay tại khu vực Tây Nguyên: Giá sầu riêng Ri6 đẹp và sầu riêng Ri6 xô ở mức giá thương lái mua 115.000 – 135.000 đồng/kg; sầu riêng Thái đẹp có mức 208.000 - 210.000 đồng/kg; trong khi đó sầu riêng Thái xô ở mức 185.000 – 190.000 đồng/kg.
Dưới đây là bảng giá sầu riêng hôm nay tham khảo được thương lái thu mua tại vườn sầu riêng ở miền Tây Nam bộ, miền Đông Nam bộ, khu vực Tây Nguyên ngày 2/4. Tùy theo độ dài đường vận chuyển hay khu vực vận chuyển mà giá sầu riêng sẽ có sự chênh lệch ít nhiều.
Quý I/2024, ngành nông nghiệp Việt Nam đối mặt với áp lực rất lớn song vẫn ghi nhận tăng trưởng 2,98% trong quý đầu năm, mức cao ghi nhận trong nhiều năm qua.
Các nhóm hàng xuất khẩu đều tăng so với cùng kỳ năm trước, góp phần đưa tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt 13,53 tỷ USD, tăng 21%, xuất siêu 3,36 tỷ USD (tăng 96%).
Đáng chú ý, có 4 mặt hàng có giá trị xuất khẩu trên 1 tỷ USD, bao gồm gỗ 2,32 tỷ USD (tăng 26,8%); rau quả đạt 1,23 tỷ USD (tăng 25%); gạo đạt 1,37 tỷ USD (tăng 40%); cà phê đạt 1,9 tỷ USD (tăng 54%)…
Việt Nam có lợi thế tại thị trường Trung Quốc với vị trí địa lý gần kéo theo chi phí logistics giảm, đồng thời hai nước còn có hiệp định xuất khẩu. Nếu sầu riêng đông lạnh và dừa tươi được ký kết xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc, nông sản Việt Nam sẽ có lợi thế rất lớn tại thị trường này.
Liên quan đến vụ việc 30 lô hàng sầu riêng của Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc bị nhiễm kim loại nặng cadimi vượt mức giới hạn quy định an toàn thực phẩm của nước này, Cục Bảo vệ thực vật cho biết, hiện nay chưa xác định được được nguyên nhân chính khiến 30 lô hàng sầu riêng Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc bị nhiễm kim loại nặng cadimi vượt mức giới hạn quy định.
Có thể sầu riêng bị nhiễm kim loại nặng trong quá trình canh tác như đất bị nhiễm hoặc từ nguồn nước, không khí từ khí thải của nhà máy hoặc trong quá trình thu hoạch, người dân dùng nước sơ chế sầu riêng.
Con số 30 lô trên tổng số 35.000 – 40.000 lô hàng sầu riêng xuất khẩu sang Trung Quốc chưa ảnh hưởng tới xuất khẩu. Dù vậy, đây cũng là cảnh báo để Việt Nam chú trọng trong thời gian tới.
Thực tế, sầu riêng là đối tượng cây trồng phát triển nóng trong thời gian qua. Chỉ riêng năm 2023 kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này đã đạt hơn 2,2 tỷ USD. Bộ NN&PTNT đã giao Cục Bảo vệ thực vật rà soát lại, xem xét, tìm hiểu nguyên nhân, đưa ra giải pháp để đáp ứng thị trường Trung Quốc cũng như các thị trường khác.
Bộ NN&PTNT cho rằng, để phát triển bền vững cả về tăng trưởng và xuất khẩu sầu riêng, trước hết cần gắn vùng nguyên liệu với mã vùng trồng, mã đóng gói, sơ chế, chế biến cùng với hoạt động xúc tiến thương mại. Đồng thời, chúng ta phải nhớ rằng, càng xuất khẩu nhiềusầu riêng càng phải chú ý chất lượng, thương hiệu...