Nghệ thuật hóa trang trong lễ hội

Tin Tây Nguyên - Ngày đăng : 20:15, 31/01/2024

Trong thành phần của một đội cồng chiêng các dân tộc ở Tây Nguyên, ngoài người tham gia đánh chiêng và múa xoang thường có sự xuất hiện của các Pram (nghệ nhân hóa trang) và Pơtual (múa hề).Trong thành phần của một đội cồng chiêng các dân tộc ở Tây Nguyên, ngoài người tham gia đánh chiêng và múa xoang thường có sự xuất hiện của các Pram (nghệ nhân hóa trang) và Pơtual (múa hề).
Nghệ thuật hóa trang trong lễ hội ảnh 1
Các Pram và Pơtual thường gây sự thích thú từ người xem.

Đây được xem là hoạt động không thể thiếu tại các lễ hội của cộng đồng. Các nhân vật này có hình dáng hết sức “độc, lạ” và các “phụ kiện” để hóa trang cũng hết sức đơn giản gần gũi như: lá khô, rơm rạ, bùn đất, mặt nạ gỗ hay dùng mầu, than tô vẽ khuôn mặt.

Nghệ thuật hóa trang trong lễ hội ảnh 1
Các Pram và Pơtual thường gây sự thích thú từ người xem.

Theo những người già, xưa kia do môi trường sinh sống trong không gian làng rừng, hoang sơ nên đồng bào Tây Nguyên thường cải dạng, tạo hình với chủ ý dọa dẫm, xua đuổi thú dữ. Ngày nay, hình thức này vẫn được duy trì, không chỉ bảo tồn một nghi thức truyền thống, mà các Pram và Pơtual còn biến cải thành những nhân vật, góp phần khuấy động không khí vui vẻ, gây cười, thu hút sự chú ý của đám đông tại các lễ hội. Họ có thể là trẻ con, thanh niên có khiếu diễn tấu, thậm chí là phụ nữ. Nhiều người còn giao lưu, chòng ghẹo khán giả chung quanh khiến ai cũng thích thú.

Nghệ thuật hóa trang trong lễ hội ảnh 2
Trong mỗi đội biểu diễn cồng chiêng không thể thiếu các Pram và Pơtual.

PHAN HÒA-PHƯƠNG DUYÊN